Phó Thủ tướng nêu 3 việc phải làm của ngành Công nghệ số Việt Nam

Trần Tuấn |

Chủ trì Diễn đàn quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ IV năm 2022, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có nhiều chia sẻ và thông điệp gửi đến cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam.

Doanh nghiệp số là lực lượng chống đói nghèo

Sáng 8.12, tại Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ IV, năm 2022.

Sau phát biểu khai mạc của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long, chủ trì Diễn đàn, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có nhiều chia sẻ và thông điệp gửi đến cộng đồng doanh nghiệp số tại Việt Nam.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì diễn đàn. Ảnh: Trần Tuấn.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì diễn đàn. Ảnh: Trần Tuấn.

Theo Phó thủ tướng, để hoàn thành các tiêu chí từ nay đến lúc kỷ niệm 100 năm thành lập nước, chúng ta có nền công nghiệp phát triển, có một cuộc sống hoà bình, an toàn, văn hoá và một nền sản xuất hiện đại thì mục tiêu đặt ra từ 2020 đến 2030 phải tăng trưởng GDP 7,5% một năm, 2031 trở đi cũng phải hơn 6% một năm.

Để làm được điều đó, Phó thủ tướng cho rằng, ngành công nghệ Việt Nam đóng vai trò quan trọng. Ông nêu ra 3 việc phải làm của ngành công nghệ số Việt Nam.

Đầu tiên là thay đổi thể chế, tháo gỡ vướng mắc từ các Thông tư, Nghị định liên quan đến lĩnh vực công nghệ.

Thứ hai là phải tập trung hơn vào nhân lực. Đây là câu chuyện được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Phó Thủ tướng lấy ví dụ, Đại học số là giải pháp quan trọng nhưng cần lưu ý, không thể duy trì các quy định đào tạo như trước đây mà có thể đạt mục tiêu 1 triệu nhân lực công nghệ thông tin.

Ba là phải tìm ra cái mới, còn dư địa để tập trung đầu tư, phát triển. Theo Phó Thủ tướng, nếu cứ phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ mà không đi vào các mũi nhọn mới của thế giới, trong đó có công nghệ thông tin thì không thể đạt mục tiêu tăng trưởng 7%/năm.

"Nên những người ngồi đây là một trong lực lượng đặc biệt trong cuộc chiến chống lại nghèo đói. Doanh nghiệp công nghệ là một trong các lực lượng quyết định Việt Nam có đi nhanh được không", Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Thị trường trong nước mênh mông, thị trường nước ngoài vô tận

Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Việt Nam hiện có 65.000 doanh nghiệp, số lượng không thua kém các nước ASEAN. Trong đó có những doanh nghiệp công nghệ số lão làng như FPT, MISA đều trên 20 năm..., bên cạnh đó còn có những doanh nghiệp mới có rất nhiều đột phá.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tham quan các gian hàng triển lãm của doanh nghiệp công nghệ số tham gia diễn đàn. Ảnh: Trần Tuấn.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tham quan các gian hàng triển lãm của doanh nghiệp công nghệ số tham gia diễn đàn. Ảnh: Trần Tuấn.

Tuy vậy, Phó thủ tướng cũng nhấn mạnh, doanh nghiệp số "đừng khoe nhiều giải pháp trung gian". Mục đích cuối cùng của Chính phủ, người dân là hiệu quả sử dụng.

Ông dẫn ra các ví dụ về các bài toán cụ thể, như ứng dụng du lịch qua điện thoại, số hoá các điểm đến, có phiên dịch cho người nước ngoài, hay công nghệ có thể tự động đo lưu lượng giao thông...

"Thị trường trong nước vẫn còn mênh mông, thị trường nước ngoài càng vô tận. Chúng ta cần làm cùng nhau, đặt ra bài toán thật cụ thể, làm đến cùng, làm xong thì đừng để người dùng bận tâm và nghi ngờ. Các hiệp hội cần phát triển, thể hiện đúng vai trò. Ngành công nghệ thông tin phải được giao sứ mệnh mở đường trong thời đại mới", Phó thủ tướng nói thêm.

Đại diện một doanh nghiệp công nghệ số phát biểu tham luận tại diễn đàn. Ảnh: Trần Tuấn.
Đại diện một doanh nghiệp công nghệ số phát biểu tham luận tại diễn đàn. Ảnh: Trần Tuấn.

Diễn đàn năm nay thu hút khoảng 1.000 đại biểu gồm lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cùng hàng trăm chuyên gia, doanh nghiệp công nghệ uy tín trong và ngoài nước cũng như các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam.

