Năm mới cần một định hướng mới cho xuất khẩu gạo

TÚ NGUYÊN |

Chúng ta đã xuất khẩu gạo từ hơn 20 năm nay và hiện là quốc gia có số lượng gạo xuất khẩu đứng hàng thứ ba trên thế giới nhưng cho đến nay, vấn đề xuất khẩu loại nông sản này vẫn còn bất cập về thị trường tiêu thụ cũng như khối lượng xuất khẩu theo từng năm và có khuynh hướng giảm dần trong tương lai. Vì sao?

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), khối lượng gạo xuất khẩu trong năm 2016 đạt gần 4,9 triệu tấn với giá trị 2,1 tỉ USD, giảm 25% về khối lượng và giảm 20,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Theo ước tính của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), sản lượng gạo xuất khẩu năm 2017 chỉ đạt khoảng trên 5 triệu tấn, một con số không mấy khả quan và viễn cảnh xuất khẩu có chiều hướng đi xuống trong tương lai là có thể.

Chúng ta đã xuất khẩu gạo từ hơn 20 năm nay và hiện là quốc gia có số lượng gạo xuất khẩu đứng hàng thứ ba trên thế giới nhưng cho đến nay vấn đề xuất khẩu loại nông sản này vẫn còn bất cập về thị trường tiêu thụ cũng như khối lượng xuất khẩu theo từng năm và có khuynh hướng giảm dần trong tương lai. Vì sao? Có rất nhiều nguyên nhân như: Tình hình sản xuất lúa gạo thế giới tăng. Một số thị trường truyền thống như Phillipines, Malaysia, Indonesia... tự cân đối lương thực nên sản lượng nhập khẩu giảm đáng kể. Ngay cả thị trường tiềm năng là Trung Quốc cũng không mấy khả quan.

Có hai nguyên nhân cốt lõi: Một là chất lượng gạo, hai là mãi đến bây giờ thương hiệu gạo Việt vẫn chưa được định hình trên thị trường gạo thế giới trong khi ngày càng có sự canh tranh khốc liệt với sự xuất hiện thêm nhiều quốc gia mới tham gia thị trường này.

Ông Samir Dixit - Giám đốc vùng Châu Á Thái Bình Dương Công ty Brand Finance - đã tuyên bố thẳng thừng tại Diễn đàn Thương hiệu quốc gia năm 2016: “Xin lỗi, gạo dở nhất tôi đã từng ăn là gạo Việt Nam, càphê dở nhất tôi từng uống là cà phê Việt Nam”. Một tuyên bố gây “sốc” không ít người Việt chúng ta. Nhưng bình tâm suy xét, chúng ta cũng nên có một cái nhìn khách quan.  

Phải định hình thương hiệu gạo Việt trên trường thương mại thế giới, chỉ có thế thì vấn đề xuất khẩu gạo mới có căn cơ và bền vững. Nhưng làm thế nào để có thương hiệu? Vấn đề cốt lõi là gạo Việt phải có chất lượng ít ra cũng bằng chất lượng gạo của một số nước láng giềng hiện đang cạnh tranh xuất khẩu với ta.

Thương hiệu gạo Việt không phải đầu hôm sớm mai có được, nếu có cũng đâu chỉ là chất lượng, có biết bao vấn đề cần phải giải quyết sau chất lượng. Thực tế ghi nhận, chất lượng, gạo Việt…. vẫn còn xa so với một số nước đang cạnh tranh với ta, do tình hình sản xuất còn lạc hậu, thoái hóa giống và kỹ thuật canh tác, song song theo đó là bài toán phải giải quyết đời sống một bộ phận lớn (khoảng 68%) nông dân.

Thời vàng son xuất khẩu gạo trên 7,7 triệu tấn/năm đã qua rồi bởi nhu cầu thị trường gạo thế giới ngày nay không như thập niên trước với thế mạnh là xuất khẩu cho nước nghèo, cứu đói. Cung cách làm ăn (xuất khẩu) của ta theo xu hướng lúc ấy chỉ cần chú trọng về lượng mà không cần chất.

