Băng cứu thương từ sữa bò giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương

Anh Vũ |

Băng cứu thương làm từ casein, một loại protein có trong sữa bò, đã được phát hiện giúp cải thiện đáng kể khả năng chữa lành vết thương.

Theo một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu của Đại học College London - UCL (Vương quốc Anh), băng gạc được tẩm casein, một loại protein có trong sữa bò, đã giúp cải thiện đáng kể khả năng chữa lành vết thương ở chuột.

Nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Interface, là thử nghiệm đầu tiên đánh giá lợi ích chữa bệnh của protein casein trên động vật.

Những phát hiện đáng khích lệ mới cho thấy, casein - một chất rẻ và sẵn có với các thuộc tính kháng khuẩn, có khả năng thay thế các vật liệu đắt tiền hơn trong quá trình điều trị vết thương.

Casein là một loại protein được tìm thấy trong sữa của động vật có vú, có nhiều nhất trong sữa bò. Trong thập kỷ qua, sự quan tâm dành cho loại protein này đã tăng lên nhờ các đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống viêm, cũng như công dụng của nó như một chất bổ sung cho chế độ ăn giàu protein.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học tại UCL đã trộn casein nguyên chất với polycaprolactone (PCL), một loại polyester có thể phân hủy sinh học thường được sử dụng làm vật liệu làm băng gạc.

Họ đã sử dụng một kỹ thuật gọi là quay vòng điều áp, được phát triển tại UCL vào năm 2013, để quay hỗn hợp này thành các sợi giống như băng, từ đó họ tạo ra băng thấm làm từ casein.

Những con chuột có vết thương trên da nhỏ, giống hệt nhau, được chia thành ba nhóm. Vết thương của những con trong nhóm đầu tiên được điều trị bằng băng tẩm casein, nhóm thứ hai bằng băng PCL bình thường và nhóm thứ ba không băng.

Quá trình lành vết thương được kiểm tra sau ba, bảy, 10 và 14 ngày bằng cách chụp ảnh và đo vết thương, cũng như kiểm tra chúng dưới kính hiển vi. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, sau 14 ngày, vết thương được điều trị bằng băng tẩm casein đã lành và chỉ còn rộng khoảng 5,2% so với kích thước ban đầu, so với 31,1% ở nhóm băng thông thường và 45,6% ở nhóm không được điều trị. Phân tích cũng xác nhận rằng, băng làm từ casein không độc hại cho sinh vật, ít nhất là với chuột.

Tiến sĩ Jubair Ahmed (Khoa kỹ thuật Cơ khí UCL), tác giả đầu tiên của nghiên cứu, cho biết: “Vật liệu tự nhiên chứa một số đặc tính tuyệt vời, nhiều trong số đó chưa được biết đến. Chúng tôi biết rằng, casein được cho là có lợi ích chữa bệnh và kết quả của chúng tôi cho thấy nó có rất nhiều tiềm năng để sử dụng trong các ứng dụng y tế như băng vết thương. Cần nhiều nghiên cứu hơn để đảm bảo rằng, băng casein an toàn và hiệu quả ở người, nhưng những phát hiện ban đầu này rất hứa hẹn”.

Casein từ lâu đã được đánh giá là một sản phẩm thải của sữa tách béo, nhưng nếu nó được chấp thuận để điều trị ở người thì đó sẽ là một nguyên liệu tương đối rẻ và có thể được sản xuất ở quy mô lớn.

Tuy nhiên, thành phần hóa học và hiệu lực của các chất tự nhiên có thể khác nhau, đây là một vấn đề cần được giải quyết nếu casein được sử dụng trong phòng khám, nơi tính nhất quán là chìa khóa để điều trị an toàn và hiệu quả.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

"Nhà sư" robot gây chú ý ở Nhật Bản

Anh Vũ |

Một trong những điểm thu hút khách du lịch ở Kyoto, Nhật Bản, là Kodai-ji, một ngôi chùa 400 năm tuổi của trường phái Thiền tông Rinzai. Gần đây, ngôi chùa này đã thu hút rất nhiều du khách và tín đồ Phật giáo muốn nghe thuyết pháp từ một "nhà sư" robot, theo Science Times.

