Bùng nổ xu hướng mua sắm trực tuyến tại Ấn Độ

NGUYỄN ĐĂNG (THEO REUTERS) |

Với chi phí Internet rẻ bậc nhất thế giới, các nền tảng kỹ thuật số phát triển mạnh, xu hướng mua sắm trực tuyến của Ấn Độ đã tăng mạnh.

Shivam Vahia, một cư dân ở Mumbai, không thể nhớ lần cuối cùng anh rời khỏi nhà để mua sắm là khi nào. Anh chi khoảng 30.000 rupee (364 USD) mỗi tháng để mua những thứ cần thiết như hàng tạp hóa, quần áo và đồ dùng, tất cả chỉ bằng cách nhấn vào một vài nút trên điện thoại di động thông minh.

“Những khoản chi ngoại tuyến duy nhất của tôi là đi bar và nhà hàng, khi tôi đi gặp bạn bè”, sinh viên tốt nghiệp kỹ sư 24 tuổi cho biết. Vahia là một trong số 1,4 tỉ dân của Ấn Độ, trong số đó có rất nhiều người trẻ hướng đến việc chi tiêu trực tuyến.

Với tốc độ dữ liệu di động rẻ nhất thế giới, nhờ sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và sự phát triển bùng nổ của mạng xã hội và giải trí cá nhân, người tiêu dùng Ấn Độ đang sử dụng kỹ thuật số với tốc độ chóng mặt.

Ấn Độ có gần 700 triệu người dùng điện thoại thông minh, theo ước tính của ICRA, mỗi người tiêu thụ trung bình gần 17GB dữ liệu di động mỗi tháng, cao hơn mức 13GB ở Trung Quốc và 15GB ở Bắc Mỹ. Điều đó cho thấy tiềm năng rất lớn để các nhà đầu tư trong và ngoài Ấn Độ khai thác.

Bain & Co ước tính rằng, thị trường mua sắm trực tuyến của Ấn Độ đạt 50 tỉ USD vào năm 2022, với số lượng người mua sắm trực tuyến là 180-190 triệu - lớn thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Mỹ.

Giá trị thương mại liên quan đến việc tiêu dùng cá nhân chiếm đến 60% GPP có trị giá 3,5 nghìn tỉ USD của Ấn Độ. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội. Họ đã bơm 2,7 tỉ đô la vào 4 lĩnh vực tiêu dùng chính là ôtô, hàng tiêu dùng lâu bền, dịch vụ tiêu dùng và FMCG (hàng tiêu dùng nhanh), từ tháng 4.2022 đến tháng 3.2023, theo dữ liệu từ Công ty lưu ký chứng khoán quốc gia Ấn Độ.

Không chỉ các nhà đầu tư công nghệ mới từ nước ngoài, các công ty tiêu dùng truyền thống trong và ngoài Ấn Độ cũng nâng cấp nền tảng kỹ thuật số để khai thác các khách hàng có xu hướng chi tiêu trực tuyến, đáp ứng nhu cầu đa dạng của họ… Điều đó sẽ tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt thời gian tới.

NGUYỄN ĐĂNG (THEO REUTERS)
TIN LIÊN QUAN

Mua sắm trực tuyến, thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam tăng mạnh

NGUYỄN ĐĂNG |

Mua sắm trực tuyến và thanh toán không tiền mặt là hai xu hướng tiêu dùng nổi bật của người Việt Nam trên không gian mạng năm 2022.

TikTok từ bỏ việc mở rộng dịch vụ mua sắm trực tuyến ở Mỹ và Châu Âu

Diễm Quỳnh |

Công nghệ - Theo tờ Financial Times đưa tin, TikTok đang thu hẹp lại các kế hoạch thương mại trực tuyến của mình ở Châu Âu và Mỹ.

Hà Nội đặt mục tiêu 50% dân số tham gia mua sắm trực tuyến trong năm 2022

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Năm 2022, UBND thành phố tích cực đẩy mạnh hình thức mua sắm trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, hướng tới mục tiêu 50% dân số Hà Nội tham gia mua sắm trực tuyến.

Nga trao cho nước đồng minh khả năng tấn công hạt nhân

Ngọc Vân |

Máy bay chiến đấu Belarus hiện có thể mang theo vũ khí hạt nhân, theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu.

Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ chỉ đạo khẩn vụ nghi người lạ tiếp cận dụ dỗ học sinh

Phong Linh |

Cần Thơ - Liên quan đến nghi vấn xuất hiện người lạ mặt tiếp cận, dụ dỗ học sinh tại TP Cần Thơ, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP Cần Thơ đã chỉ đạo cảnh báo đến các phòng giáo dục quận, huyện.

Mỹ công bố chi tiết gói viện trợ mới 2,6 tỉ USD cho Ukraina

Thanh Hà |

Ngày 4.4, Lầu Năm Góc công bố khoản hỗ trợ quân sự trị giá 2,6 tỉ USD, bao gồm 3 radar giám sát trên không, tên lửa chống tăng và xe tải nhiên liệu cho Ukraina. 

Cơ chế xin cho trong vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Do bị nhũng nhiễu, để được tổ chức các chuyến bay giải cứu, doanh nghiệp phải tăng giá vé, chi phí để có tiền "bôi trơn" cho lãnh đạo các bộ, ngành cả trăm tỉ đồng.

Nghệ An: Bị đóng cửa hàng loạt, chủ quán karaoke kêu cứu

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Bị cơ quan chức năng đóng cửa, yêu cầu dừng hoạt động do không đủ điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy, nhiều chủ cơ sở karaoke "kêu cứu" vì khó khăn chồng chất.

Mua sắm trực tuyến, thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam tăng mạnh

NGUYỄN ĐĂNG |

Mua sắm trực tuyến và thanh toán không tiền mặt là hai xu hướng tiêu dùng nổi bật của người Việt Nam trên không gian mạng năm 2022.

TikTok từ bỏ việc mở rộng dịch vụ mua sắm trực tuyến ở Mỹ và Châu Âu

Diễm Quỳnh |

Công nghệ - Theo tờ Financial Times đưa tin, TikTok đang thu hẹp lại các kế hoạch thương mại trực tuyến của mình ở Châu Âu và Mỹ.

Hà Nội đặt mục tiêu 50% dân số tham gia mua sắm trực tuyến trong năm 2022

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Năm 2022, UBND thành phố tích cực đẩy mạnh hình thức mua sắm trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, hướng tới mục tiêu 50% dân số Hà Nội tham gia mua sắm trực tuyến.