EVN bớt lỗ gần 7.000 tỉ đồng, giá điện vẫn “doạ” tăng

Cường Ngô |

Sau khi tăng giá điện hồi tháng 5, số lỗ của EVN dự kiến trong 8 tháng đầu năm 2023 đã bớt khoảng 6.700 tỉ đồng nhưng vẫn ở mức hơn 28.700 tỉ đồng. Đại diện Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho rằng, để đảm bảo cân bằng được tài chính cho EVN, quan trọng nhất vẫn là giảm giá nhiên liệu bán cho điện từ các nhà cung cấp trong nước, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và cho phép điều chỉnh giá điện để thu hồi các chi phí chưa được tính đầy đủ vào giá điện.

Tiếp tục lỗ chồng lỗ

Trao đổi với Báo Lao Động về tình hình tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), một đại diện tập đoàn này cho biết, theo số liệu báo cáo tài chính, 8 tháng đầu năm 2023, EVN dự kiến lỗ tới hơn 28.700 tỉ đồng. Như vậy, cùng với số lỗ 26.500 tỉ đồng của năm 2022, tính đến thời điểm hiện tại, công ty mẹ EVN lỗ tổng cộng khoảng trên 55.000 tỉ đồng.

Lý do khiến EVN tiếp tục lỗ lớn trong 8 tháng năm 2023 là do kinh doanh dưới giá vốn; giá nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng cao trong mấy tháng đầu năm 2023 (mặc dù có giảm so với năm 2022).

Trao đổi với Lao Động, ông Trần Việt Hoà - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) - cho biết, hiện nay, diễn biến giá nhiên liệu cho sản xuất điện vẫn còn nhiều bất lợi cho ngành điện mặc dù đã có giảm so với năm 2022 nhưng vẫn giữ giá ở mức cao so với các năm trước đó.

Cụ thể, giá than nhập khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2023 khoảng 210USD/tấn, thấp hơn bình quân năm 2022 (khoảng 360USD/tấn), nhưng vẫn cao hơn nhiều so với bình quân các năm 2019 - 2021 (khoảng 92USD/tấn). Giá dầu HSFO trên thế giới dùng để xác định giá khí thị trường 6 tháng đầu năm 2023 khoảng 423USD/tấn, thấp hơn năm 2022 (522USD/tấn), nhưng vẫn cao hơn nhiều so với bình quân các năm 2019 - 2021 (khoảng 344USD/tấn).

"Việc giá nhiên liệu giữ ở mức cao tiếp tục ảnh hưởng đến chi phí mua điện của năm 2023. Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2023 vừa qua thời tiết nắng nóng, phụ tải tăng cao, đồng thời thủy văn gặp nhiều bất lợi, nên sản lượng điện từ các nhà máy thủy điện thấp, dẫn đến hệ thống phải huy động tối đa các nhà máy nhiệt điện (than, khí và dầu)" - ông Trần Việt Hoà cho hay.

Nói về việc cung cấp than cho sản xuất điện của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), theo ông Hoà, từ năm 2019 việc khai thác, cung cấp than sản xuất trong nước của TKV, Tổng Công ty Đông Bắc gặp nhiều khó khăn, cơ bản đã tới hạn, nên các nhà cung cấp phải nhập khẩu than về để phối trộn với than trong sản xuất trong nước (than pha trộn để bán cho sản xuất điện).

Hiện nay TKV, Tổng Công ty Đông Bắc chỉ cung cấp than trong nước cho một số ít nhà máy điện. Đó là các Nhà máy điện BOT (Mông Dương 2, Vĩnh Tân 1, Hải Dương); các nhà máy của TKV Power (Na Dương, Cao Ngạn, Sơn Động, Cẩm Phả, Mạo Khê). Các nhà máy còn lại (công suất chiếm phần lớn của EVN, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, EVNGENCO, nhà đầu tư IPP - dự án điện độc lập) thì TKV, Tổng Công ty Đông Bắc cung cấp than pha trộn.

"Tỉ trọng than nhập khẩu trong than trộn khoảng 40 - 60%" - ông Hoà nói và khẳng định, cơ bản giá than pha trộn sẽ biến động theo giá than nhập khẩu. Trường hợp nếu TKV điều chỉnh giá than trong nước thì đồng thời chi phí mua điện của EVN từ các nguồn điện sử dụng than trong nước, than pha trộn sẽ tăng lên.

Hiện hữu nguy cơ tăng giá điện

Nói về các giải pháp giúp EVN có thể tiến tới cân bằng tài chính, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho rằng, thực tế thời gian qua và hiện nay EVN đã tiến hành nhiều giải pháp để góp phần cân bằng tài chính như phát động phong trào tiết kiệm điện trên toàn quốc, giải pháp về tiết kiệm điện.

"Tuy nhiên, những giải pháp nêu trên chỉ mang tính chất hỗ trợ, để đảm bảo cân bằng được tài chính thì quan trọng nhất vẫn là giảm giá nhiên liệu bán cho điện từ các nhà cung cấp trong nước, huy động tối ưu các nguồn phát điện, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và cho phép điều chỉnh giá điện để thu hồi các chi phí chưa được tính đầy đủ vào giá điện" - ông nói.

Cần chuyển giá điện sang vận hành theo giá thị trường

Tại phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2023, ngày 19.9, PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - nêu quan điểm, cần chuyển giá điện sang vận hành theo giá thị trường, tương tự việc áp dụng nhanh cơ chế giá thị trường với gạo.

