Vụ thang máy khu nhà ở công nhân (Đông Anh, Hà Nội) dừng hoạt động: Công nhân bức xúc... “như bị lừa”!

Bảo Hân |

Như Báo Lao Động đã thông tin, thời gian vừa qua, chỉ 1 trong 2 thang máy của toà chung cư CT1A dành cho công nhân tại Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội hoạt động trở lại. Tuy nhiên, ngay cả chiếc thang máy này cũng chỉ hoạt động được một thời gian ngắn rồi lại hỏng, khiến công nhân lao động thuê trọ tại đây ngán ngẩm, bức xúc.

“Cảm giác như bị lừa”! 

Trước đó, từ khoảng giữa tháng 1.2021, cả 2 thang máy của toà CT1A dừng hoạt động. Đến ngày 18.2, sau khi báo chí vào cuộc, một thang máy đã hoạt động trở lại; chiếc còn lại vẫn “án binh bất động”. Đến ngày 9.3, chiếc thang máy đang hoạt động lại bị hỏng. Chiều 10.3, người của Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà ở xã hội xuống khắc phục, thang máy hoạt động trở lại. Nhưng đến sáng 11.3, thang máy lại không nhúc nhích, báo hại nhiều cư dân tại đây lại phải leo bộ từ tầng cao xuống, rất mệt mỏi.

Trao đổi với phóng viên chiều 11.3, anh T. - cư dân toà nhà bày tỏ: “Công nhân thuê nhà có cảm giác như bị lừa đảo”. Anh T. cho rằng, nhiều phụ nữ mang thai, sắp đến tháng sinh mà phải leo bộ như vậy rất nguy hiểm. “Người thuê rất bức xúc khi các vấn đề trên kéo dài mà không được khắc phục triệt để. Trong khi báo đài đã đưa tin rất nhiều nhưng các cơ quan quản lý cũng không vào cuộc xử lý vấn đề này. Công nhân thuê nhà cảm thấy rất thất vọng về các cơ quan có thẩm quyền” - anh T. nói.

Ngoài ra, anh T. cho rằng, cư dân đóng tiền thuê nhà và tiền phí dịch vụ đủ theo hợp đồng nhưng các dịch vụ thì bên cho thuê không làm đúng với hợp đồng hai bên đã ký, như: Thang máy thì thường xuyên hỏng hóc, nhiều khi còn dừng hẳn nhiều ngày khiến người thuê leo bộ hàng chục tầng); vệ sinh thì rất bẩn; thiết bị chiếu sáng bị hỏng hóc nhiều; công trình xuống cấp như gạch lát lền và tường bong tróc và thấm nước; nhà để xe thì không cho để…). Anh T. mong muốn thang máy phục vụ người dân đi lại phải ổn định và an toàn; hợp đồng thuê nhà cần được tôn trọng và thực hiện đúng các cam kết.

Không bên nào nhận lỗi  

Như Báo Lao Động đã thông tin, liên quan đến sự việc này, mới đây, Báo Lao Động nhận được phản hồi của Sở Xây dựng Hà Nội, cho rằng việc dừng hoạt động thang máy thuộc trách nhiệm của Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội và yếu tố khách quan.

Cụ thể, theo Sở Xây dựng, trong quá trình thực hiện, công ty thực hiện công tác lập và trình dự toán thu, chi công tác quản lý vận hành (bao gồm bảo trì vận hành) chưa đảm bảo thời gian theo quy định trên nên dự toán thu, chi công tác quản lý vận hành năm 2021 được phê duyệt chậm so với quy định.

Tuy nhiên, đại diện công ty phủ nhận ý kiến của Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng công ty chưa đảm bảo thời gian theo quy định thực hiện công tác lập và trình dự toán thu, chi công tác quản lý vận hành năm 2021. Đại diện công ty cho biết, đã trình Văn bản số 256/KHTC-QL&PTN của công ty gửi Sở Xây dựng Hà Nội về việc thẩm định và trình phê duyệt dự toán thu - chi công tác quản lý vận hành khu nhà ở công nhân xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội năm 2021 từ ngày 8.2.2021.