Thị trường gạo ngày nay có sự cạnh tranh khốc liệt về chất lượng giữa các quốc gia xuất khẩu, ngay cả những quốc gia mà ta nghĩ rằng chỉ sản xuất gạo ăn đủ cho dân mà cũng tham gia cạnh tranh (như Campuchia, Myanmar chẳng hạn), do đó để giữ vững một trong nhiều đầu ra của gạo là xuất khẩu, vấn đề cốt tử, tiên quyết là phải tạo cho được thương hiệu gạo Việt và khâu đầu tiên là phải làm sao gạo Việt có chất lượng cao.

Trên con đường đi tìm thương hiệu cho gạo Việt, rất cần sự gắn kết chặt chẽ và đồng bộ trong chuỗi liên kết nông dân, nhà nước và doanh nghiệp vốn hiện nay còn rất lỏng lẻo; nhà nước chưa đóng vai trò chủ đạo trong việc vạch chiến lược, hỗ trợ quảng bá thương hiệu, tái cơ cấu nông nghiệp như chọn lợi thế từng vùng, chọn giống, chọn mô hình, thay đổi tư duy sản xuất nông dân, chọn cách đầu tư hổ trợ doanh nghiệp tạo dòng chảy vốn lớn vào nông nghiệp….

Đi tìm thương hiệu gạo Việt là chặng đường không ngắn, cần phải có quyết tâm, tầm nhìn từ nhiều phía. Việc đưa đề án “Xây dựng thương hiệu gạo quốc gia” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi tháng 5.2015 trở nên hiện thực, thiết nghĩ cần một thời gian khá xa nếu ngay bây giờ những cơ quan chức năng, nông dân, doanh nghiệp không bắt tay vào cuộc một cách tích cực.

Cuộc chơi nào, ở đâu cũng phải tuân theo một quy luật nhất định. Cho đến bây giờ, người nông dân vẫn chưa hề biết rằng mình chơi chính trên sân nhà mà vẫn chưa biết luật. Đó là lý do vì sao gạo Việt khó có thể cạnh tranh trên thị trường gạo quốc tế và thực trạng gạo xuất khẩu đi rồi cứ lại quay về. Chỉ trong vài tháng đầu năm 2016 đã có hàng trăm container gạo bị đối tác trả về, trong đó có 95 container gạo thơm (loại gạo chất lượng giá thành cao) bị Hoa Kỳ trả lại vì có tới 8 hoạt chất có trong thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vượt quá giới hạn cho phép.

Tại người nông dân không biết luật ư? Có thể là như vậy, nhưng có một điều, nỗi đau đối với nông dân là dù chưa biết luật nhưng chẳng có ai dạy cho họ nên cứ theo quán tính mà họ canh tác bừa. Cái bừa mà tôi muốn nói ở đây là nông dân vô tư sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên cây lúa, hậu quả dư lượng độc chất thuốc BVTV vượt quá ngưỡng yêu cầu nhập khẩu gạo của một số quốc gia.

Theo thông kê cơ quan chuyên môn, hằng năm Việt Nam sử dụng từ 35.000 đến hơn 100.000 tấn hóa BVTV. Tình trạng tùy tiện sử dụng thuốc này ảnh hưởng trước hết và nhanh nhất là làm tổn hại sức khỏe con người, ảnh hưởng đến khả nặng sinh sản, hệ thần kinh, các tuyến nội tiết và hệ miễn dịch đối với cả người và động vật.

