Doanh nghiệp công nghệ chinh phục thị trường quốc tế

THU GIANG |

Cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam đang ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động, kinh doanh tại nước ngoài trong những năm gần đây.

Nhiều vấn đề tồn đọng

Theo ông Nguyễn Tuấn Huy - Trưởng ban công nghệ thông tin Tổng Công ty Mobifone, doanh nghiệp chuyển từ nhà mạng sang nhà cung cấp dịch vụ số nên vấn đề khó khăn nhất vẫn là nhân sự. Bởi chuyển đổi số đang là vấn đề cấp bách, thu hút nhân lực nên doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng.

Năm nay, Mobifone đã đặt mục tiêu tuyển 200 nhân sự công nghệ thông tin nhưng chưa đạt chỉ tiêu.

Đại diện doanh nghiệp này cho biết, muốn phát triển công nghệ vấn đề cốt lõi nhất chính là nguồn nhân lực, nếu không có con người tốt thì khó có sản phẩm tốt.

Tương tự, ông Michael Hoo - Trưởng Đại diện kỹ thuật khách hàng về điện toán đám mây Công ty Google Cloud cũng đề xuất các giải pháp, chính sách thúc đẩy phát triển nền kinh tế số của Việt Nam trong mọi lĩnh vực.

Ông Michael Hoo nhấn mạnh, đối với hành trình tăng trưởng kinh tế, việc trang bị các kỹ năng số đóng vai trò quan trọng với các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Google mong muốn hợp tác trang bị kỹ năng số cho doanh nghiệp cùng với Chính phủ, cũng như các hoạt động đào tạo thế hệ trẻ theo phương thức online nhưng đảm bảo an toàn, phòng ngừa tấn công, bắt nạt trên mạng, duy trì sự tương tác con người với con người.

Doanh nghiệp Việt cần có chuẩn bị năng lực để sẵn sàng nắm bắt cơ hội trong tương lai, vừa phát triển phần mềm vừa phải đảm bảo an ninh mạng.

Bên cạnh đó, cần lấy người dùng làm trọng tâm, hiểu mong muốn của khách hàng và nhận diện nhu cầu của họ.

Nâng cao vị thế doanh nghiệp Việt trên bản đồ công nghệ số

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác đào tạo trong nước và quốc tế, ông Peter Huỳnh - CEO Sun Electronics Group chia sẻ, vấn đề cốt lõi để doanh nghiệp công nghệ phát triển là yếu tố con người, kinh nghiệm, cơ sở vật chất. Để đưa sản phẩm ra thế giới và được chấp nhận thì doanh nghiệp Việt Nam buộc phải chứng minh sản phẩm của mình có sức cạnh tranh.

Với kinh nghiệm làm việc tại nhiều quốc gia, theo ông Peter Huỳnh, yêu cầu cấp bách đầu tiên là cần xây dựng nền tảng cho đội ngũ kỹ sư Việt Nam, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng việc cử kỹ sư Việt Nam đi thực tế ở nước ngoài, đến trực tiếp các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất để học hỏi kinh nghiệm thực tế.

Sự hợp tác này cũng nhằm thiết kế và làm ra những sản phẩm với chất lượng cao và đúng luật, tiêu chuẩn quốc tế, sau đó chuyển giao công nghệ, sản phẩm đã hoàn thiện cho cơ sở tại Việt Nam để tiếp tục sản xuất, đây là một cách chuyển giao công nghệ thực tế và thiết thực nhất.

Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam - cho biết, trong 5 năm gần đây, ngành công nghiệp điện tử đã đóng góp lớn cho tổng kim ngạch xuất khẩu điện tử, đóng góp lớn vào việc cân bằng ngoại hối và cán cân thương mại của cả nước, với tốc độ tăng trưởng trung bình lên tới 13% mỗi năm.

Trong bối cảnh thị trường chung bị biến động, nhiều nhà đầu tư đang có xu hướng chuyển hướng sang thị trường thứ ba. Chuỗi cung ứng toàn cầu cũng được định hình lại theo xu hướng dịch chuyển nguồn cung để giảm phục thuộc vào một quốc gia. Việt Nam đang có cơ hội tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng xuất khẩu sang các thị trường khi tính và thu hút FDI.

Bên cạnh đó, các nước lớn cũng đang đẩy mạnh liên kết kinh tế song phương, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư.

