Tiếp lửa an cư cho đoàn viên xa xứ

Phương Linh |

Với mỗi đoàn viên, người lao động (NLĐ) lập nghiệp xa quê, làm sao để có ngôi nhà an cư luôn là mong muốn và mục tiêu phấn đấu quan trọng của cuộc đời. Chính sách hỗ trợ đoàn viên xây nhà mái ấm của Công đoàn Khánh Hòa những năm qua góp phần không nhỏ giúp hàng trăm đoàn viên xa quê hoàn thành mơ ước.

Lập nghiệp xa quê và… nỗi niềm ở trọ

Thạc sĩ Phạm Thị Oanh (38 tuổi, đoàn viên đến từ CĐCS Trung tâm Nông nghiệp Công nghệ cao tỉnh Khánh Hòa) vừa dọn vào căn nhà đầu tiên của mình sau gần 10 năm ở trọ. Chị Oanh chia sẻ: “Tôi lấy chồng hơn 8 năm, tích cóp mãi nhưng 2 vợ chồng vẫn phải ở thuê. Từ quê miền Trung vào Khánh Hòa lập nghiệp, nỗi mong mỏi lớn nhất với nhiều lao động như tôi là làm sao có được ngôi nhà để an cư”.

Chắt chiu đến năm 2020, vợ chồng chị Oanh mua được miếng đất ở thôn Tân Xương 2, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, nhưng nghĩ đến làm nhà thì vợ chồng chị Oanh lại không dám vì điều kiện thu nhập eo hẹp. Biết hoàn cảnh của vợ chồng chị Oanh, đầu năm 2023, LĐLĐ Khánh Hòa tổ chức khảo sát và chính thức hỗ trợ 50 triệu đồng xây nhà. “Nếu không có số tiền 50 triệu đồng của công đoàn là động lực thúc đẩy thì chắc vợ chồng tôi năm nay cũng không thể có được ngôi nhà cấp 4 ấm áp thế này. Dù còn nợ một phần nhưng vẫn thấy phấn khởi để nghĩ đến việc chạy chữa để có một đứa con” - Chị Oanh tâm sự.

Cũng như chị Oanh, chị Bùi Thị Hải Hà (40 tuổi, giáo viên Trường THPT Lạc Long Quân, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) - sau nhiều năm ở nhà công vụ cuối cùng cũng có ngôi nhà riêng nhờ động lực từ chương trình Mái ấm Công đoàn. Quê ở Quảng Bình, sau khi ra trường cô Hà xin về huyện miền núi Khánh Vĩnh công tác. Nhiều năm đi làm nhưng lương giáo viên không đủ để mua đất, xây nhà riêng ổn định cuộc sống. Theo cô Hà: “Tôi còn đỡ hơn nhiều đoàn viên khác là có nhà công vụ để ở. Sau này, từ nguồn hỗ trợ của công đoàn, tôi mạnh dạn vay mượn thêm để có ngôi nhà riêng an cư sau hơn 15 năm lập nghiệp”.

Hạnh phúc được đồng hành với đoàn viên

Ông Phạm Huy Trường - Chủ tịch Công đoàn ngành Nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa - cho biết, đặc thù đoàn viên trong ngành có nhiều người ở xa đến đây lập nghiệp, nhiều người ở trọ cả chục năm. Qua khảo sát nắm tình hình từ cơ sở, công đoàn ngành tích cực trợ giúp về thủ tục để đoàn viên tiếp cận nhanh nhất chính sách hỗ trợ xây nhà mái ấm. “Chúng tôi chỉ thở phào khi bàn giao những ngôi nhà mới còn thơm mùi sơn vữa cho đoàn viên. Đó là niềm hạnh phúc được đồng hành. Nhờ sự phối hợp vì đoàn viên mà mỗi năm công đoàn ngành có từ 3-6 đoàn viên được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà mái ấm” - ông Trường cho biết.