Sáng 11.3, trao đổi với phóng viên, ông Cù Quang Anh - Phó Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Sở Xây dựng Hà Nội) cho rằng, công ty trình Văn bản số 256, nhưng trình thiếu kế hoạch bảo trì, từ đó Sở Xây dựng tổng hợp mới báo cáo Sở Tài chính để Sở Tài chính trình thành phố phê duyệt, ban hành quyết định phê duyệt dự toán thu chi. Ông Anh cho biết, vào tháng 3, công ty mới nộp kế hoạch bảo trì. Khi phóng viên hỏi, nộp kế hoạch bảo trì như vậy có chậm không? ông Anh trả lời, ông không đánh giá, mà… cần hỏi công ty chậm hay không chậm, vì “cái này không có ba-rem bao giờ phải chuyển; chậm hay không chậm”. Theo ông Anh: “Làm gì có quy trình ví dụ trong tháng 1, ông phải xong kế hoạch bảo trì hay phải xong cái A, cái C”.

Ông Bùi Quốc Dũng - Trưởng Phòng Quản lý nhà ở xã hội và tái định cư, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội thì nói rằng, công ty đã thực hiện đúng theo các quy trình, trình tự thủ tục về đầu tư xây dựng cơ bản về hoạt động của một đơn vị.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Vụ thang máy khu nhà ở công nhân dừng hoạt động: Trách nhiệm thuộc về ai?

Quế Chi |

Liên quan đến vụ việc thang máy toà nhà CT1A (khu nhà ở công nhân Kim Chung, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) phải dừng hoạt động, Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, việc dừng hoạt động thang máy thuộc trách nhiệm của Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội (gọi tắt là Công ty - PV) và yếu tố khách quan.

Vụ thang máy nhà ở công nhân: Vì sao Sở Xây dựng Hà Nội chậm trễ trả lời?

Quế Chi |

Liên quan đến vụ việc thang máy toà nhà CT1A (khu nhà ở công nhân Kim Chung, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) phải dừng hoạt động, mặc dù đã đặt lịch làm việc, gửi câu hỏi, nhưng đến sáng 23.2, phóng viên Báo Lao Động vẫn chưa nhận được trả lời của Sở Xây dựng về vụ việc.

Vụ thang máy hỏng, NLĐ phải đi bộ: Công ty chưa nhận được ý kiến chỉ đạo

Quế Chi |

Sau khi Báo Lao Động có nhiều bài viết về thang máy toà nhà CT1A (khu nhà ở công nhân Kim Chung, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) phải dừng hoạt động, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của cư dân, Công ty TNHH Một thành viên quản lý và phát triển nhà Hà Nội vừa có báo cáo gửi Sở Xây dựng Hà Nội.

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15.3

Thúy Ngọc |

Trung Quốc sẽ đón khách quốc tế trở lại sau ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát, bằng cách cấp lại tất cả các loại visa từ 15.3, trong đó có visa du lịch.

Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo khẩn cảnh báo bẫy lừa đảo "con đang cấp cứu"

Vân Trang |

Chiều 14.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Sở cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dân vẫn phải xuất trình giấy xác nhận cư trú, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn

MINH QUÂN |

UBND TPHCM chỉ đạo chấm dứt tình trạng yêu cầu người dân xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng - golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Vụ thang máy khu nhà ở công nhân dừng hoạt động: Trách nhiệm thuộc về ai?

Quế Chi |

Liên quan đến vụ việc thang máy toà nhà CT1A (khu nhà ở công nhân Kim Chung, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) phải dừng hoạt động, Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, việc dừng hoạt động thang máy thuộc trách nhiệm của Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội (gọi tắt là Công ty - PV) và yếu tố khách quan.

Vụ thang máy nhà ở công nhân: Vì sao Sở Xây dựng Hà Nội chậm trễ trả lời?

Quế Chi |

Liên quan đến vụ việc thang máy toà nhà CT1A (khu nhà ở công nhân Kim Chung, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) phải dừng hoạt động, mặc dù đã đặt lịch làm việc, gửi câu hỏi, nhưng đến sáng 23.2, phóng viên Báo Lao Động vẫn chưa nhận được trả lời của Sở Xây dựng về vụ việc.

Vụ thang máy hỏng, NLĐ phải đi bộ: Công ty chưa nhận được ý kiến chỉ đạo

Quế Chi |

Sau khi Báo Lao Động có nhiều bài viết về thang máy toà nhà CT1A (khu nhà ở công nhân Kim Chung, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) phải dừng hoạt động, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của cư dân, Công ty TNHH Một thành viên quản lý và phát triển nhà Hà Nội vừa có báo cáo gửi Sở Xây dựng Hà Nội.