Nên đổi mới và cải tiến cách nghỉ Tết Nguyên đán

ĐÀO NGỌC ĐỆ |

Tết Đinh Dậu 2017 năm nay, cán bộ công nhân viên chức được nghỉ 7 ngày. Hai năm trước, Tết Nguyên đán nghỉ tới 9 ngày! Những cái Tết được nghỉ tới mức kỷ lục xưa nay chưa từng có. Đây là niềm vui hay nỗi lo? Bàn về việc cải tiến, đổi mới Tết Nguyên đán, chắc sẽ có nhiều người e ngại, vì “đụng chạm” đến nếp sống và “truyền thống” (?!)! Song, xuất phát từ thực tế cuộc sống những ngày trước, trong và sau Tết Nguyên đán và để có một cái tết đẹp, tiết kiệm, an toàn và lành mạnh, tôi xin đề xuất ý kiến: Nên đổi mới và cải tiến Tết Nguyên đán!

Tết Nguyên đán là tết cổ truyền - một cái tết ấm cúng nhất, hàm chứa bao ý nghĩa tốt đẹp và là niềm mong đợi hằng năm của người Việt Nam ta. Thế nhưng, do quan niệm về tết của nhiều người chưa đúng, những ngày tết cổ truyền đã diễn ra nhiều chuyện cổ hủ, lạc hậu, xảy ra rất nhiều hiện tượng tiêu cực, bức xúc trên mọi mặt của đời sống. Thiết nghĩ, nên đổi mới và cải tiến Tết Nguyên đán của ta cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.

Nhiều người nói: “Vui như tết”. Tết đến, cảnh trí thiên nhiên thật tươi đẹp, muôn hoa đua sắc, cây cối nở lộc đâm chồi, lòng người xốn xang, phơi phới. Trẻ con có những trang phục mới, được mừng tuổi và đi chơi nhiều nơi cùng cha mẹ, bạn bè. Người già thì được sum vầy cùng con cháu, đi lễ chùa chiền. Những người công tác, làm ăn, học tập xa quê thì được vài ngày về thăm cha mẹ, anh em.

Tết là dịp thuận tiện nhất để bà con Việt kiều về thăm họ hàng, quê hương, chiêm ngưỡng phong cảnh đất nước. Cán bộ, công nhân viên các cơ quan, đơn vị được mấy ngày nghỉ để sửa sang nhà cửa, thăm hỏi người thân, nhiều người còn được thưởng tết.

Tết đến, những người buôn bán và làm các dịch vụ thêm cơ hội làm giàu. Đường sá càng trở nên nhộn nhịp, tàu xe như nước, áo quần như nêm! Những lễ hội và các trò chơi dân gian ngày tết cuốn hút bao người. Tết còn là dịp nảy nở tình yêu, tình bạn, xóa đi những điều chưa tốt, chưa đẹp, chưa hay trong quan hệ giữa người này với người kia.

Tết bây giờ không còn ao ước được “no xôi chán chè”, mà người ta sắm tết và trang trí nhà cửa đầy đủ, hiện đại và đẹp đẽ hơn tết xưa bội phần, để “vui là chính”. Cái ăn cái uống bây giờ không còn là nỗi khao khát đối với nhiều gia đình, mà người ta lại ham “chơi tết” hơn “ăn tết”; nhiều người còn đi chơi tết ở nước ngoài! Và, những lời chúc tết, bao giờ cũng là những “lời có cánh”!           

“Vui như tết” đấy, nhưng nhìn cho cận cảnh, nhìn thẳng, nhìn rộng và nhìn cho sâu với tinh thần trung thực, thì nhận ra còn có rất nhiều điều “buồn như tết”! Đấy là tâm trạng có thật của rất nhiều người, của một số nhà báo mỗi dịp tết đến xuân về.

Báo chí những ngày giáp tết có nhiều bài nóng hổi với các nhan đề: “Những người dị ứng với tết”, “Những người không biết tết”, “Ở nơi không có tết”, “Sao cho tết đến mọi nhà?” “Mong sao cho mọi người, mọi nhà đều có tết”, v .v ... làm xúc động lòng người.

Nhiều đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa còn thiếu cái ăn, cái mặc, thiếu quần áo rét, nhà cửa quá đỗi tuềnh toàng và những người nông dân còn cặm cụi làm ruộng cho vụ đông xuân, với nhiều cánh đồng còn trắng nước, khiến những người có lương tri phải trầm tư và buồn sâu xa!

Nhiều cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân, đặc biệt là ở các vùng hải đảo, biên giới, vì những nhiệm vụ đặc biệt, đã phải làm việc liên tục và vất vả, sẵn sàng hy sinh trong những ngày tết. Và cũng còn những mảnh đời có khoản thu nhập còn rất khiêm tốn làm sao lo được cái tết đơn sơ chứ chưa dám nhắc đến cái tết tàm tạm, tết sung túc?! Những người trong hoàn cảnh này làm sao mà họ thích tết?

