Lễ cầu siêu, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Gạc Ma:

Tưởng nhớ những anh hùng đã hy sinh để bảo vệ biển đảo quê hương

Nhóm PV |

Với những ai đã một lần đến với Trường Sa chắc sẽ không thể quên được những giây phút thiêng liêng, thả những vòng hoa đăng xuống biển tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ hy sinh bảo vệ quần đảo. Và hôm nay bên bờ biển Bãi Dài, Cam Ranh, Khánh Hòa - nơi những người con đất Việt từ biệt quê hương, ra đi gìn giữ biển đảo Tổ quốc ngày nào và không trở về nữa, những vòng hoa đăng tri ân một lần nữa được tổ chức Công đoàn Việt Nam thắp lên gửi đến anh hùng liệt sĩ Gạc Ma, gửi vào lòng biển mẹ ước vọng hòa bình của bao thế hệ.

Gặp các anh ở Gạc Ma

Trong dòng người đến Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) những ngày tháng 7, ông Trần Văn Chính (đang ở tại Hải Phòng) em trai liệt sĩ Trần Văn Chức (quê huyện Hưng Hà, Thái Bình) mang theo chiếc ba lô nhỏ trong đó chỉ bỏ gọn vài bộ áo quần. Bao năm mong mỏi, bởi điều kiện khách quan lẫn chủ quan, ông Chính và gia đình chưa một lần đến được nơi anh trai cùng đồng đội hy sinh và cả nơi được xem như “mộ” chung của các anh.

“Hôm nay đông đảo người thân 64 anh hùng liệt sĩ tụ hội về đây, cùng tổ chức lễ cầu siêu cho các anh. Gặp các anh ở Gạc Ma, tôi cũng thay mặt cho người mẹ già đã khuất dâng nén hương cho liệt sĩ Trần Văn Chức và 63 liệt sĩ còn lại” - ông Chính chia sẻ.

Bà Đỗ Thị Hà - vợ liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh (đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988) chia sẻ, Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma là địa chỉ quen thuộc của nhiều thân nhân các liệt sĩ tìm đến để thắp hương. Chứng kiến tấm lòng thành kính của dân cả nước với Khu tưởng niệm Gạc Ma, đặc biệt là buổi cầu siêu tối ngày mai (23.7), bà Hà và mọi người càng thấy như được chia sẻ nỗi mất mát của gia đình một phần nào đó.

“Bên cạnh tâm nguyện được đến khu tưởng niệm dâng hương, nhiều thân nhân liệt sĩ mong muốn Đảng, Nhà nước sớm có những chính sách nhằm đưa hài cốt của các anh hùng liệt sĩ trở về với đất mẹ” - bà Hà tâm sự.

Trường hợp thân nhân liệt sĩ Trần Văn Chức, Đinh Ngọc Doanh chỉ là 2 trong số 64 thân nhân của các anh hùng liệt sĩ Gạc Ma được đến Khu tưởng niệm Gạc Ma để dâng hương, hoa cho những người đã khuất. Đây là một trong số các hoạt động tri ân của Tổng LĐLĐ Việt Nam nhân dịp kỷ niệm Thương binh liệt sĩ 27.7 năm nay. Ngoài việc sắp xếp cho thân nhân các liệt sĩ vào Khánh Hòa, Tổng LĐLĐ Việt Nam còn tổ chức một buổi lễ cầu siêu, tưởng niệm, tri ân anh linh các anh hùng liệt sĩ Gạc Ma tại Khu tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma.

Loạt hoạt động ý nghĩa

Ông Võ Duy Trúc - Chánh Văn Phòng LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa, kiêm Giám đốc Ban Quản lý Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma chia sẻ, ngày mai là ngày 23.7, đông đảo thân nhân các liệt sĩ sẽ được vào Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Năm nay, Ban Tổ chức đã gửi thư mời cho 64 thân nhân liệt sĩ và đa phần mọi người đều sắp xếp thời gian để tham gia hoạt động cầu siêu tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Đến nay, công tác chuẩn bị cho buổi lễ cầu siêu đã cơ bản hoàn thành.

“Lễ cầu siêu 64 anh hùng liệt sĩ tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma là một lời tri ân của người dân trong cả nước đối với các anh hùng đã anh dũng hy sinh bảo vệ biển đảo quê hương. Sự kiện còn góp phần nhắc nhớ, giáo dục lịch sử cho các thế hệ mai sau về những mốc lịch sử trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc” - ông Võ Duy Trúc tâm sự.

Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma trước Ngày Thương binh - Liệt sĩ được sửa sang tươm tất để đón các đoàn khách, cựu chiến binh, người dân từ khắp nơi đổ về để dâng hương.
Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma trước Ngày Thương binh - Liệt sĩ được sửa sang tươm tất để đón các đoàn khách, cựu chiến binh, người dân từ khắp nơi đổ về để dâng hương.