Liên Hợp Quốc khuyến nghị cấm điện thoại thông minh trong trường học

Hải Nguyễn |

Tổ chức UNESCO của Liên Hợp Quốc vừa đưa ra khuyến nghị nên cấm điện thoại thông minh trong trường học. Khuyến nghị cho rằng việc cấm điện thoại trong trường học giúp học sinh tập trung trong việc học tập cũng như giảm thiểu tình trạng bạo lực trên mạng.

Sữa bò làm tăng khả năng trẻ sơ sinh mắc tiểu đường lên 78%

Trúc Ly (Theo DailyMail) |

Các nhà khoa học châu Âu nhận thấy trẻ sơ sinh sử dụng sữa bò từ sớm có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1 cao hơn nhiều so với trẻ dùng sữa mẹ.

Thiếu chiến lược quốc gia cho các sản phẩm đặc hữu

Thanh Hải |

Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, vừa tuyên bố tạm dừng xuất khẩu gạo. Quyết định này gây lo ngại về lạm phát giá lương thực thế giới. Nhiều người cho rằng đây cũng là cơ hội cho Việt Nam - một "cường quốc" xuất khẩu gạo. Nhưng cũng nhiều tiếc nuối vì gạo Việt kém thương hiệu...

Phát hoảng khi cản trước ôtô đứt lìa vì vướng phải dây diều

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Vụ việc hy hữu vừa xảy ra với một lái xe trên đường Gia Thượng hướng đi cầu Đông Trù khi cản trước chiếc ôtô bị cắt đứt do vướng phải dây diều.

BlackPink ăn phở, bánh mì gần 300.000 đồng ở Hà Nội

Ý Yên |

Người hâm mộ tìm ra nơi BlackPink ăn phở, bánh mì chính là nhà hàng được Michelin Guide gợi ý trong khách sạn 5 sao trên phố Lê Phụng Hiểu, Hà Nội.

Nút giao An Sương ở cửa ngõ Tây Bắc không còn là điểm đen tai nạn ở TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Nút giao An Sương ở cửa ngõ Tây Bắc không còn nằm trong danh sách điểm đen tai nạn giao thông ở TPHCM nhờ có hầm chui và cầu vượt được đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả.

Tài xế vui mừng khi thông tuyến trên đèo Bảo Lộc

PHAN TUẤN - BẢO TRUNG |

Lâm Đồng - Sau 3 ngày khắc phục sạt lở trên đèo Bảo Lộc, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã cho phép các phương tiện lưu thông qua.

"Nhà sư" robot gây chú ý ở Nhật Bản

Anh Vũ |

Một trong những điểm thu hút khách du lịch ở Kyoto, Nhật Bản, là Kodai-ji, một ngôi chùa 400 năm tuổi của trường phái Thiền tông Rinzai. Gần đây, ngôi chùa này đã thu hút rất nhiều du khách và tín đồ Phật giáo muốn nghe thuyết pháp từ một "nhà sư" robot, theo Science Times.

Liên Hợp Quốc khuyến nghị cấm điện thoại thông minh trong trường học

Hải Nguyễn |

Tổ chức UNESCO của Liên Hợp Quốc vừa đưa ra khuyến nghị nên cấm điện thoại thông minh trong trường học. Khuyến nghị cho rằng việc cấm điện thoại trong trường học giúp học sinh tập trung trong việc học tập cũng như giảm thiểu tình trạng bạo lực trên mạng.

Sữa bò làm tăng khả năng trẻ sơ sinh mắc tiểu đường lên 78%

Trúc Ly (Theo DailyMail) |

Các nhà khoa học châu Âu nhận thấy trẻ sơ sinh sử dụng sữa bò từ sớm có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1 cao hơn nhiều so với trẻ dùng sữa mẹ.