Thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ Kiều Văn Lập, người đã hy sinh tại Gạc Ma

THẾ LINH |

Hà Nội - Sáng 20.7, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam và ông Nguyễn Ngọc Hiển - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Lao Động, Giám đốc Quỹ Xã hội từ thiện Tấm Lòng Vàng có buổi thăm hỏi tri ân thân nhân liệt sĩ Kiều Văn Lập (Phúc Thọ, Hà Nội) - người có công trong cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma.

Kỷ vật người lính Trường Sa

Liệt sĩ Kiều Văn Lập sinh năm 1963, tại thôn Phù Long, xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ (Hà Nội). Anh Lập là con thứ 5 trong gia đình có đông con. Đến năm 1983, anh Lập xung phong nhập ngũ.

Một thời gian sau, anh Kiều Văn Lập được cử về Trung đoàn công tác. Anh nhường cho đồng đội cơ hội đi Ba Lan học đóng tàu để được phục vụ trong quân ngũ lâu dài. Hai năm sau, anh được cử đi học Trường Sĩ quan chỉ huy - Kỹ thuật Hải quân (Khánh Hòa).

Nhắc đến anh Lập, anh Kiều Văn Hùng - em trai liệt sĩ, hiện là Chủ tịch UBND xã Long Xuyên (Phúc Thọ, Hà Nội) - lại không nén nổi xúc động. Anh Hùng kể, anh Lập là người ham học, hiền lành, học giỏi, bạn bè, anh em đều yêu quý.

"Anh Lập thường xuyên dạy bảo các em, trước hết là ngoan ngoãn, nghe lời bố mẹ bởi bố mẹ làm nông, rất vất vả. Anh cũng rất chú tâm vào việc rèn giũa các em học tập, tối nào cũng dạy các em học, giao bài tập và kiểm tra bài vào cuối buổi" - anh Kiều Văn Hùng xúc động chia sẻ.

 
Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam (thứ hai, từ trái qua) và ông Nguyễn Ngọc Hiển - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Lao Động (ngoài cùng, bên trái) thắp hương tại bàn thờ liệt sĩ Kiều Văn Lập.

Năm 1988, cũng là năm anh Kiều Văn Lập chuẩn bị tốt nghiệp, anh được cử đi theo đoàn thực hiện nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa và đã vĩnh viễn nằm lại biển khơi ở tuổi 25. Anh hy sinh để làm nên vòng tròn bất tử trên đá Gạc Ma năm 1988. Kỷ vật duy nhất của người lính Trường Sa vẫn còn lại hôm nay chính là một chồng sách tiếng Nga đóng bìa cứng, in hình minh họa rất đẹp, cùng bộ quần áo Hải quân…

"Gia đình chúng tôi luôn tự hào về anh. Sự hy sinh cao cả của anh là tấm gương để chúng tôi noi theo" - anh Kiều Văn Hùng chia sẻ.

 
Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam (thứ hai, từ trái qua) và ông Nguyễn Ngọc Hiển - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Lao Động (ngoài cùng bên trái) - ân cần thăm hỏi thân nhân liệt sĩ Kiều Văn Lập.

Luôn ghi nhớ công lao của cha anh

Có mặt tại gia đình liệt sĩ Kiều Văn Lập sáng 20.7, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam và ông Nguyễn Ngọc Hiển - Tổng Biên tập Báo Lao Động - đã ân cần thăm hỏi bà Lê Thị Phượng, mẹ liệt sĩ Lập, cùng toàn thể gia đình.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, liệt sĩ Kiều Văn Lập cùng đồng đội năm xưa đã anh dũng ngã xuống cũng như bao liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc, vì cuộc sống tươi đẹp ngày hôm nay. Các thế hệ hôm nay luôn biết ơn, ghi nhớ công lao của cha anh và đang từng ngày lao động, học tập xây dựng đất nước ngày càng phát triển xứng đáng với hy sinh, cống hiến của các anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh.

