Thái Bình: Công ty điều chỉnh tăng lương, công nhân đã trở lại làm việc

TRUNG DU |

THÁI BÌNH - Sau khoảng 1 tuần có sự xáo trộn nhất định, hôm nay (1.3), đa số công nhân lao động của Công ty TNHH Shinshiya - NG Việt Nam (Cụm công nghiệp Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) đã quay trở lại làm việc bình thường - sau khi lãnh đạo doanh nghiệp thông báo sẽ tăng lương cơ bản và một số phụ cấp, trợ cấp kể từ tháng 3.2022.

Tối 1.3, thông tin với PV Lao Động, Thượng tá Nguyễn Đình Quang - Trưởng Công an huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) cho biết, vụ việc một bộ phận công nhân lao động của Công ty TNHH Shinshiya-NG Việt Nam (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chuyên sản xuất đồ chơi) ngừng việc tập thể để đòi hỏi quyền lợi từ ngày 23.2 cho đến nay về cơ bản đã được giải quyết xong.

Theo đó, hôm qua (28.2), công ty đã có thông báo chính thức bằng văn bản gửi toàn thể cán bộ, công nhân viên về việc điều chỉnh mức lương cơ bản, trợ cấp độc hại, tiền xăng xe, trợ cấp nắng nóng... sau khi bàn bạc, giải quyết đơn kiến nghị đề ngày 16.2 của công nhân, người lao động.

Thông báo của
Thông báo của Công ty TNHH Shinshiya-NG Việt Nam về một số nội dung điều chỉnh, áp dụng từ tháng 3.2022.

Cụ thể, từ tháng 3.2022, Công ty TNHH Shinshiya-NG Việt Nam điều chỉnh tăng mức lương cơ bản cho công nhân, lao động từ 3.284.900 đồng/người/tháng lên 3.500.000 đồng/người/tháng (tăng 215.000 đồng/người/tháng); tăng trợ cấp xăng xe đi lại từ 100.000 đồng/người/tháng lên 150.000 đồng/người/tháng đối với người có quãng đường di chuyển từ nơi ở đến công ty dưới 10 km, tăng từ 150.000 đồng lên 200.000 đồng đối với người ở nơi cách công ty trên 10 km, mức tăng chung tiền xăng xe là 50.000 đồng.

Bên cạnh đó, công ty đồng ý chi thêm khoản tiền phụ cấp nắng nóng với mức 2.000 đồng/người/ngày trong 3 tháng mùa hè (tháng 5, 6, 7). Tăng trợ cấp độc hại từ mức 164.245 đồng/người/tháng lên mức 175.000 đồng/người/tháng. Mức ăn trưa của công nhân, lao động cũng được cam kết sẽ ở mức thấp nhất 15.000 đồng/suất, cao nhất 18.000 đồng/suất.

"Trong buổi làm việc giữa đại diện công ty với lãnh đạo UBND huyện, Công an huyện, LĐLĐ huyện, các ban ngành có liên quan và đại diện công nhân vào ngày 25.2, lúc đầu phía đại diện công ty xin hẹn đến thứ 6 tuần này (tức ngày 4.3 - PV) mới có câu trả lời chính thức để giải đáp kiến nghị của công nhân. Tuy nhiên, quan điểm của lãnh đạo UBND huyện là yêu cầu công ty khẩn trương, sớm bàn bạc với công ty mẹ để rút ngắn thời gian chờ đợi, tránh những diễn biến tiêu cực có thể phát sinh. Đến hôm nay cơ bản hầu hết công nhân, lao động đã đồng ý với điều chỉnh của công ty, quay lại làm việc bình thường, số ít còn lại chỉ khoảng 5-7 người chưa đồng ý", Thượng tá Nguyễn Đình Quang - Trưởng Công an huyện Đông Hưng, cho hay.

Như Lao Động đã thông tin, khoảng 7h30 ngày 23.2, có khoảng hơn 100 công nhân, người lao động Công ty TNHH Shinshiya-NG Việt Nam tập trung trước cổng công ty, ngừng việc tập thể để yêu cầu công ty tăng lương cơ bản, phụ cấp, trợ cấp.

Sự việc chưa được giải quyết triệt để cho đến ngày 28.2, dù số công nhân lao động ngừng việc chỉ còn vài ba chục người, không nhiều như ngày đầu tiên.

Trước đó, ngày 16.2, công nhân ở bộ phận phun sơn và in có làm đơn gửi ban lãnh đạo và công đoàn công ty đề nghị tăng lương và một số phụ cấp với lý do - từ năm 2020 đến nay, người lao động của công ty không được tăng lương và phụ cấp - trong khi các công ty lân cận có mức lương cơ bản cao hơn và được điều chỉnh tăng hàng năm.

Công nhân lao động đề nghị được tăng mức lương cơ bản từ 3.284.900 đồng lên 3.740.000 đồng (tức tăng 455.000 đồng). Yêu cầu tăng 100.000 đồng tiền trợ cấp xăng xe; Tăng tiền trợ cấp độc hại ở 2 bộ phận gồm ép nhựa, bộ phận phun sơn và in từ 164.000 đồng/người/tháng lên 312.000 đồng/người/tháng.

Đối với tiền ăn trưa, công nhân đề nghị đảm bảo đủ mức 15.000 đồng/người/bữa, không bao gồm chi phí nấu ăn. Ngoài ra, công nhân còn yêu cầu bổ sung mới tiền trợ cấp nắng nóng trong thời gian 3 tháng mùa hè với mức 5.000 đồng/ngày/người (tức thêm mới 390.000 đồng/người/năm).