Sát ngày tổ chức lễ cầu siêu, trong khuôn viên Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma lại được sửa soạn khang trang, ấm cúng để đón các đoàn khách, thân nhân liệt sĩ từ khắp nơi về dâng hương, hoa. Với nhiều đoàn khách phương xa, có thể nói khu tưởng niệm chính là địa chỉ “đỏ” về truyền thống cách mạng, nơi giáo dục cho thế hệ hôm nay tinh thần yêu nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Anh Nguyễn Huỳnh Minh Phúc - Phó Bí thư Đoàn Trường Đại học KHXH và Nhân văn TPHCM - cho biết, nhân chuyến hành trình thiện nguyện của Đoàn trường, anh Phúc và các bạn sinh viên đã lựa chọn Khu tưởng niệm Gạc Ma để dâng hương, hoa. Anh Phúc nhấn mạnh, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của tổ quốc Việt Nam, đồng thời ca ngợi các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, đặc biệt là 64 cán bộ chiến sĩ hải quân và công binh đã anh dũng hy sinh tại đảo Gạc Ma trong cuộc đấu tranh với hành động dùng vũ lực quân sự xâm chiếm đảo bất hợp pháp của Trung Quốc.

“Chúng tôi bày tỏ lòng thành kính tri ân tới các anh hùng liệt sĩ, cầu mong các anh hùng liệt sĩ phù hộ cho thế hệ hôm nay và mai sau giữ vững chủ quyền” - lời chia sẻ của anh Phúc trong lúc dâng hương.

Từ năm 2017 đến tháng 6.2022, khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma đã đón khoảng 3.000 đoàn với khoảng 500.000 lượt khách đến thăm viếng. Bên cạnh đó, đến nay đã có 20 đơn vị chọn khu tưởng niệm tổ chức lễ kết nạp đảng viên, 112 đoàn tổ chức lễ kết nạp đoàn viên, 12 trường tổ chức “Hát Quốc ca tại địa chỉ đỏ” và nhiều đoàn đến sinh hoạt truyền thống, giáo dục lịch sử.

Vào dịp Tết Nguyên đán, kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ, ngày thành lập quân đội nhân dân hằng năm, Ban quản lý Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma đều tổ chức lễ tưởng niệm trang trọng, theo đúng phong tục truyền thống của dân tộc. Có một điều đáng mừng là trong những năm trở lại đây, số lượng nhân dân trong cả nước, Việt kiều, người nước ngoài đã biết đến khu tưởng niệm nhiều hơn.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Liệt sĩ Gạc Ma và những kỷ vật còn mãi

Tô Thế - Phong Linh |

Những cuốn sách tiếng Nga, bộ quần áo Hải quân -  là những kỷ vật hiếm hoi mà thân nhân liệt sĩ Kiều Văn Lập (Phúc Thọ, Hà Nội) nhận lại sau khi anh Lập hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988.

Thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ Kiều Văn Lập, người đã hy sinh tại Gạc Ma

THẾ LINH |

Hà Nội - Sáng 20.7, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam và ông Nguyễn Ngọc Hiển - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Lao Động, Giám đốc Quỹ Xã hội từ thiện Tấm Lòng Vàng có buổi thăm hỏi tri ân thân nhân liệt sĩ Kiều Văn Lập (Phúc Thọ, Hà Nội) - người có công trong cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma.

Mẹ liệt sĩ Gạc Ma - người 29 năm mặc áo của con, đã không còn trên đời

Tường Minh |

Đà Nẵng Gặp lại ông Nguyễn Văn Tấn, Trưởng Ban Liên lạc Bộ đội Trường Sa thành phố Đà Nẵng, chúng tôi mới hay bà Lê Thị Muộn, mẹ của liệt sĩ Gạc Ma Phan Văn Sự - người suốt 29 năm giữ bên mình chiếc áo kỷ vật của con đã không còn trên cõi đời.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Liệt sĩ Gạc Ma và những kỷ vật còn mãi

Tô Thế - Phong Linh |

Những cuốn sách tiếng Nga, bộ quần áo Hải quân -  là những kỷ vật hiếm hoi mà thân nhân liệt sĩ Kiều Văn Lập (Phúc Thọ, Hà Nội) nhận lại sau khi anh Lập hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988.

Thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ Kiều Văn Lập, người đã hy sinh tại Gạc Ma

THẾ LINH |

Hà Nội - Sáng 20.7, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam và ông Nguyễn Ngọc Hiển - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Lao Động, Giám đốc Quỹ Xã hội từ thiện Tấm Lòng Vàng có buổi thăm hỏi tri ân thân nhân liệt sĩ Kiều Văn Lập (Phúc Thọ, Hà Nội) - người có công trong cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma.

Mẹ liệt sĩ Gạc Ma - người 29 năm mặc áo của con, đã không còn trên đời

Tường Minh |

Đà Nẵng Gặp lại ông Nguyễn Văn Tấn, Trưởng Ban Liên lạc Bộ đội Trường Sa thành phố Đà Nẵng, chúng tôi mới hay bà Lê Thị Muộn, mẹ của liệt sĩ Gạc Ma Phan Văn Sự - người suốt 29 năm giữ bên mình chiếc áo kỷ vật của con đã không còn trên cõi đời.