Bạo lực học đường: Cần hỏi tội người lớn đầu tiên!

Thảo Anh |

Bạo lực học đường vốn là từ khóa nóng trong những năm gần đây, tại sao chúng ta không thử nghĩ phải chăng đó chính là sự “bắt chước” một cách bản năng.

Gần đây xảy ra vụ việc xôn xao dư luận tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, do mâu thuẫn trên mạng xã hội, một nhóm nữ sinh học lớp 9 do một người cầm đầu cùng hơn 10 người bạn đến gặp “kẻ đắc tội”. Chưa dừng lại ở đó, chiều cùng ngày, nhóm này cùng 3 nữ sinh tiếp tục đưa “con mồi” đến khu vực cầu Khe Mây hành hung đến ngất xỉu. Sau đó, nạn nhân được đưa vào viện với nhiều vết bầm tím và bị thủng màng nhĩ. Bạo lực học đường vốn là từ khóa nóng trong những năm gần đây.

Trong xã hội hiện đại cách dạy con bằng đòn roi không còn phù hợp. Kỷ luật bằng đòn roi như con dao hai lưỡi, vừa làm tổn thương trẻ vừa khiến cha mẹ đau lòng. Với phương châm “Uốn cây từ thuở còn non - Dạy con từ thuở con còn lên ba”, các bậc cha mẹ thường “nói không nghe, quất mấy roi cho nên người”. Mỗi lần áp dụng đòn roi, người lớn vẫn thường chêm vào câu nói được xem là chân lý: “Ông bà ta nói cấm có sai”. Lối tư duy giáo dục “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” và hệ quả xấu đang diễn ra. Khi không còn biện pháp nào để giáo dục con, đánh con là thể hiện sự bất lực của bố mẹ.

Cần phải nhìn vào thực tế, những đứa trẻ được giáo dục bằng bạo lực sẽ lớn lên, sử dụng bạo lực để “nói chuyện” và giải quyết những vấn đề bất lực. Trưởng thành, chúng cũng sẽ dạy con trẻ theo như cách mà chúng đã trải qua.

Có lần tôi chứng kiến một đứa trẻ 3 tuổi về mách mẹ hôm nay ở lớp bị bạn đánh. Người mẹ dặn đứa trẻ: “Bị đánh con phải đánh lại cho mẹ, để nó đánh được một lần nó quen. Mạnh mẽ lên con, không đánh được, mẹ sẽ đánh nó cho con”. Với cái lối giáo dục mù quáng vì xót con như thế, thảo nào chẳng nay “đánh hội đồng”, mai “xử tập thể”.

Đấy là khía cạnh giáo dục từ phía gia đình. Còn từ phía xã hội?

Bật tivi lên nhan nhản những chương trình hài kịch không thiếu màn ôm hôn thô thiển, các màn giả gái hay giả đồng tính phản cảm, sử dụng ngôn từ thô tục, bạo lực. Diễn viên mở miệng một câu “con điên tao táng vào mặt mày bây giờ”, “chết mẹ”, “mả cha mày”. Mỗi một cú đấm, cái tát là cả một tràng cười “hoan hỉ”. Những điều tưởng như vô hại lại đang “dạy hư” cả một thế hệ. Báo lá cải nhan nhản chuyện “cướp giết hiếp”, sân khấu thì mua vui bằng bạo lực. Vào mạng mỗi ngày, chúng ta rùng mình chứng kiến hàng loạt clip chém, giết, đánh ghen… với thủ phạm chính là người lớn. Những thứ người lớn đang làm, nếu ăn sâu vào tiềm thức của trẻ, sẽ trở thành nguy hiểm.

Mới đây, một thanh niên ngoại quốc bị đánh xịt máu mũi vì va chạm giao thông. Xin hãy thể hiện “tinh thần thượng võ” của người Việt trên sàn đấu thể thao thôi, đừng hơi một tí “thượng cẳng chân hạ cẳng tay”. Điều đó thể hiện sự “vô văn hóa” chứ không phải “đáng mặt nam nhi”.