Ngay sau khi xảy ra sự việc, UBND huyện Đông Hưng nhanh chóng chỉ đạo LĐLĐ huyện chủ động phối hợp với Công an huyện và các ngành chức năng của huyện tham gia cùng công đoàn công ty, ban lãnh đạo công ty nắm tình hình, giải quyết để sớm ổn định an ninh trật tự và đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19.

TRUNG DU
TIN LIÊN QUAN

Thái Bình: Thêm một công ty có công nhân ngừng việc, đòi quyền lợi

TRUNG DU |

THÁI BÌNH - Bắt đầu từ ngày 23.2, hàng trăm công nhân, người lao động Công ty TNHH Shinshiya-NG Việt Nam (Cụm công nghiệp Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) ngừng việc tập thể để yêu cầu công ty tăng lương cơ bản, phụ cấp, trợ cấp. Đến nay, công nhân vẫn chưa trở lại làm việc bình thường 100%.

Thái Bình: Công đoàn vào cuộc nhanh để bảo vệ quyền lợi của công nhân

TRUNG DU |

Thái Bình - Sáng nay, 17.2, khoảng 300 công nhân, người lao động Công ty TNHH Tiên Phong (doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh da giày) có chi nhánh tại Lô 01, thôn Đồng Trang (xã Hồng An, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) tự phát ngừng việc, tập trung tại sân, lối đi trong công ty để đòi quyền lợi.

Thái Bình: Công nhân Công ty TNHH Phúc Mậu đã trở lại làm việc bình thường

TRUNG DU |

Thái Bình - Ngày 14.2, hơn 1.400 công nhân, người lao động Công ty TNHH Da giày Phúc Mậu ở cả trụ sở chính tại xã Phú Lương (huyện Đông Hưng) và cơ sở 2 tại xã Tây Lương (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) đã quay trở lại các phân xưởng để làm việc, sản xuất bình thường sau một số ngày tự phát ngừng việc để yêu cầu công ty tăng lương.

Khu phố Khang Thị không phép: Lãnh đạo Vĩnh Long thừa nhận quản lý lỏng lẻo

Tạ Quang |

Vĩnh Long - Ông Nguyễn Văn Liệt - Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, việc các doanh nghiệp xây dựng nhà ở, khu phố Khang Thị không phép trên đất nông nghiệp có hai nguyên nhân lớn: Thứ nhất do nhà đầu tư không cung cấp thật cho nhà nước về vấn đề nhà ở thương mại; Thứ hai là cán bộ địa phương, các cơ quan chức năng quản lý lỏng lẻo.

Vụ xe khách diễu phố tại Điện Biên: Phản đối thuế do chưa hiểu luật

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Ngày 25.2, tại TP Điện Biên Phủ, gần 30 xe khách dàn hàng, diễu phố để phản đối chính sách thuế. Tuy nhiên, nguyên nhân chính lại là do phương pháp tính thuế đã được chính các doanh nghiệp chọn.

Đăng kiểm viên bị khởi tố được tại ngoại vừa làm, vừa bất an

KHÁNH AN - CƯỜNG NGÔ |

Nhiều đăng kiểm viên bị khởi tố nhưng đang được tại ngoại đã trở lại làm việc để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng tại các trung tâm đăng kiểm.

Tiết lộ của chủ tranh điêu khắc gỗ "Vinh quy bái tổ" với 2 kỷ lục Việt Nam

Vương Trần |

Tác phẩm điêu khắc gỗ thủ công “Vinh quy bái tổ” khiến ai nấy cũng phải trầm trồ, kinh ngạc về sự kỳ công, khéo léo của những người thợ yêu nghề. Qua tác phẩm này, họ mong muốn lan toả những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc qua các điển tích xưa.

Lao động lớn tuổi chật vật tìm việc

LƯƠNG HẠNH |

Thời điểm đầu năm, không khó để bắt gặp cảnh lao động với tập hồ sơ xin việc trên tay, đứng trước bảng tuyển dụng tại các khu công nghiệp. Công nhân càng lớn tuổi càng khó để tìm được một công việc có mức thu nhập 8-10 triệu đồng/tháng, thường xuyên “được” tăng ca.

Thái Bình: Thêm một công ty có công nhân ngừng việc, đòi quyền lợi

TRUNG DU |

THÁI BÌNH - Bắt đầu từ ngày 23.2, hàng trăm công nhân, người lao động Công ty TNHH Shinshiya-NG Việt Nam (Cụm công nghiệp Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) ngừng việc tập thể để yêu cầu công ty tăng lương cơ bản, phụ cấp, trợ cấp. Đến nay, công nhân vẫn chưa trở lại làm việc bình thường 100%.

Thái Bình: Công đoàn vào cuộc nhanh để bảo vệ quyền lợi của công nhân

TRUNG DU |

Thái Bình - Sáng nay, 17.2, khoảng 300 công nhân, người lao động Công ty TNHH Tiên Phong (doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh da giày) có chi nhánh tại Lô 01, thôn Đồng Trang (xã Hồng An, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) tự phát ngừng việc, tập trung tại sân, lối đi trong công ty để đòi quyền lợi.

Thái Bình: Công nhân Công ty TNHH Phúc Mậu đã trở lại làm việc bình thường

TRUNG DU |

Thái Bình - Ngày 14.2, hơn 1.400 công nhân, người lao động Công ty TNHH Da giày Phúc Mậu ở cả trụ sở chính tại xã Phú Lương (huyện Đông Hưng) và cơ sở 2 tại xã Tây Lương (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) đã quay trở lại các phân xưởng để làm việc, sản xuất bình thường sau một số ngày tự phát ngừng việc để yêu cầu công ty tăng lương.