Theo điều tra của Cục Y tế dự phòng về môi trường, hàng năm có cả ngàn trường hợp nhiễm độc hóa chất do thuốc BVTV phải cấp cứu tại các bệnh viện. Về lâu về dài, hóa chất độc hại khó phân hủy, tích lủy sinh học khi phát tán sẽ làm hoang hóa tài nguyên đất, làm gia tăng giá thành, chất lượng sản phẩm kém, thu nhập nông dân càng ngày càng giảm trong khi sản phẩm càng khó cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Phải chỉ rõ cho nông dân biết những điều cốt tử đó, giải pháp căn cơ, bền vững thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu không ai ngoài ngành nông nghiệp và các doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu.

Vận động người nông dân tiến tới một nền nông xanh mà hướng tiếp cận là xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ, sản xuất chủ yếu dựa vào sự luân canh, sử dụng phân chuồng đã qua ủ nóng, phân xanh, phân vi sinh và áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để canh tác, hạn chế đến mức thấp nhất việc dùng thuốc BVTV là một phương án tối ưu để tạo ra thương hiệu gạo Việt, một cách hữu hiệu nhất để cạnh tranh giành lại và phát triển thị trường xuất khẩu trong tương lai.

Hãy tham gia Diễn đàn! Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình tại phần Bình luận sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục "Làm báo cùng Lao Động" hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoclaodong@gmail.com; Fanpage Báo Lao Động: www.facebook.com/laodongonline. Bài viết của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng. Trân trọng cảm ơn mọi đóng góp của bạn đọc.
TÚ NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Những góc quán ngắm pháo hoa đón giao thừa sang chảnh ở Hà Nội

Quỳnh Nga |

Cùng tìm hiểu những địa điểm xem pháo hoa đẹp ở Hà Nội để lên lịch cùng người thân, bạn bè đến vui chơi, chiêm ngưỡng những khoảnh khắc đón Tết Qúy Mão ấn tượng.

Muôn kiểu đón Tết của người trẻ

Thu Giang |

Bên cạnh những hoạt động truyền thống, với nhiều người trẻ Tết còn là dịp để nghỉ ngơi, gắn kết tình cảm gia đình, đi du lịch, khám phá những vùng đất mới...

Kỳ lạ ngôi làng cứ đến Tết là người dân đua nhau... ngâm mình dưới ao

Nguyễn Thúy |

Những ngày đầu năm mới, nông dân thôn Đức Long (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, Thái Bình) ngâm mình dưới ao để thu hoạch rau cần, cung cấp thực phẩm ngày xuân. Không khí dường như phấn khởi hơn vì rau cần được mùa, được giá.

Cuộc chiến phòng vé dịp Tết: Trấn Thành - Vũ Ngọc Đãng, ai sẽ lên ngôi?

ĐÔNG DU |

Khi tác phẩm "Siêu lừa gặp siêu lầy" đột ngột rút khỏi rạp chiếu, phim Tết Việt chỉ còn 2 tác phẩm đối đầu nhau là "Nhà bà Nữ" của Trấn Thành và "Chị chị em em 2" của Ngọc Trinh.

Cháy lớn khu ổ chuột cuối cùng ở thủ đô Hàn Quốc

Song Minh |

500 người phải sơ tán khi đám cháy lớn bùng phát tại làng Guryong, một trong những khu ổ chuột cuối cùng của thủ đô Seoul, Hàn Quốc ngày 20.1.

Ấm áp những chuyến xe mùa xuân đưa công nhân về quê ăn Tết

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Dù tình hình hoạt động kinh doanh năm 2022 không hiệu quả, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn tổ chức những chuyến xe nghĩa tình, đưa người lao động về quê ăn Tết.

Nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở An Giang đóng cửa vì hết xăng

Thành Nhân |

Nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở trên địa bàn huyện An Phú (tỉnh An Giang) đóng cửa vì hết xăng khiến người dân xôn xao, phải lấy can nhựa đi mua xăng trong dịp gần Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Phương Tây mệt mỏi với tình hình Ukraina?

Khánh Minh |

Thủ tướng Ba Lan cảnh báo các nhà lãnh đạo phương Tây đừng nên mệt mỏi với tình hình Ukraina.