Giáp tết, vợ chồng tôi đi mua hoa ở chợ Đằng Lâm, Đằng Hải, quận Hải An, Hải Phòng. Hoa Đằng Hải đẹp nổi tiếng. Cô bán hoa khoảng 27, 28 tuổi cứ chép miệng: “Cháu sợ tết lắm, cô chú ạ”. Tôi bảo: “Bán được nhiều hoa thì tết càng vui chứ, sao lại sợ tết?”. Cô nói: “Trồng hoa công phu, mất nhiều công sức. Chẳng biết người khác thế nào, chứ nhà cháu bán rẻ thế này thì chẳng được mấy đâu. Tết đến, không có tiền, vợ chồng cháu chẳng dám đi thăm họ hàng. Về quê chồng, không có quà tết và tiền mừng tuổi, họ hàng chê cười, khinh rẻ. Mà không về thì các cụ và họ hàng lại trách mắng. Khổ lắm!”.

Tôi cũng thấy nhiều vợ chồng trẻ, lo lắng việc mua quà tết về thăm quê. Đồng lương quá eo hẹp, thưởng tết vài trăm nghìn đồng, có người chẳng biết tiền thưởng là gì, nhưng phải mang về quê đủ thứ nên vất vả quá chừng.

Còn rất nhiều người công tác, làm ăn xa vài trăm hoặc cả nghìn cây số, mua vé tàu xe thì khổ vì cảnh chen chúc, giá vé xe khách quá cao.

Tết năm nào cũng vậy, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều thành phố khác vẫn ra lệnh cấm những nhà xe tăng giá nhằm hạn chế “chặt chém” hành khách, nhưng nào có cấm được mấy ai.

Chưa hết những cái “buồn như tết”. Theo báo cáo của Bộ Công an, mấy ngày tết mà xảy ra hàng trăm vụ TNGT với số người chết và bị thương vì TNGT trong dịp tết hàng năm không hề giảm..... Còn biết bao chuyện, nhiều vụ việc bi hài diễn ra do ăn tết quá lâu, chơi tết quá đà.

Tết Nguyên đán, CBCC được nghỉ quá dài ngày (do làm bù trước tết). Trước tết thì không khí làm việc ở các công sở, cơ quan đã uể oải, nhiều người đi muộn, về sớm để lo tết nhà mình; những ngày sau kỳ nghỉ tết, nhiều công sở, trường học, doanh nghiệp vẫn chưa trở lại hoạt động bình thường… Nhiều người nước ngoài nói xã giao là người Việt Nam ăn tết “rất đặc biệt”(?!), thật là “độc đáo”, “thật lạ” (?!), lại ... “đầy bản sắc văn hóa dân tộc” (!?), nhưng đấy chỉ là những lời lẽ “ngoại giao” mà ta chớ nên ngộ nhận. Thật ra, họ rất chê, rất sợ hãi cái tết liên miên, kéo quá dài, trì trệ, lạc hậu của xứ ta!

Tết Nguyên đán của ta bây giờ lãng phí quá nhiều thì giờ vàng ngọc, lãng phí quá nhiều tiền bạc, của cải, hao tổn quá nhiều sức lực. Trong thời đại đổi mới, CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, có nên kéo dài việc nghỉ tết như hiện nay?

Nước ta còn nghèo, phần đông nhân dân còn túng thiếu, kinh tế đang thời khủng hoảng, đồng lương chân chính còn quá thấp… thế mà nghỉ tết kéo dài, đâu đâu cũng thấy tổ chức chúc tết rất phô trương hình thức và lãng phí.

Nhà nước cần quy định việc nghỉ tết hợp lý, hợp xu thế thời đại, tốt nhất chỉ trong vòng 3 ngày là quá đủ, quá dài so với tết dương lịch ở các nước văn minh, phát triển. Phải quản lý tết sao cho lành mạnh, an toàn, đảm bảo an sinh xã hội ở mức tốt nhất. Còn những người muốn nghỉ tết dài ngày để thăm nom người thân hoặc sửa sang nhà cửa thì có thể cho họ nghỉ phép trước hoặc sau tết, như thế sẽ giảm nạn thiếu tàu xe và TNGT.

Các cơ quan báo chí, các đoàn thể quần chúng và trường học các cấp cần tuyên truyền mạnh mẽ và thường xuyên về tết tiết kiệm, song song với việc xây dựng một tâm lý mới, một quan niệm mới về tết, sao cho giản dị mà trong sáng, vui tươi, không câu nệ về những tục lệ cổ hủ.

Mỗi người Việt Nam ta cũng nên nhìn nhận tết một cách đổi mới, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện kinh tế của chính mình, đồng thời tiếp thụ tinh hoa cái tết ở các nước văn minh, phát triển - như kiểu Tết Dương lịch (các nước văn minh Âu - Tây chỉ nghỉ đúng 1 (một) ngày). Bác Hồ rất tôn trọng tết cổ truyền, nhưng Người phê phán sự lãng phí, xa hoa, những điều cổ hủ và sự quá đà trong ngày tết. Bác viết: “Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to; nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ. Chúng ta lại không thể trấn áp nó, mà phải cải tạo nó một cách rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài” (Hồ Chí Minh – “Về vấn đề giáo dục”, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1990, tr. 173).

ĐÀO NGỌC ĐỆ
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.