Việt Nam sẽ đóng góp tích cực cho nền kinh tế số 2.000 tỉ USD

Hà Liên |

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, nỗ lực hợp tác để hài hòa các quy định về bảo vệ dữ liệu và tạo ra một khuôn khổ khu vực cho các luồng dữ liệu xuyên biên giới sẽ thúc đẩy thương mại hiệu quả hơn và thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực ASEAN.

"Để giải phóng tiềm năng và điều hướng sự phức tạp của thời đại kỹ thuật số khu vực ASEAN cần một cách tiếp cận đa hướng, ưu tiên đổi mới sáng tạo có trách nhiệm, luồng dữ liệu liền mạch, an ninh mạng mạnh mẽ và sự tham gia có chiến lược với cộng đồng người dân di cư ra nước ngoài" - WEF nhấn mạnh.

Bài viết của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cũng lưu ý, "Hiệp định Khung về Kinh tế Kỹ thuật Số ASEAN (DEFA) dự kiến giúp ASEAN đạt được những mục tiêu này".

AI được ca ngợi là công cụ có thể mang lại lợi ích cho các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp và tài chính nhưng cũng bị xem là mối đe dọa nếu không được kiểm soát. Do đó, các quốc gia ASEAN “cần thiết lập một khuôn khổ vững chắc cho AI có đạo đức, đảm bảo rằng việc phát triển và triển khai AI phù hợp với các nguyên tắc công bằng, minh bạch và gắn với trách nhiệm giải trình”.

Để hiện thực hóa điều này, phải có các cơ chế thực thi phối hợp, hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phối hợp trong chuẩn hóa quản trị dữ liệu.

“Dòng dữ liệu xuyên biên giới tự do giúp thương mại và giao thương liền mạch nhưng việc địa phương hóa dữ liệu cùng với sự phân mảnh quy định cản trở quá trình này”, WEF lưu ý. Do đó, các nước ASEAN nên hài hòa hóa các quy định về bảo vệ dữ liệu và thiết lập một khuôn khổ khu vực cho phép dòng dữ liệu tự do đồng thời vẫn đảm bảo quyền riêng tư và an ninh. Và DEFA giải quyết được phần lớn vấn đề này. Mục tiêu cuối cùng của DEFA là giải phóng toàn bộ tiềm năng kỹ thuật số của ASEAN thông qua tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, thúc đẩy hợp tác giữa các khu vực công và tư nhân đồng thời cải thiện cơ sở hạ tầng và quản trị kỹ thuật số.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, cộng đồng người di cư có thể đóng vai trò là lực lượng đẩy mạnh nền kinh tế số trị giá 2.000 tỉ USD tại ASEAN vào năm 2030, thông qua tận dụng các kỹ năng, chuyển giao kiến ​​thức, cũng như các mạng lưới kết nối với đầu tư và tài trợ. Hơn nữa, "giao lưu với cộng đồng người ASEAN di cư có thể thúc đẩy năng lực kỹ thuật và thúc đẩy đổi mới sáng tạo" giúp củng cố cơ sở hạ tầng kỹ thuật số công cộng tổng thể của ASEAN.

Indonesia là một trong những quốc gia ASEAN đã đồng ý phát triển DEFA để "thúc đẩy số hóa và khả năng tương tác".

Theo Asia Today, sự tăng trưởng nhanh chóng trong nền kinh tế số của Indonesia giúp nước này đạt vị trí thứ 45 trong Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh kỹ thuật số thế giới năm 2023. Indonesia chiếm khoảng 40% thị phần thương mại điện tử tại ASEAN. Tổng thống Indonesia Joko "Jokowi" Widodo dự đoán các cơ hội kinh tế số của nước này sẽ tăng gấp 4 lần vào năm 2030, đạt giá trị 360 tỉ USD trong khi thanh toán kỹ thuật số sẽ đạt 760 tỉ USD.

Thông tin về việc phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam, bài viết của Diễn đàn Kinh tế Thế giới chỉ ra, Việt Nam cấp 115.000 thẻ căn cước, lập kế hoạch xây dựng cơ sở dữ liệu kết nối người Việt Nam ở nước ngoài.

Tại TP Hồ Chí Minh, kế hoạch xây dựng cơ sở dữ liệu có thể kết nối người Việt Nam sống ở nước ngoài nhấn mạnh niềm tin vào tầm quan trọng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Mạng lưới này nhằm thúc đẩy hỗ trợ kịp thời cho các thủ tục nhập cư, hồi hương, xác nhận nguồn gốc Việt Nam và các thủ tục hành chính thường xuyên liên quan đến cư trú. Bài viết cũng ghi nhận thành công của Việt Nam trong việc cấp thẻ căn cước trong tháng đầu tiên khi luật căn cước mới có hiệu lực. Theo đó, Công an TP Hồ Chí Minh đã nhận được gần 115.000 đơn xin cấp thẻ căn cước, trong đó khoảng 86.000 đơn là của công dân trên 14 tuổi.