Thay mặt báo Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Hiển cũng bày tỏ sự tri ân đối với những hy sinh, cống hiến to lớn của các bậc cách mạng tiền bối, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công; đồng thời khẳng định Báo Lao Động, Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng sẽ tiếp tục có nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với đất nước.

Nhân dịp này, ông Ngọ Duy Hiểu đã trao quà từ Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng Lao Động và quà từ Công đoàn Viên chức Việt Nam. Ông Nguyễn Ngọc Hiển cũng đã trao quà của Báo Lao Động tới thân nhân liệt sĩ Kiều Văn Lập.

THẾ LINH
TIN LIÊN QUAN

Mẹ liệt sĩ Gạc Ma ở Đà Nẵng ngày một vắng đi

Hoàng Văn Minh |

Gặp lại ông Nguyễn Văn Tấn - Trưởng ban Liên lạc Bộ đội Trường Sa Thành phố Đà Nẵng - tôi mới hay bà Lê Thị Muộn, mẹ của liệt sĩ Gạc Ma Phan Văn Sự - người suốt 29 năm mặc chiếc áo di vật của con đã không còn trên cõi đời. Mẹ liệt sĩ Gạc Ma ở Đà Nẵng ngày một vắng đi.

Công đoàn Đường sắt Việt Nam dâng hương tại khu tưởng niệm Gạc Ma

Phương Linh |

Có mặt tại khu tưởng niệm Gạc Ma (xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) nhiều cán bộ công đoàn Đường sắt Việt Nam không nén được nỗi niềm xúc động.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm hỏi gia đình liệt sĩ Gạc Ma

QUÁCH DU - XUÂN HÙNG |

Thanh Hóa - Ngày 15.7, đồng chí Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và đồng chí Nguyễn Ngọc Hiển - Tổng Biên tập Báo Lao Động đã về Thanh Hóa dâng hương tưởng niệm, thăm hỏi thân nhân liệt sĩ Đỗ Viết Thành (ở thôn 1, xã Thiệu Tân, huyện Thiệu Hóa), tại đây, đại diện lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và Báo Lao Động đã thành kính dâng hương tưởng nhớ, tri ân liệt sĩ Đỗ Viết Thành và thăm hỏi, trao quà cho gia đình liệt sĩ.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Mẹ liệt sĩ Gạc Ma ở Đà Nẵng ngày một vắng đi

Hoàng Văn Minh |

Gặp lại ông Nguyễn Văn Tấn - Trưởng ban Liên lạc Bộ đội Trường Sa Thành phố Đà Nẵng - tôi mới hay bà Lê Thị Muộn, mẹ của liệt sĩ Gạc Ma Phan Văn Sự - người suốt 29 năm mặc chiếc áo di vật của con đã không còn trên cõi đời. Mẹ liệt sĩ Gạc Ma ở Đà Nẵng ngày một vắng đi.

Công đoàn Đường sắt Việt Nam dâng hương tại khu tưởng niệm Gạc Ma

Phương Linh |

Có mặt tại khu tưởng niệm Gạc Ma (xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) nhiều cán bộ công đoàn Đường sắt Việt Nam không nén được nỗi niềm xúc động.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm hỏi gia đình liệt sĩ Gạc Ma

QUÁCH DU - XUÂN HÙNG |

Thanh Hóa - Ngày 15.7, đồng chí Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và đồng chí Nguyễn Ngọc Hiển - Tổng Biên tập Báo Lao Động đã về Thanh Hóa dâng hương tưởng niệm, thăm hỏi thân nhân liệt sĩ Đỗ Viết Thành (ở thôn 1, xã Thiệu Tân, huyện Thiệu Hóa), tại đây, đại diện lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và Báo Lao Động đã thành kính dâng hương tưởng nhớ, tri ân liệt sĩ Đỗ Viết Thành và thăm hỏi, trao quà cho gia đình liệt sĩ.