Các chủ đề được trình bày và tập trung thảo luận tại diễn đàn gồm: Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam phát triển bền vững trong giai đoạn kinh tế trong nước và quốc tế đang gặp nhiều khó khăn, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế; Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia; Giải pháp nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu; Hợp tác giữa các doanh nghiệp CNS Việt Nam và các BigTech để đưa sản phẩm Make in Vietnam ra thị trường quốc tế...

Trần Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Xuất khẩu công nghệ số Make in Vietnam đạt 136 tỉ USD năm 2022

Trần Tuấn |

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết, năm 2022, xuất khẩu công nghệ số của Việt Nam ước đạt 136 tỉ USD, tiếp tục khẳng định vai trò của công nghệ số trong đổi mới số, sáng tạo quốc gia.

Sáng nay, khai mạc Diễn đàn doanh nghiệp Công nghệ số quốc gia 2022

Trần Tuấn |

Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ IV năm 2022 có chủ đề “Phát triển bền vững và nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu” sẽ khai mạc vào sáng nay (8.12), tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

Trường Trung cấp Công nghệ số 10 tư vấn việc làm cho trên lượt 10.000 người

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Năm học 2021-2022, Trường Trung cấp Công nghệ số 10 tuyển sinh được 18 lớp trung cấp và liên thông cao đẳng nghề với hơn 500 học sinh, sinh viên; tư vấn việc làm cho trên 10.000 lượt người.

Nguyên nhân cây cầu vượt hồ đầu tiên ở Hà Nội vắng người qua lại

PHƯƠNG ANH |

Dù đã gần 8 tháng được chính thức đưa vào hoạt động, nhưng cầu vòm thép Linh Đàm vẫn "vô hình" trong mắt người dân.

Nhà ở xã hội bỏ hoang, công nhân thanh lý hợp đồng, nhận lại tiền

Trần Tuấn |

Sau 7 lần bị lỡ hẹn bàn giao, trong khi nhiều lần đến dự án nhà ở xã hội thấy cảnh bỏ hoang, chị H, công nhân KCN Quế Võ tiến hành thanh lý hợp đồng, được chủ đầu tư cam kết hoàn trả tiền đã đóng.

Những quy định quan trọng trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội

Nhóm PV |

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến về dự thảo mới sửa Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng căn bản và toàn diện. Vậy những quy định quan trọng trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội lần này gồm những nội dung nào?

Thành Thắng Group: Từ lâu đài nghìn tỉ đến khách sạn không phép ở Ninh Bình

Quang Dân |

Đại gia Đỗ Văn Tiến (SN 1964) - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần đầu tư Thành Thắng Group - là chủ của lâu đài Thành Thắng, được mệnh danh là công trình nhà ở cao nhất Đông Nam Á. Tập đoàn Thành Thắng cũng là đơn vị xây dựng khách sạn cao cấp 3 sao khi chưa được cấp phép, được Sở Xây dựng Ninh Bình hợp thức hóa cho sai phạm mà Lao Động đã đề cập mới đây.

Công viên rộng hơn 6.000m2 giữa Hà Nội nhếch nhác, hoang tàn

Minh Ánh - Hà Chi |

Sau hơn 20 năm đi vào hoạt động, công viên Bắc Linh Đàm (KĐT Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội) xuống cấp trầm trọng. Tháng 4.2022, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai cho biết, địa phương sẽ tập trung nguồn lực để cải tạo, đầu tư cho dự án này. Tuy nhiên, dù đã hết quý I năm 2023, nhưng việc tu bổ và cải tạo công viên vẫn chưa hề được triển khai.

Xuất khẩu công nghệ số Make in Vietnam đạt 136 tỉ USD năm 2022

Trần Tuấn |

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết, năm 2022, xuất khẩu công nghệ số của Việt Nam ước đạt 136 tỉ USD, tiếp tục khẳng định vai trò của công nghệ số trong đổi mới số, sáng tạo quốc gia.

Sáng nay, khai mạc Diễn đàn doanh nghiệp Công nghệ số quốc gia 2022

Trần Tuấn |

Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ IV năm 2022 có chủ đề “Phát triển bền vững và nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu” sẽ khai mạc vào sáng nay (8.12), tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

Trường Trung cấp Công nghệ số 10 tư vấn việc làm cho trên lượt 10.000 người

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Năm học 2021-2022, Trường Trung cấp Công nghệ số 10 tuyển sinh được 18 lớp trung cấp và liên thông cao đẳng nghề với hơn 500 học sinh, sinh viên; tư vấn việc làm cho trên 10.000 lượt người.