Thái Bình: Doanh nghiệp vừa thiếu công nhân, vừa phải lo nhiều phát sinh

TRUNG DU |

THÁI BÌNH - Việc ngày càng tăng số lượng các ca F0 khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất, gia công, đặc biệt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc, da giày tại Thái Bình gặp nhiều khó khăn khi vừa thiếu hụt lao động, vừa phải đau đầu tìm phương án giải quyết hàng loạt các vấn đề phát sinh liên quan đến quyền lợi, chế độ cho công nhân của mình.

Theo báo cáo của ngành Y tế Thái Bình, từ ngày 1.1 đến nay, địa phương này đã ghi nhận khoảng hơn 29.000 ca mắc COVID-19. Những ngày gần đây, trung bình mỗi ngày trên địa bàn tỉnh ghi nhận hơn 1.500 ca mắc mới, tăng cao so với tuần trước. Dịch xuất hiện ở hầu hết nhóm nguy cơ cao và cộng đồng, trong đó tập trung ở nhóm học sinh, công nhân, người lao động... 

Dịch xuất hiện xen kẽ ngoài cộng đồng, trường học, cơ quan, đơn vị, gia đình tạo thành chu kỳ lây nhiễm, khó kiểm soát.

Vì vậy, một số doanh nghiệp đặc thù có nhiều công nhân, lao động, nhất là doanh nghiệp sản xuất, gia công trong lĩnh vực hàng may mặc, da giày... gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu hụt lao động.

Đơn cử như Công ty CP Sản xuất hàng thể thao chi nhánh Thái Bình (Công ty Tân Đệ). Công ty chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu này hiện có 10 nhà máy chủ yếu ở Thái Bình với tổng cộng khoảng 18.000 lao động.

"Giai đoạn này, mỗi ngày, công ty có khoảng hơn 3.000 công nhân, lao động thay phiên nhau trở thành F0. Trong khi đó, hầu hết đơn hàng với các đối tác đã được ký hợp đồng từ năm 2021, nguy cơ không hoàn thành thời gian, tiến độ giao hàng rồi bị phạt, hủy hợp đồng của chúng tôi là rất cao. Do đó, công ty đã xin ý kiến cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời tuyên truyền, lấy ý kiến công nhân, người lao động còn đủ điều kiện sẽ làm thêm giờ, có trả lương và hầu hết 100% công nhân, người lao động đều nhận thức rõ và đồng ý. Vì chúng tôi xác định, ai rồi cũng có thể bị mắc, những người khỏe cố gắng san sẻ, làm thêm phần của đồng nghiệp đang nghỉ, mai mốt có thể mình lại nghỉ, người khác làm bù" - đại diện lãnh đạo Công ty Tân Đệ chia sẻ.

 
Công nhân Công ty Tân Đệ đồng lòng cùng doanh nghiệp vượt khó để sản xuất. Ảnh: CTV

Còn lãnh đạo Công ty TNHH Thuận Phát (thôn Cát Già, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình), thông tin: "Chúng tôi có khoảng 1.800 công nhân, lao động. Thời điểm sau Tết, có những lúc khoảng 60% công nhân mắc COVID-19, nghỉ làm, nhiều chuyền phải tạm dừng hoạt động. Đến nay, tình hình đã tốt hơn khi khoảng 80% công nhân, lao động đã trở lại đi làm.

Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là làm sao để đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho công nhân F0 trong những ngày họ điều trị và theo dõi tại nhà. Hiện nay, cơ quan bảo hiểm xã hội Thái Bình vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Tạm thời chúng tôi đang tạm ứng bảo hiểm xã hội cho họ lấy từ nguồn chuyển cắt phép năm sang, đợi câu trả lời của cơ quan chức năng".

Một loạt các doanh nghiệp khác như Công ty TNHH Kinh doanh gốm sứ gạch không nung Minh Hiếu (KCN Tiền Hải), Công ty CP May xuất khẩu Việt Thái (TP.Thái Bình), Công ty TNHH May Texhong (KCN Phúc Khánh, TP.Thái Bình)... cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự.