“Cần luật hóa cơ chế điều chỉnh giá điện”

Tại báo cáo thẩm tra vừa gửi Quốc hội về thực hiện các nghị quyết từ đầu nhiệm kỳ, Ủy ban Kinh tế cũng nhận xét, giá bán lẻ điện chưa theo kịp thực tế phát triển thị trường, không phản ánh kịp thời chi phí nhiên liệu đầu vào, cũng như khan hiếm cung - cầu điện. Theo đó, khung pháp lý cho việc tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh vẫn chưa được hoàn thiện. Các nhà máy điện tái tạo được xây dựng theo tư duy "giá FIT", gặp nhiều rủi ro khi tham gia chào giá trên thị trường điện cạnh tranh.

Mặt khác, chính sách về giá điện cũng bộc lộ bất cập, như chưa tách bạch các chi phí về giá phân phối điện, phí điều độ vận hành hệ thống... Điều này đặt ra yêu cầu cần luật hóa cơ chế điều chỉnh giá điện, theo cơ quan thẩm tra của Quốc hội.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

EVN thua lỗ nặng, tăng giá điện để bù đắp là không sòng phẳng

Lê Thanh Phong |

Theo số liệu báo cáo tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), 8 tháng đầu năm 2023, EVN dự kiến lỗ tới hơn 28.700 tỉ đồng.

Điều gì khiến EVN lỗ gần 29.000 tỉ đồng trong 8 tháng năm 2023?

Cường Ngô |

Nhờ tăng giá điện hồi đầu tháng 5, EVN dự kiến kéo giảm số lỗ trong 8 tháng năm 2023 xuống hơn 28.700 tỉ đồng, giảm khá nhiều so với mức lỗ hơn 35.400 tỉ đồng của nửa đầu năm. Một đại diện doanh nghiệp này khẳng định, lý do khiến EVN lỗ là vì giá nguyên nhiên liệu đầu vào vẫn tăng cao trong những tháng đầu năm 2023...

EVN lỗ gần 29.000 tỉ đồng trong 8 tháng năm 2023

Cường Ngô |

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, tính trong 8 tháng năm 2023, số lỗ của EVN dự kiến là hơn 28.700 tỉ đồng. Trong khi đó, cả năm 2022, EVN lỗ khoảng hơn 26.000 tỉ đồng.

Tuyển Việt Nam và lộ trình chuẩn bị cho vòng loại thứ 2 World Cup 2026

NHÓM PV |

Sau trận đấu với tuyển Trung Quốc, tuyển Việt Nam còn 2 trận đấu với Uzbekistan và Hàn Quốc trong dịp FIFA Days tháng 10. Đây là bước chuẩn bị quan trọng của thầy trò huấn luyện viên Troussier cho vòng loại thứ 2 World Cup 2026 khu vực Châu Á. Góc nhìn thể thao số 132 cùng bình luận viên Quang Tùng đưa ra những vấn đề của tuyển Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt Nam có thể chinh phục thế giới với nỗ lực và khát vọng

Anh Kiệt |

Đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực không ngừng ghi dấu thương hiệu Việt trên bản đồ thế giới. Không chỉ dừng lại ở câu chuyện làm giàu với cá nhân mà doanh nghiệp đang dần thể hiện trách nhiệm với môi trường và cộng đồng, với sự chuyển dịch rất rõ trong chiến lược kinh doanh.

Chờ màn thể hiện của Quang Hải trận tuyển Việt Nam và Uzbekistan

DIỆU LINH |

Tiền vệ Quang Hải nhiều khả năng sẽ được huấn luyện viên Troussier sử dụng đá chính trong trận tuyển Việt Nam gặp Uzbekistan ngày 13.10.

Liên hoan Phim Quốc tế Busan và cơ hội vươn xa cho phim Việt

Anh Tuấn |

Từ nhiều năm qua, các nhà làm phim Việt đã hiện diện tại Liên hoan Phim (LHP) Quốc tế Busan. Đây là một trong những thị trường điện ảnh lớn nhất châu Á, người bán kẻ mua tấp nập, mang đến nhiều cơ hội cho phim Việt để được chiếu tại hệ thống rạp các nước.

Chiến lược chuyển đổi năng lượng của Nga

Song Minh |

Phát biểu tại phiên toàn thể Diễn đàn Quốc tế Tuần Năng lượng Nga ngày 11.10 tại Mátxcơva, Tổng thống Nga Vladimir Putin phác thảo 4 yếu tố chính trong chiến lược chuyển đổi năng lượng của Nga.

EVN thua lỗ nặng, tăng giá điện để bù đắp là không sòng phẳng

Lê Thanh Phong |

Theo số liệu báo cáo tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), 8 tháng đầu năm 2023, EVN dự kiến lỗ tới hơn 28.700 tỉ đồng.

Điều gì khiến EVN lỗ gần 29.000 tỉ đồng trong 8 tháng năm 2023?

Cường Ngô |

Nhờ tăng giá điện hồi đầu tháng 5, EVN dự kiến kéo giảm số lỗ trong 8 tháng năm 2023 xuống hơn 28.700 tỉ đồng, giảm khá nhiều so với mức lỗ hơn 35.400 tỉ đồng của nửa đầu năm. Một đại diện doanh nghiệp này khẳng định, lý do khiến EVN lỗ là vì giá nguyên nhiên liệu đầu vào vẫn tăng cao trong những tháng đầu năm 2023...

EVN lỗ gần 29.000 tỉ đồng trong 8 tháng năm 2023

Cường Ngô |

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, tính trong 8 tháng năm 2023, số lỗ của EVN dự kiến là hơn 28.700 tỉ đồng. Trong khi đó, cả năm 2022, EVN lỗ khoảng hơn 26.000 tỉ đồng.