Theo bà Trần Thị Hương - Phó Chủ tịch LĐLĐ Khánh Hòa - qua 16 năm triển khai chương trình Mái ấm Công đoàn Khánh Hòa đến nay đã có gần 530 đoàn viên khó khăn về nhà ở được hỗ trợ kinh phí xây mới và sửa chữa nhà với tổng kinh phí hỗ trợ trên 16 tỉ đồng. Hiện nay Khánh Hòa có hơn 86.000 đoàn viên, qua khảo sát 92% đoàn viên, NLĐ làm việc tại các cơ quan và doanh nghiệp trên địa bàn là người địa phương và 8% còn lại là người ngoại tỉnh. Với 8% lao động ở xa đến lập nghiệp đều phải mất thời gian dài ở thuê trọ. Chính sách hỗ trợ nhà mái ấm của công đoàn đã tiếp cận và hỗ trợ được khá nhiều đoàn viên thuộc diện này.

“Cùng với nỗ lực chăm lo cho đoàn viên khó khăn, chúng tôi đang thúc đẩy các cấp công đoàn đưa chính sách hỗ trợ xây nhà mái ấm để tất cả mọi đoàn viên được tiếp cận. Hiện nay nhiều ý kiến về nâng mức hỗ trợ từ 50 triệu đồng lên 70 triệu đồng/nhà xây mới, mở rộng đối tượng thụ hưởng hỗ trợ nhà mái ấm… cũng đang được công đoàn các cấp trình cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi phù hợp với thực tế” - bà Hương thông tin.

Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Bị chặn đầu ở cửa ngõ phía Đông TPHCM, tài xế phải tìm lộ trình thay thế

HỮU CHÁNH - CHÂN PHÚC |

Một số thời điểm sáng nay (1.9), cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây không tiếp nhận phương tiện khiến nhiều tài xế phải quay đầu, tìm lộ trình thay thế.

Từ 1.9, máy bay chậm 15 phút, hãng hàng không phải xin lỗi hành khách

Xuyên Đông |

Theo quy định của Thông tư 19/2023/TT-BGTVT (Thông tư 19) có hiệu lực từ ngày 1.9.2023 quy định trách nhiệm tối thiểu của hãng hàng không khi để chậm chuyến bay.

Giá trị thương mại của Messi "khủng" cỡ nào trước khi xuất hiện 6 giây trong MV của Jack?

Huyền Chi |

Trong MV mới của Jack, Messi xuất hiện khoảng 6 giây để Messi vỗ vai trò chuyện vài câu với nam ca sĩ.

Giấc mơ vươn ra thế giới của người giàu nhất Việt Nam

Quý An |

VinFast gia nhập hàng ngũ một trong những nhà sản xuất ôtô giá trị nhất thế giới. Trong những phiên giao dịch khi mới niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, có thời điểm vốn hoá của VinFast vượt xa những cái tên lâu đời như Volkswagen, Ford và General Motors.

Chi tiết khung giờ ngắm dàn khinh khí cầu chào mừng Quốc khánh 2.9

Phương Ngân - Anh Tú |

TPHCM - Sáng nay ngày 1.9, các kỹ thuật viên đã tiến hành kiểm tra kỹ thuật các khinh khí cầu trước ngày diễn ra Chương trình thả khinh khí cầu chính thức vào ngày 2.9. Đây là một trong những chương trình chào mừng ngày lễ Quốc khánh tại TPHCM năm nay.

Giám đốc Sở GDĐT Điện Biên lên tiếng khi nhiều học sinh không có cơ hội học THPT

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Liên quan đến việc có gần 1/3 số học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở (THCS) không có cơ hội học tiếp Trung học phổ thông (THPT), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Điện Biên khẳng định: "Các em vẫn còn nhiều cơ hội khác".

Visa đã mở, vẫn cần cơ chế xét duyệt thông thoáng hơn nữa

Phạm Huyền |

Thay đổi thông thoáng về thủ tục xuất nhập cảnh, Việt Nam ghi nhận hơn 112.000 hồ sơ đề nghị cấp thị thực điện tử (e-visa) cùng phản hồi tích cực từ khách quốc tế. Tuy nhiên, du khách đánh giá hệ thống cần khắc phục một số điểm trên website.

Độc đáo cặp duối chị - duối em hơn 300 năm tuổi nằm giữa cánh đồng Vàng ở Hải Phòng

Mai Dung |

Nằm giữa cánh đồng Vàng, cây duối đôi hay còn gọi là cây duối chị - duối em đã tồn tại hơn 300 năm, gắn với bao thế hệ người dân làng Phú La (xã An Hoà, huyện An Dương, Hải Phòng). Mới đây, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận cây Di sản với cặp duối cổ thụ này.