Bên cạnh đó, WEF chỉ ra, công nghệ sinh trắc học khuôn mặt của Tập đoàn NEC đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển "một Việt Nam tiên tiến về mặt kỹ thuật số". Theo công ty này, hệ thống nhận dạng sinh trắc học tự động đóng vai trò quan trọng trong việc cập nhật hệ thống căn cước công dân Việt Nam.

Theo NEC, hệ thống sinh trắc học này có thể “đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hành trình phát triển bền vững và chuyển đổi số của khách hàng” đồng thời là “chìa khóa chung cho nhiều tổ chức khác nhau để hiện thực hóa một thế giới thông suốt và an toàn”.

Hà Liên
TIN LIÊN QUAN

Tăng trưởng kinh tế số Việt Nam cao gấp 3,5 lần tốc độ GDP

PHẠM ĐÔNG |

Kinh tế số Việt Nam năm 2022 tăng trưởng 28% và năm 2023 đạt 19%, cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP.

Kinh tế số Việt Nam có thể đạt mức 220 tỉ USD

Anh Vũ |

Theo ông Marc Woo - Giám đốc điều hành, phụ trách Việt Nam, Google Châu Á - Thái Bình Dương, kinh tế số Việt Nam có thể đạt mức đáng kinh ngạc 220 tỉ USD.

Kinh tế số 6 tháng đầu năm tăng trưởng 22,4%

PHẠM ĐÔNG |

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, kinh tế số 6 tháng đầu năm ước đạt tăng trưởng 22,4% và tỉ trọng kinh tế số trong GDP ước đạt 18,3%.

Chinh phục đỉnh núi lửa cao gần 4.000m ở xứ vạn đảo Indonesia

Hương Chi |

Đường leo núi lửa Rinjani ở Indonesia qua đồi cỏ mênh mông, vực sâu thăm thẳm, cho tới những dốc dài dựng đứng phủ đầy đất đá núi lửa. Lòng người cảm giác rờn rợn, vì chỉ sơ sẩy nhỏ là gặp nạn.

Người phụ nữ kêu cứu vì chồng cũ mang con 6 tháng tuổi đi đâu không rõ

Hà Anh |

Đã hơn 1 năm nay, chị Thủy không được bồng bế, chăm sóc con mình. Bởi, kể từ lúc con mới 6 tháng tuổi, người chồng cũ đã mang bé đi đâu không rõ…

Bổ nhiệm, điều động nhân sự ở Đà Nẵng, Quảng Ninh, Cao Bằng

PHẠM ĐÔNG |

Từ ngày 12.8 - 16.8, các tỉnh/thành phố Đà Nẵng, Quảng Ninh, Sóc Trăng, Cao Bằng... đã triển khai các quyết định bầu, điều động, bổ nhiệm nhân sự mới.

Lịch sử phát triển môn pickleball - giai đoạn 2001-2016

TAM NGUYÊN |

Pickleball phát triển mạnh và nhanh kể từ khi bước sang thế kỷ 21.

Báo Lao Động góp phần tuyên truyền pháp luật bài bản, khoa học, hiệu quả

Nam Dương thực hiện |

Khi trò chuyện với phóng viên, Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Chủ nhiệm cơ quan Truyền thông Liên đoàn Luật sư Việt Nam - đã nhận định, Báo Lao Động góp phần tuyên truyền pháp luật bài bản, khoa học, hiệu quả.

Tăng trưởng kinh tế số Việt Nam cao gấp 3,5 lần tốc độ GDP

PHẠM ĐÔNG |

Kinh tế số Việt Nam năm 2022 tăng trưởng 28% và năm 2023 đạt 19%, cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP.

Kinh tế số Việt Nam có thể đạt mức 220 tỉ USD

Anh Vũ |

Theo ông Marc Woo - Giám đốc điều hành, phụ trách Việt Nam, Google Châu Á - Thái Bình Dương, kinh tế số Việt Nam có thể đạt mức đáng kinh ngạc 220 tỉ USD.

Kinh tế số 6 tháng đầu năm tăng trưởng 22,4%

PHẠM ĐÔNG |

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, kinh tế số 6 tháng đầu năm ước đạt tăng trưởng 22,4% và tỉ trọng kinh tế số trong GDP ước đạt 18,3%.