Hãy tôn trọng học sinh trước khi nói đến những điều to tát!

KHÁNH NINH |

Chưa biết khi nào chuỗi sự việc “học sinh phạm lỗi - cô giáo phạt quỳ - phụ huynh bắt cô giáo quỳ để xin lỗi” dừng lại. Theo chuỗi sự kiện này, hai người được nói đến nhiều nhất là cô giáo và vị phụ huynh, tuyệt nhiên không ai nhắc đến em học sinh mà cô giáo phạt quỳ và là con của vị phụ huynh vì “thương con mà mất khôn”.

Tôi không biết đứa bé ấy sẽ đến trường như thế nào sau chuỗi sự kiện này. Thầy cô giáo chắc chắn sẽ e dè, người cha sau khi chịu “bùa rìu” của dư luận cũng khó lòng đối diện với đứa con của mình. Học sinh của cô giáo cũng là con của vị phụ huynh sẽ chịu những áp lực gì khi ngoài kia có nhiều ý kiến đòi khởi tố vụ việc liên quan đến cha mình?

Lâu nay, ta vẫn nói nhiều về truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”… vị trí của người thầy, người cô đối với học trò còn hơn cả cha mẹ “Quân – Sư – Phụ”. Và chúng ta nói cả những điều to tát hơn nữa, nhưng tôi nghĩ, chúng ta đã ít nhiều quên nói đến chuyện cần phải tôn trọng học sinh!

Một lần, tôi được đi tham gia lễ khánh thành một trường tiểu học ở huyện miền núi, trong đó có phần trao học bổng của nhà tài trợ xây trường cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đơn vị tài trợ xây trường là một tập đoàn nước ngoài. Theo kịch bản chương trình, họ được mời lên sân khấu để trao học bổng cho học sinh. Thế nhưng, không chờ người dẫn chương trình mời, họ chủ động đứng lên trước, tiến về phía sân khấu.

Bục sân khấu được làm khá sơ sài, dẫn lên bục là một cái thang nhỏ. Người trao học bổng đi nhanh lên sân khấu, đứng đợi cầu thang, đón từng em một. Khi trao, họ bắt tay, cúi đầu rất thấp để cao bằng các em. Khi trao xong, họ lại chủ động đi đến cái thang, đưa từng em xuống khỏi sân khấu. Họ là người rời sân khấu cuối cùng.

Tôi thực sự xúc động với cử chỉ, hành động của người trao những suất học bổng ấy. Họ là người đi tặng nhưng họ thể hiện một sự cầu thị, tôn trọng đối với học sinh. Nó khác hoàn toàn với những buổi lễ phát thưởng cho học sinh ở các trường học lâu nay ta thấy: Mời học sinh lên trước, đứng hàng dài, đợi rồi người dẫn chương trình mới trịnh trọng mời một đại biểu lên trao. Lắm khi, đại biểu bận, trao ào ào cho xong, chưa kịp chụp tấm hình, đại biểu đã vội vàng lao xuống dưới khiến các em ngơ ngác.

Hiển nhiên, đa phần học sinh đều tôn trọng thầy cô giáo của mình và học sinh được dạy điều đó. Tuy nhiên, những người dạy học cũng nên “học” cách tôn trọng học sinh của mình. Từ câu chuyện của cô giáo bị phụ huynh bắt quỳ, nếu ngay từ đầu, cô biết cách tôn trọng học sinh của mình thì mọi chuyện đã tốt đẹp biết bao!

KHÁNH NINH
TIN LIÊN QUAN

Vụ cô giáo quỳ gối xin lỗi phụ huynh: Giáo viên biết làm gì khi học sinh hư?

Đặng Chung |

Việc giáo dục học trò bằng cách dùng hình phạt, sử dụng đòn roi không nên khuyến khích, nhưng có lúc mọi lời nói đều bất lực trước sự lì lợm, khó bảo của trò. Lúc này, giáo viên nên ứng xử ra sao, có nên lùi bước trước học sinh hư để đảm bảo “an toàn” cho mình?

Ứng xử với học sinh cũng là nghệ thuật

L.Hà |

Không thể áp đặt cách phạt, xử lý học sinh một cách cứng nhắc. Điều này không những không giúp học trò tiến bộ mà còn phản tác dụng.

Từ vụ cô giáo bị bắt quỳ: “Cây roi gia pháp” và xung đột trong tư duy giáo dục

MINH BẰNG |

Câu chuyện cô giáo ở Long An bị phụ huynh bắt quỳ đang gây xôn xao dư luận lại nổi lên vấn đề lớn về xung đột tư duy trong giáo dục hiện nay. Đó là quan điểm về phương pháp khắt khe mang tính kỷ luật “thương cho roi vọt” có còn phù hợp?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Vụ cô giáo quỳ gối xin lỗi phụ huynh: Giáo viên biết làm gì khi học sinh hư?

Đặng Chung |

Việc giáo dục học trò bằng cách dùng hình phạt, sử dụng đòn roi không nên khuyến khích, nhưng có lúc mọi lời nói đều bất lực trước sự lì lợm, khó bảo của trò. Lúc này, giáo viên nên ứng xử ra sao, có nên lùi bước trước học sinh hư để đảm bảo “an toàn” cho mình?

Ứng xử với học sinh cũng là nghệ thuật

L.Hà |

Không thể áp đặt cách phạt, xử lý học sinh một cách cứng nhắc. Điều này không những không giúp học trò tiến bộ mà còn phản tác dụng.

Từ vụ cô giáo bị bắt quỳ: “Cây roi gia pháp” và xung đột trong tư duy giáo dục

MINH BẰNG |

Câu chuyện cô giáo ở Long An bị phụ huynh bắt quỳ đang gây xôn xao dư luận lại nổi lên vấn đề lớn về xung đột tư duy trong giáo dục hiện nay. Đó là quan điểm về phương pháp khắt khe mang tính kỷ luật “thương cho roi vọt” có còn phù hợp?