Phát triển công nghiệp hỗ trợ:

Dọn ổ cho đại bàng nhưng quan trọng hơn là thoát bẫy gia công lắp ráp

Thế Lâm |

Thông tin Apple sẽ chuyển dây chuyền lắp ráp khoảng 25% sản lượng iPhone sang Ấn Độ và khoảng 20% sản lượng iPad và Apple Watch sang Việt Nam được xem là một tin tốt lành.

Cho tới thời điểm này, thị trường iPhone tại Ấn Độ vẫn còn xếp sau một số thương hiệu, cụ thể như Xiaomi. Thế nhưng, Apple trong vài năm trở lại đây đã không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất lắp ráp tại Ấn Độ.

Việt Nam cũng là một trong những thị trường ít nhiều đã được hưởng lợi từ sự dịch chuyển một phần sản xuất của các tập đoàn sản xuất công nghệ và công nghiệp.

Trong đó, Apple là cái tên thường được đề cập đến nhiều nhất trong động thái nhằm giảm bớt rủi ro “bỏ tất cả trứng trong một giỏ” bằng cách dịch chuyển một số dây chuyền sản xuất (trên thực tế là của các đối tác lắp ráp) sang các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên theo Financial Times, trong số hơn 20 nhà cung cấp cho Apple tại Việt Nam chủ yếu sản xuất AirPods và Apple Watch thì không có doanh nghiệp nào là của Việt Nam, thay vào đó đến từ nước ngoài.

Một thương hiệu lớn khác là Samsung, đã ngày càng mở rộng đầu tư và sản xuất tại Việt Nam trong đó có những dòng sản phẩm điện thoại hiện đại nhất và mới nhất, với hàng trăm nhà cung cấp, nhưng cũng đa phần là doanh nghiệp FDI được Samsung lôi kéo vào.

Mới nhất, thương hiệu chuyên sản xuất sản phẩm công nghệ Xiaomi của Trung Quốc đã tiến hành lắp ráp một số sản phẩm như smartphone, TV tại Việt Nam nhưng cũng thông qua các đối tác và nhà cung cấp chủ yếu đến từ Trung Quốc.

Việt Nam được đánh giá là có chính sách “dọn ổ cho đại bàng” khá hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài đặc biệt là các tập đoàn công nghệ lớn. Tuy nhiên, điều chưa tương xứng là chưa hình thành được nền công nghiệp phụ trợ tương ứng, chưa có những doanh nghiệp đủ năng lực trở thành nhà cung cấp đáp ứng các tiêu chuẩn cao và khắt khe của các tập đoàn công nghệ toàn cầu như Apple, Samsung, Xiaomi…

Nhiều ý kiến của các chuyên gia tại Việt Nam từng đề cập rằng, Việt Nam có thể trở thành một trong những trung tâm lớn về lắp ráp, gia công sản phẩm công nghệ cho các “ông lớn”. Song nếu không thoát được cái bẫy này thì sẽ mãi làm thuê cho thiên hạ, khó thoát được bẫy thu nhập trung bình.

Bởi lắp ráp gia công có thể giúp giải quyết nhiều công ăn việc làm nhưng mang lại rất ít giá trị gia tăng và sự khai phá, sáng tạo về công nghệ từ đó làm chủ công nghệ và sản phẩm.

Lãnh đạo một chuỗi bán lẻ điện thoại lớn tại Việt Nam cho rằng, với đà tăng trưởng của thị trường và sự rộng mở thu hút đầu tư nước ngoài bằng các chính sách hấp dẫn, người Việt có thể sẽ không phải chờ quá lâu nữa để nhìn thấy iPhone được lắp ráp tại Việt Nam hay Apple Store sẽ được mở tại Việt Nam.

Song còn quan trọng hơn, là Việt Nam cần có được những doanh nghiệp trở thành nhà cung cấp cho việc sản xuất, lắp ráp ra các dòng iPhone và các sản phẩm bán ra tại Apple Store.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Dải sản phẩm Apple lắp ráp tại Việt Nam: Chờ "ông hoàng" iPhone

Thế Lâm |

Apple thông qua các đối tác đã triển khai lắp ráp nhiều chủng loại sản phẩm tại Việt Nam như AirPods/AirPods Pro, iPad và mới nhất là triển khai sản xuất thử Apple Watch, MacBook. Đó là những sản phẩm chủ lực của Apple, tuy nhiên vẫn còn thiếu “ông hoàng” iPhone.

Gỡ khó cho sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước

Linh Anh |

Để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 32/2022/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước năm 2022 theo theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Cho thuê lại lao động làm lắp ráp linh kiện điện tử: Có đúng quy định?

Quế Chi |

Hiện nay có một số doanh nghiệp thuê lại lao động để sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, thiết bị di động (điện thoại di động). Doanh nghiệp cho rằng, việc sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, thiết bị di động chính là "sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông” - một trong 20 công việc được phép sử dụng lao động cho thuê lại theo Phục lục 2 của Nghị định 145. Liệu điều này có đúng quy định?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Dải sản phẩm Apple lắp ráp tại Việt Nam: Chờ "ông hoàng" iPhone

Thế Lâm |

Apple thông qua các đối tác đã triển khai lắp ráp nhiều chủng loại sản phẩm tại Việt Nam như AirPods/AirPods Pro, iPad và mới nhất là triển khai sản xuất thử Apple Watch, MacBook. Đó là những sản phẩm chủ lực của Apple, tuy nhiên vẫn còn thiếu “ông hoàng” iPhone.

Gỡ khó cho sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước

Linh Anh |

Để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 32/2022/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước năm 2022 theo theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Cho thuê lại lao động làm lắp ráp linh kiện điện tử: Có đúng quy định?

Quế Chi |

Hiện nay có một số doanh nghiệp thuê lại lao động để sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, thiết bị di động (điện thoại di động). Doanh nghiệp cho rằng, việc sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, thiết bị di động chính là "sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông” - một trong 20 công việc được phép sử dụng lao động cho thuê lại theo Phục lục 2 của Nghị định 145. Liệu điều này có đúng quy định?