Bạo lực học đường: Giáo viên ơi, đừng vì thỏa mãn “cái tôi”

LÊ PHI LONG |

Sau 1 tuần bị nghỉ học để “ổn định tinh thần”, làm rõ hành vi xúc phạm, bóp cổ cô giáo, ngày 9.3 em N.V.M.T (HS lớp 8 trường THCS Tân Thạch, H.Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã đi học trở lại.

Cô giáo N khi đang trong giờ dạy thì phát hiện một học sinh nữ lấy sách vở môn khác ra học. Cô N nhắc nhở nhiều lần không nghe nên đã thu vở của nữ sinh trên. T. ngồi phía sau liền văng tục với cô giáo và giật lại quyển vở, bóp cổ cô N. Chỉ đến khi các HS khác lao vào can ngăn, cô N mới được giải thoát.

Đọc đến đây, ai cũng ngỡ ngàng vì cứ tưởng là ở trong phim hoặc trong một tình huống giả định ở các trường đào tạo sư phạm.

Lấy điện thoại gọi hỏi những người bạn đang làm giáo viên, họ đều cho rằng khi đang là sinh viên, không được đào tạo kỹ các kỹ năng trong các tình huống cụ thể như vậy cả. Vậy phải làm sao?

Câu trả lời đơn giản nhất là phải làm sao đừng để cho tình huống đó xảy ra.

Dư luận đang xôn xao chuyện cô giáo phạt học sinh quỳ gối bị phụ huynh phản ứng, nay lại thêm chuyện này. Học sinh hư đồng nghĩa với việc giáo dục đã thất bại. Nhưng người chịu trách nhiệm đầu tiên không ai khác chính là giáo viên và gia đình học sinh.

Thực tế việc trừng phạt thân thể của giáo viên áp dụng với học sinh vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức nhằm thỏa mãn “cái tôi” cá nhân của giáo viên như đánh, bắt quỳ gối, nạt, đuổi ra khỏi lớp… Đây chính là một sai lầm và là một trong những lý do khiến bạo lực học đường có dấu hiệu gia tăng.

Vì vậy hãy đặt niềm tin vào học sinh, xử lý sai phạm một cách rõ ràng, dứt khoát nhưng phải có sự động viên, khuyến khích. Giúp cho học sinh hướng tới những điều lạc quan tích cực trên quan điểm nhân văn, giáo dục.

TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, người sáng lập Trường Đinh Tiên Hoàng - luôn có quan điểm giáo dục rất nhân văn, đó là những học sinh lưu ban, yếu kém, bị đuổi từ các nơi khác chuyển về là những học sinh đặc biệt, chứ không phải diện hư hỏng, bỏ đi. Các em không phải "đối tượng không giáo dục được", mà chỉ là những học sinh cần được giúp đỡ.

Tại các nước tiên tiến, học sinh từ nhỏ đều phải học qua các lớp Humanities - tức là học làm người, nhà trường dạy học sinh về giá trị sống. Một môi trường giáo dục tốt nhất chưa phải là nơi dạy học sinh có kiến thức giỏi, mà là nơi khiến những học sinh chưa ngoan biết thay đổi, biết sống có ý nghĩa.

Trở lại câu chuyện của em T., vấn đề bây giờ không phải là chuyện xử lý sai phạm, mà hãy làm sao để em T nhìn nhận được cái sai và biết thay đổi. Để sau này em T là người có ích cho xã hội. Đó chính là trách nhiệm và thành công của những người làm giáo dục. Và các giáo viên, cũng đừng vì thỏa mãn “cái tôi” cá nhân mà làm cho việc giáo dục bị thất bại!

LÊ PHI LONG
TIN LIÊN QUAN

Thầy hiệu trưởng chuyên trị học sinh hư nói gì về hình phạt quỳ gối?

Nguyễn Hà |

TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng nhà trường có thể sử dụng các hình thức xử phạt học sinh tuy nhiên không được vi phạm nhân cách học trò. 

Vụ cô giáo quỳ xin lỗi: Đề nghị kỷ luật Đảng ông Thuận

Kỳ Quan |

Ông Võ Hòa Thuận – người được cho là buộc cô giáo Nhung “quỳ xin lỗi” trong vụ việc đang gây xôn xao dư luận - đã bị tổ chức Đảng nơi sinh hoạt họp biểu quyết kỷ luật với hình thức “cảnh cáo”.

Hãy tôn trọng học sinh trước khi nói đến những điều to tát!

KHÁNH NINH |

Chưa biết khi nào chuỗi sự việc “học sinh phạm lỗi - cô giáo phạt quỳ - phụ huynh bắt cô giáo quỳ để xin lỗi” dừng lại. Theo chuỗi sự kiện này, hai người được nói đến nhiều nhất là cô giáo và vị phụ huynh, tuyệt nhiên không ai nhắc đến em học sinh mà cô giáo phạt quỳ và là con của vị phụ huynh vì “thương con mà mất khôn”.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thầy hiệu trưởng chuyên trị học sinh hư nói gì về hình phạt quỳ gối?

Nguyễn Hà |

TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng nhà trường có thể sử dụng các hình thức xử phạt học sinh tuy nhiên không được vi phạm nhân cách học trò. 

Vụ cô giáo quỳ xin lỗi: Đề nghị kỷ luật Đảng ông Thuận

Kỳ Quan |

Ông Võ Hòa Thuận – người được cho là buộc cô giáo Nhung “quỳ xin lỗi” trong vụ việc đang gây xôn xao dư luận - đã bị tổ chức Đảng nơi sinh hoạt họp biểu quyết kỷ luật với hình thức “cảnh cáo”.

Hãy tôn trọng học sinh trước khi nói đến những điều to tát!

KHÁNH NINH |

Chưa biết khi nào chuỗi sự việc “học sinh phạm lỗi - cô giáo phạt quỳ - phụ huynh bắt cô giáo quỳ để xin lỗi” dừng lại. Theo chuỗi sự kiện này, hai người được nói đến nhiều nhất là cô giáo và vị phụ huynh, tuyệt nhiên không ai nhắc đến em học sinh mà cô giáo phạt quỳ và là con của vị phụ huynh vì “thương con mà mất khôn”.