COVID-19 “thổi bay” 1,2 triệu chỗ làm việc:

Tăng cường các biện pháp kết nối việc làm cho người lao động

Lê Phương - Phong Nguyễn |

Những ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đã tác động tiêu cực lên toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội trong quý II.2020, trong đó, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lao động (LĐ) việc làm trong các ngành, bao trùm trên diện rộng cả nước. Tỉ lệ LĐ có việc làm thấp nhất trong vòng 10 năm qua.

Lực lượng LĐ giảm sâu kỷ lục

Sáng 10.7, tại hội nghị thông tin về tình hình LĐ việc làm quý II và 6 tháng đầu năm 2020, Tổng cục Thống kê cho biết, tính đến tháng 6.2020, cả nước có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19 bao gồm những người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập…

Trong đó, ảnh hưởng do giảm thu nhập chiếm tỉ trọng cao nhất với 57,3% tổng số người bị ảnh hưởng (tương ứng 17,6 triệu người). Trong tổng số 30,8 triệu người bị ảnh hưởng, có 28,7 triệu người có việc làm; 897,5 nghìn người thất nghiệp và 1,2 triệu người nằm ngoài lực lượng lao động (không tham gia hoạt động kinh tế).

“Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19 với 72,0% LĐ bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 67,8% LĐ bị ảnh hưởng; tỉ lệ LĐ bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 25,1%” - ông Phạm Quang Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho hay.

Từ các số liệu rà soát, tổng hợp cho thấy, đối với cả nhóm lực lượng LĐ trong độ tuổi và ngoài độ tuổi, lực lượng LĐ nữ luôn là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề hơn so với lực lượng LĐ nam trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động sâu rộng tới thị trường LĐ tại Việt Nam. Trong quý II/2020, lực lượng LĐ nữ trong độ tuổi giảm 4,9% so với quý trước và giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với mức giảm của lực lượng LĐ nam trong độ tuổi (giảm 3,9% so với quý trước và giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước)...

LĐ có việc làm giảm mạnh nhất trong vòng 10 năm qua

Theo bà Vũ Thị Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê), LĐ từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý II/2020 là 51,8 triệu người, giảm 2,4 triệu người so với quý trước và giảm gần 2,6 triệu người so với cùng kỳ năm trước, đây là mức giảm nhiều nhất trong vòng 10 năm qua. Trong đó, LĐ giảm chủ yếu ở khu vực nông thôn và LĐ nữ. Số người có việc làm ở khu vực nông thôn giảm 1,8 triệu người so với quý trước và gần 2,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước. LĐ nữ giảm 1,2 triệu người so với quý trước và giảm 1,5 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Một số ngành có số LĐ giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước như ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (giảm 324,6 nghìn người); ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống (giảm 156,9 nghìn người); ngành giáo dục và đào tạo (giảm 122,7 nghìn người); ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ôtô, môtô, xe máy (giảm 120 nghìn người).

LĐ trong một số nghề giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước như: LĐ giản đơn giảm gần 1,5 triệu người, tương ứng giảm gần 8%; nhóm thợ thủ công và các thợ có liên quan giảm 515 nghìn người, tương ứng giảm 6,6%; LĐ trong nhóm nghề chuyên môn kỹ thuật bậc trung giảm hơn 322 nghìn người, tương ứng giảm 16,5%.

Đa kết nối việc làm - hướng đi mới

Trao đổi với PV Lao Động chiều 10.7, ông Vũ Trọng Bình - Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) - nói rằng, nhóm LĐ mất việc trong các doanh nghiệp (DN) cắt giảm nhân sự chủ yếu là nhóm LĐ không quan trọng, DN vẫn giữ nhóm LĐ lõi. Việc đưa nhóm này lên để coi như một nhóm cần có sự đầu tư mới là rất khó vì đây không phải nhóm LĐ “lõi”, cốt yếu của DN.

“Vừa rồi, Cục Việc làm đã chỉ đạo kết nối việc làm trực tuyến theo các hướng sau: Giữa các DN trong cùng địa phương, giữa các địa phương, kết nối theo vùng và kết nối cả nước. Theo đó, hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm phải giới thiệu nhu cầu nhân lực giữa các DN, các địa bàn. Thậm chí, cục xem quê của LĐ ở đâu thì giới thiệu về đó, hoặc giới thiệu sang địa bàn khác theo nguyện vọng” - ông Bình nói.

Ngoài ra, hiện nay có những nơi cắt giảm nhân sự, có nơi không, cung - cầu khá cục bộ. Giải pháp là kết nối theo vùng và kết nối cả nước để giảm áp lực cho các địa phương quá tải. Trên thực tế, không phải nơi nào cũng cắt giảm LĐ, hiện miền Nam cắt giảm nhiều hơn miền Bắc.

Bên cạnh đó, một số DN, NLĐ... cần nhân lực qua đào tạo hoặc đào tạo lại một số kỹ năng đặc thù, các địa phương và các trung tâm dịch vụ việc làm sẽ hỗ trợ để đào tạo LĐ thích ứng với DN mới.