Công văn đề nghị phối hợp
Công văn đề nghị phối hợp trả lời, hướng dẫn doanh nghiệp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thái Bình gửi Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Tăng Quốc Sử - Trưởng phòng Lao động và Việc làm, Sở Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Thái Bình - cho biết: "Vừa qua, một số doanh nghiệp, trong đó có Công ty Tân Đệ, đã có văn bản gửi Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh và Sở LĐTBXH về việc đề nghị hướng dẫn nội dung liên quan đến thực hiện quy định phòng, chống dịch. Cụ thể là doanh nghiệp bố trí cho người lao động F0 đã kết thúc điều trị, có giấy hoàn thành cách ly đi làm trở lại nếu họ không còn triệu chứng như thế nào. Thứ hai là doanh nghiệp đề nghị bảo hiểm xã hội hướng dẫn cụ thể nội dung liên quan đến thực hiện, thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong thời gian điều trị tại nhà và 7 ngày theo dõi thêm".

Vẫn theo ông Tăng Quốc Sử, liên quan đến thắc mắc, đề nghị của doanh nghiệp nói trên, Sở LĐTBXH Thái Bình đã có công văn gửi đến Sở Y tế và Bảo hiểm Xã hội Thái Bình đề nghị trả lời, phối hợp giải quyết. Tuy vậy, cho đến nay, vẫn chưa có hướng dẫn chung cụ thể nào được đưa ra.

TRUNG DU
TIN LIÊN QUAN

Thái Bình: Công ty điều chỉnh tăng lương, công nhân đã trở lại làm việc

TRUNG DU |

THÁI BÌNH - Sau khoảng 1 tuần có sự xáo trộn nhất định, hôm nay (1.3), đa số công nhân lao động của Công ty TNHH Shinshiya - NG Việt Nam (Cụm công nghiệp Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) đã quay trở lại làm việc bình thường - sau khi lãnh đạo doanh nghiệp thông báo sẽ tăng lương cơ bản và một số phụ cấp, trợ cấp kể từ tháng 3.2022.

Thái Bình chạy đà trên hành trình “ly nông bất ly hương”

Huy Minh |

Trong một ngày đầu xuân rất đẹp theo văn hóa phương Đông và nhiều năm mới có một lần: Ngày Nhâm Dần, tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Dần (18.2.2022 dương lịch), Thái Bình đã khởi công, động thổ 5 dự án, công trình lớn. Đây là việc chưa từng có trên quê lúa, đánh dấu bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình.

Thái Bình: Công đoàn vào cuộc nhanh để bảo vệ quyền lợi của công nhân

TRUNG DU |

Thái Bình - Sáng nay, 17.2, khoảng 300 công nhân, người lao động Công ty TNHH Tiên Phong (doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh da giày) có chi nhánh tại Lô 01, thôn Đồng Trang (xã Hồng An, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) tự phát ngừng việc, tập trung tại sân, lối đi trong công ty để đòi quyền lợi.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Thái Bình: Công ty điều chỉnh tăng lương, công nhân đã trở lại làm việc

TRUNG DU |

THÁI BÌNH - Sau khoảng 1 tuần có sự xáo trộn nhất định, hôm nay (1.3), đa số công nhân lao động của Công ty TNHH Shinshiya - NG Việt Nam (Cụm công nghiệp Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) đã quay trở lại làm việc bình thường - sau khi lãnh đạo doanh nghiệp thông báo sẽ tăng lương cơ bản và một số phụ cấp, trợ cấp kể từ tháng 3.2022.

Thái Bình chạy đà trên hành trình “ly nông bất ly hương”

Huy Minh |

Trong một ngày đầu xuân rất đẹp theo văn hóa phương Đông và nhiều năm mới có một lần: Ngày Nhâm Dần, tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Dần (18.2.2022 dương lịch), Thái Bình đã khởi công, động thổ 5 dự án, công trình lớn. Đây là việc chưa từng có trên quê lúa, đánh dấu bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình.

Thái Bình: Công đoàn vào cuộc nhanh để bảo vệ quyền lợi của công nhân

TRUNG DU |

Thái Bình - Sáng nay, 17.2, khoảng 300 công nhân, người lao động Công ty TNHH Tiên Phong (doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh da giày) có chi nhánh tại Lô 01, thôn Đồng Trang (xã Hồng An, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) tự phát ngừng việc, tập trung tại sân, lối đi trong công ty để đòi quyền lợi.