Những hình ảnh ấy là những tấm gương xấu. Phải chăng bạo lực cần được nhìn nhận thêm dưới góc độ một sự “bắt chước bản năng”. Thế nên bạo lực học đường: Cần hỏi tội người lớn đầu tiên!

 

Thảo Anh
TIN LIÊN QUAN

Trẻ em đánh nhau, bạo lực học đường để răn đe cần xử lý hình sự

Xuân Hải |

Ngày 24.5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13.

Bạo lực học đường vì học sinh yêu sớm: “Hươu đã chạy”, vẽ đường làm sao?

Bích Hà |

Trong khi người lớn vẫn đang tranh luận về việc nên hay không ủng hộ con yêu sớm, né tránh hay thẳng thắn nói về chuyện tình dục với con, thì những vụ việc đau lòng vẫn xảy ra: Bạo lực học đường vì đánh ghen, nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên tăng đột biến.

Đưa du khách Châu Âu trải nghiệm trên du thuyền từ Cần Thơ đi Campuchia

TẠ QUANG |

Hơn 60 du khách Châu Âu được khởi hành từ Cần Thơ đi Campuchia trên du thuyền triệu đô Victoria Mekong, vừa tham quan vừa trải nghiệm cuộc sống, văn hóa của người dân sinh sống dọc sông Mê Kông.

Công nhân Miền Tây trở lại thành phố: Hy vọng năm mới ổn định hơn

Phong Linh |

Sáng và trưa 29.1, dòng người từ các tỉnh Miền Tây di chuyển qua cầu Cần Thơ để trở về thành phố làm việc khá đông. Dù thời tiết không thuận lợi, nhiều công nhân vẫn cố gắng dừng chân ăn vội chiếc bánh để tiếp tục hành trình...

Những nhóm hàng tăng giá đẩy chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 tăng mạnh

Vũ Long |

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1.2023 tăng 4,89% do nhiều yếu tố, trong đó, tác động nhiều nhất là sự tăng giá của hàng hóa Tết, giá nhiên liệu.

Tiền vệ Quang Hải có còn nhiều cơ hội ra sân tại Pau FC?

HOÀNG HUÊ |

Tiền vệ Nguyễn Quang Hải tiếp tục không tạo ra được nhiều dấu ấn sau khi được trao cơ hội ra sân thi đấu cho Pau FC.

Quán karaoke “phủ bụi”, người dân mỏi mắt tìm nơi còn mở cửa

Nhóm PV |

Ra Tết thường là thời điểm mọi người gặp mặt, vui chơi và quán karaoke cũng là địa điểm được tìm đến trong mỗi buổi tụ họp, liên hoan. Tuy nhiên, hiện nay, 100% cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke tại Hà Nội tạm dừng hoạt động do không đủ tiêu chuẩn về an toàn phòng cháy, chữa cháy. Đầu năm mới, nhưng tất cả đều đóng cửa im lìm.

Giao thông kẹt cứng, hỗn loạn tại khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Dương Anh |

Nhiều người dân Hà Nội và các tỉnh thành đã lựa chọn thời điểm đầu năm, đổ dồn về di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám để cầu may, khiến mọi ngả đường tiến về khu vực này bị tắc cứng.

Trẻ em đánh nhau, bạo lực học đường để răn đe cần xử lý hình sự

Xuân Hải |

Ngày 24.5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13.

Bạo lực học đường vì học sinh yêu sớm: “Hươu đã chạy”, vẽ đường làm sao?

Bích Hà |

Trong khi người lớn vẫn đang tranh luận về việc nên hay không ủng hộ con yêu sớm, né tránh hay thẳng thắn nói về chuyện tình dục với con, thì những vụ việc đau lòng vẫn xảy ra: Bạo lực học đường vì đánh ghen, nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên tăng đột biến.