Cũng theo ông Bình, tất cả cách làm trên sẽ kết hợp đồng thời với chi trả bảo hiểm thất nghiệp, giảm áp lực, giảm tâm tư cho NLĐ. Riêng với nhóm LĐ trình độ cao, đẩy mạnh cung cấp thông tin để tiếp cận được việc làm mới phù hợp yêu cầu mới của thị trường.

Đề xuất hướng đi thời gian tới, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội - cho rằng, quan trọng nhất là phát triển kinh tế xã hội, vì không phát triển kinh tế xã hội thì không giải quyết được việc làm. Các địa phương phải tìm mọi cách để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi sản phẩm không có người tiêu thụ sang sản phẩm có nhiều người tiêu thụ. Nói đúng hơn là phấn đấu đảm bảo cung tiêu dùng cho gần 100 triệu dân Việt Nam - đây chính là kích cầu tại chỗ. Để làm được việc đó phải đào tạo lại và đào tạo nâng cao kỹ năng cho NLĐ để họ làm ra sản phẩm tinh hoặc chuyển đổi ngành nghề khác để làm việc. Như hộ gia đình đang chăn nuôi nếu dịch bệnh không bán được hàng thì phải chuyển sang trồng trọt. Tuy nhiên, chúng ta phải dánh giá thật cao thị trường gần 100 triệu dân.

Ông Nguyễn Hồng Dân - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội: Theo thống kê của tất cả quận huyện, địa bàn TP.Hà Nội, từ tháng 4.2020, có khoảng 65.000-67.000 lao động tạm hoãn, ngừng, mất việc làm. Con số này từ nay đến cuối năm 2020 sẽ tăng gấp đôi, lên hơn 100.000 người. Căn cứ số người đến Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, trong 6 tháng đầu năm đã lên tới gần 40.000 người. Riêng quý II/2020, con số tăng thêm 70,8% so với quý 1.2020.

* Thu nhập bình quân tháng của lao động (LĐ) quý II/2020 đạt 5,2 triệu đồng, giảm 525.000 đồng so với quý trước và giảm 279.000 đồng so với cùng kỳ năm trước. Đây là năm đầu tiên thu nhập của LĐ trong quý 2 giảm so với cùng kỳ năm trước trong 5 năm qua (giảm 5,1%). So với cùng kỳ năm trước, thu nhập bình quân tháng của LĐ quý II/2020 khu vực dịch vụ giảm 7,3%, giảm mạnh nhất trong ba khu vực kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,1%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 2,8%.

Thu nhập bình quân tháng từ công việc của LĐ có việc làm trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt 5,5 triệu đồng, giảm 106.000 đồng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của LĐ làm công hưởng lương trong 6 tháng đầu năm 2020 là 6,7 triệu đồng, giảm 11.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

* Tỉ lệ thất nghiệp cao nhất trong vòng 10 năm qua. Tỉ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập hoặc đào tạo tăng lên. Số người thất nghiệp trong độ tuổi LĐ quý II/2020 là gần 1,3 triệu người, tăng 192,8 nghìn người so với quý trước và tăng 221 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Lê Phương - Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

CĐ Xây dựng Việt Nam: Tập huấn cho cán bộ công đoàn các cấp

Mạnh Tùng |

Ngày 10.7, tại Hà Nội, Công đoàn Xây dựng Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn cho cán bộ công đoàn các cấp ngành Xây dựng.

TP Cao Lãnh: Khánh thành công trình chào mừng Đại hội IX Đảng bộ Thành phố

HỒNG LAN - TRUNG HIẾU |

Chiều ngày 10.7, Liên đoàn Lao động thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) phối hợp Ủy ban Nhân dân Phường 11 tổ chức lễ khánh thành công trình “Thắp sáng đường quê” chào mừng kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28.7.1929 – 28.7.2020) và chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Cao Lãnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

LĐLĐ Quảng Trị: Ủng hộ 1,8 tỉ đồng góp phần chống dịch COVID-19

HƯNG THƠ |

Ủng hộ 1,8 tỉ đồng góp phần chống dịch COVID-19 là một trong những kết quả nổi bật trong hoạt động Công đoàn 6 tháng đầu năm của LĐLĐ Quảng Trị.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

CĐ Xây dựng Việt Nam: Tập huấn cho cán bộ công đoàn các cấp

Mạnh Tùng |

Ngày 10.7, tại Hà Nội, Công đoàn Xây dựng Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn cho cán bộ công đoàn các cấp ngành Xây dựng.

TP Cao Lãnh: Khánh thành công trình chào mừng Đại hội IX Đảng bộ Thành phố

HỒNG LAN - TRUNG HIẾU |

Chiều ngày 10.7, Liên đoàn Lao động thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) phối hợp Ủy ban Nhân dân Phường 11 tổ chức lễ khánh thành công trình “Thắp sáng đường quê” chào mừng kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28.7.1929 – 28.7.2020) và chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Cao Lãnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

LĐLĐ Quảng Trị: Ủng hộ 1,8 tỉ đồng góp phần chống dịch COVID-19

HƯNG THƠ |

Ủng hộ 1,8 tỉ đồng góp phần chống dịch COVID-19 là một trong những kết quả nổi bật trong hoạt động Công đoàn 6 tháng đầu năm của LĐLĐ Quảng Trị.