Tuy nhiên theo bà Đỗ Thị Thúy Hương, ngành cũng đang gặp nhiều thách thức như chính sách không thể theo kịp sự thay đổi của thói quen và phương thức tiêu dùng, nguy cơ tụt hậu xa hơn do phát triển quá nhanh của công nghệ 4.0, các thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, khai thác không bền vững thiên nhiên hay tạm thời thiếu vật liệu linh kiện...

Để giải quyết vấn đề này, Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam sẽ tăng cường tính kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng để nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng dẫn công nghệ, số hoá.

Hiệp hội cũng khuyến nghị Chính phủ cần tập trung đầu tư vào các công ty hàng đầu, vừa và nhỏ, cải thiện môi trường kinh doanh trong nước, thúc đẩy chuyển đổi số, có chiến lược thu hút FDI chọn lọc khi xu hướng dịch chuyển sản xuất đang hướng về Việt Nam.

THU GIANG
TIN LIÊN QUAN

Công nghệ số Việt Nam chinh phục các đơn hàng tỉ USD

Huy Tuấn |

Xuất khẩu công nghệ số của Việt Nam năm 2022 ước đạt 136 tỉ USD, tiếp tục khẳng định vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế. Đằng sau thành quả đáng tự hào này, ít ai biết rằng, các doanh nghiệp công nghệ số đã trải qua một hành trình gian nan để khai phá, chinh phục thị trường quốc tế, đưa Make in VietNam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu...

EVNCPC: 2 sản phẩm được trao giải thưởng công nghệ số Make in Việt Nam

Tường Minh |

Ngày 8.12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2022.

Phó Thủ tướng nêu 3 việc phải làm của ngành Công nghệ số Việt Nam

Trần Tuấn |

Chủ trì Diễn đàn quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ IV năm 2022, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có nhiều chia sẻ và thông điệp gửi đến cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam.

Phong toả hiện trường, điều tra nghi án cướp tại phòng giao dịch ngân hàng ở TPHCM

ANH TÚ |

TPHCM - Nghi cướp tại phòng giao dịch của một ngân hàng trên đường Phạm Thế Hiển, phường 7, quận 8, cảnh sát phong tỏa hiện trường để điều tra, làm rõ.

3 yêu cầu để thoả thuận mua điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp

Cường Ngô |

Để đi đến thoả thuận giá mua điện từ các nhà máy năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp, vận hành thương mại sau hơn 2 năm chờ đợi, Bộ Công Thương đưa ra 3 yêu cầu trong nguyên tắc xác định giá phát điện.

Bao giờ VEC hoàn trả đường dân sinh cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi?

Hiếu Anh |

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC) cam kết, quý III/2022 sẽ hoàn trả các tuyến đường dân sinh mượn để thi công công trình đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Tuy nhiên đến nay, VEC vẫn chưa thực hiện.

Cần Thơ: Dự kiến 4 - 5 tháng nữa mới có đủ vật tư y tế cho điều trị

Phong Linh |

Theo dự kiến, đến khoảng 4 - 5 tháng nữa, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ mới đảm bảo đủ vật tư y tế cho điều trị.

4 khu nghỉ dưỡng cho cuối tuần xanh mát gần Hà Nội

Hà Nguyễn |

Những khu nghỉ dưỡng thiên nhiên gần Hà Nội được nhiều người ưa thích cho dịp cuối tuần khi thời tiết xuân ấm áp với hương sắc của cây cỏ, hoa lá...

Công nghệ số Việt Nam chinh phục các đơn hàng tỉ USD

Huy Tuấn |

Xuất khẩu công nghệ số của Việt Nam năm 2022 ước đạt 136 tỉ USD, tiếp tục khẳng định vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế. Đằng sau thành quả đáng tự hào này, ít ai biết rằng, các doanh nghiệp công nghệ số đã trải qua một hành trình gian nan để khai phá, chinh phục thị trường quốc tế, đưa Make in VietNam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu...

EVNCPC: 2 sản phẩm được trao giải thưởng công nghệ số Make in Việt Nam

Tường Minh |

Ngày 8.12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2022.

Phó Thủ tướng nêu 3 việc phải làm của ngành Công nghệ số Việt Nam

Trần Tuấn |

Chủ trì Diễn đàn quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ IV năm 2022, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có nhiều chia sẻ và thông điệp gửi đến cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam.