Vào cuộc ngay để đưa nghị quyết vào cuộc sống

Thanh Hằng |

Quảng Ninh - Ngay khi Nghị quyết Đại hội Công đoàn Quảng Ninh lần thứ 14 nhiệm kỳ 2023-2028 được thông qua, các cấp công đoàn tỉnh Quảng Ninh triển khai thực hiện ngay để Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống.

Những mục tiêu quan trọng

Nghị quyết Đại hội công đoàn Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2028, toàn tỉnh có 280.000 đoàn viên công đoàn; 100% doanh nghiệp có 25 công nhân, lao động trở lên có tổ chức Công đoàn; ít nhất 85% công nhân lao động tại các doanh nghiệp được tuyên truyền, phổ biến, học tập, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công nhân lao động và tổ chức Công đoàn..

Ngoài ra, 85% trở lên doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức Công đoàn đủ điều kiện đại diện, thương lượng, ký kết được thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật; 85% trở lên số vụ việc của đoàn viên có nhu cầu tư vấn, giải quyết tranh chấp lao động sẽ có đại diện công đoàn tham gia hoặc được công đoàn hỗ trợ.

Nghị quyết Đại hội cũng xác định các khâu đột phá như: Tập trung nguồn lực thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, trọng tâm là giám sát, phản biện xã hội nhằm nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể; Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là chủ tịch công đoàn cơ sở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn, trọng tâm là chuyển đổi số toàn diện, ưu tiên lĩnh vực quản lý đoàn viên và tài chính công đoàn.

Khẩn trương vào cuộc

Với hàng loạt những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng đó, ngay từ đầu nhiệm kỳ, các cấp công đoàn cùng với đội ngũ CBCNVCLĐ toàn tỉnh đã sôi nổi bắt tay ngay vào triển khai thực hiện góp phần đảm bảo thành công Nghị quyết Đại hội.

Theo ông Phạm Hoài Ân - Chủ tịch Công đoàn viên chức (CĐVC) tỉnh Quảng Ninh, để triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm đề ra trong Nghị quyết Đại hội 14, CĐVC tỉnh triển khai nhiều giải pháp, trong đó tập trung chỉ đạo CĐCS nắm bắt tình hình đời sống, tư tưởng, việc làm, thu nhập của đoàn viên, NLĐ, nhất là những đơn vị, DN còn khó khăn trong SXKD. Chỉ đạo các CĐCS tham gia xây dựng thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức tuyên truyền theo hướng chủ động, kịp thời, hiệu quả, sát với điều kiện thực tiễn.

Công đoàn trường Đại học Hạ Long là một trong số những Công đoàn cơ sở của CĐVC tỉnh Quảng Ninh. Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan - Chủ tịch Công đoàn trường Đại học Hạ Long- cho biết, việc triển khai thực hiện các mục tiêu Nghị quyết của Đại hội đã được BCH Công đoàn Trường đặc biệt quan tâm, triển khai bằng nhiều hình thức. Cụ thể: Xây dựng chương trình hành động, kế hoạch hoạt động toàn khóa; tổ chức phát động qua các phong trào thi đua, gắn với các nhiệm vụ chính trị của các đơn vị trong Nhà trường qua các nhiệm vụ cụ thể, trọng tâm là phát triển đa dạng, hiệu quả các hoạt động chăm lo lợi ích cho đoàn viên công đoàn, đổi mới cơ chế hoạt động xã hội của công đoàn theo hướng góp phần đảm bảo quyền an sinh xã hội. Nâng cao năng lực đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho CB,VC-LĐ, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách có liên quan đến lợi ích của người lao động.

LĐLĐ thị xã Quảng Yên đặt mục tiêu phấn đấu hằng năm, 95% đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động nơi có tổ chức công đoàn được phổ biến thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật lao động của Nhà nước, các nghị quyết của công đoàn.

Kết nạp mới 12.000 đoàn viên, số đoàn viên tăng thêm là 10.000. Đến đến hết năm 2028, số đoàn viên thuộc LĐLĐ thị xã quản lý là 25.000 đoàn viên. 90% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn đại diện, thương lượng, ký kết được thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật. 80% số vụ việc của đoàn viên có nhu cầu tư vấn, tranh tụng về quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng sẽ có đại diện công đoàn tham gia hoặc hỗ trợ...

Theo ông Tô Duy Tòng – Chủ tịch LĐLĐ thị xã Quảng Yên - để thực hiện các mục tiêu trên, LĐLĐ Quảng Yên tập trung thực hiện 3 khâu đột phá, trong đó chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho NLĐ, với trọng tâm là giám sát thỏa ước lao động tập thể, xây dựng các chế độ chính sách cho đoàn viên, NLĐ. Cùng với đó là đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ CĐCS, nhất là cán bộ CĐ doanh nghiệp ngoài nhà nước…

Thanh Hằng
TIN LIÊN QUAN

Hàng trăm công nhân ở Nam Định bị nợ lương do công ty dừng hoạt động

Hà Vi |

Hơn 100 công nhân lao động làm việc tại Công ty TNHH HUE VINA (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) mất việc làm, bị nợ lương, nợ BHXH do công ty khó khăn phải dừng hoạt động.

Học thêm chèn vào lịch học chính, phụ huynh có dám không đăng kí?

Nhóm PV |

Nhiều trường học chèn lịch học thêm, dạy thêm vào giờ học chính, khiến phụ huynh rơi vào thế khó, buộc phải đăng kí cho con.

Tiệm lồng đèn Trung thu bằng vỏ lon hiếm hoi giữa Sài Gòn

Như Quỳnh |

Những chiếc lồng đèn Trung thu bằng lon do ông Nguyễn Văn Tuấn treo tại góc nhỏ trên đường Nguyễn Phi Khanh (Quận 1, TPHCM) khiến nhiều người phải ngoái nhìn.

Xuất hiện áp thấp mới gần Biển Đông

Song Minh |

Vùng áp thấp được phát hiện cách Infanta, Quezon, Philippines 125 km về phía đông đông bắc.

Khai mạc ASIAD 19: Vì một nền thể thao Việt Nam mạnh mẽ

HOÀI VIỆT |

Hôm nay (23.9), Lễ khai mạc Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 19 (ASIAD 19) chính thức diễn ra tại Sân vận động Olympic Hàng Châu.

Đảo lộn cuộc sống vì chung cư mini không cho gửi xe

THU GIANG |

Từ vụ cháy chung cư mini trên phố Khương Hạ khiến nhiều người tử vong, các đoàn kiểm tra của quận Thanh Xuân (Hà Nội) mới đây đã bất ngờ yêu cầu chủ tòa nhà di dời xe máy, xe đạp điện ra khỏi chung cư mini, nhà trọ khiến nhiều người dân hoang mang.

Để hoàn thiện sớm cao tốc ở Đắk Lắk phải chuyển đổi nhanh đất rừng

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Theo lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đắk Lắk, muốn địa phương hoàn thiện khâu giải phóng mặt bằng, bàn giao đất sạch để triển khai xây dựng tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa thì Trung ương phải sớm cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng vùng dự án đi qua.

EVN bớt lỗ gần 7.000 tỉ đồng, giá điện vẫn “doạ” tăng

Cường Ngô |

Sau khi tăng giá điện hồi tháng 5, số lỗ của EVN dự kiến trong 8 tháng đầu năm 2023 đã bớt khoảng 6.700 tỉ đồng nhưng vẫn ở mức hơn 28.700 tỉ đồng. Đại diện Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho rằng, để đảm bảo cân bằng được tài chính cho EVN, quan trọng nhất vẫn là giảm giá nhiên liệu bán cho điện từ các nhà cung cấp trong nước, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và cho phép điều chỉnh giá điện để thu hồi các chi phí chưa được tính đầy đủ vào giá điện.