Sau 29 năm làm kỹ thuật viên, người lao động ngậm ngùi xin nghỉ việc

LƯƠNG HẠNH - MINH HÀ |

Quyết định “Đi hay ở?” khiến ông Nguyễn Nhật Duy trằn trọc suy nghĩ trong suốt hơn 1 năm. Khi công ty bị giảm đơn hàng, lương của ông cũng bị giảm còn một nửa, đời sống khó được đảm bảo, ông Duy đành xin nghỉ việc sau 29 năm gắn bó.

Cú sốc nghỉ việc

58 tuổi, lần đầu tiên đến Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Cầu Giấy, Hà Nội), ông Nguyễn Nhật Duy (phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) lúng túng vì không biết bắt đầu thực hiện thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp thế nào. Với ông Duy, nghỉ việc là “cú sốc” sau nhiều năm làm việc tại một công ty dệt may ở TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Mỗi ngày, ông đều di chuyển bằng xe ô tô của công ty để đi làm. Đều đặn như vậy trong suốt 29 năm, ông có mức thu nhập ổn định khoảng hơn 10 triệu đồng/tháng. Dịch COVID-19 đã khiến nhiều công ty bị ảnh hưởng nặng nề, công ty ông cũng không ngoại lệ.

Không có đơn hàng, công ty buộc phải cắt giảm nhân sự để duy trì sản xuất. Người lao động trong công ty bị giảm đến 50% mức thu nhập, ông Duy cũng là một trong số đó. “Tôi bị giảm việc làm nên lương còn khoảng gần 5 triệu đồng/tháng. Với công nhân, lao động giản đơn còn khổ hơn, mức lương họ nhận về chỉ khoảng 3-4 triệu đồng/tháng” – ông Duy nói.

Đã 2 tháng trôi qua kể từ khi nghỉ việc, biết thông tin sẽ được nhận bảo hiểm thất nghiệp với số tiền là 4 triệu đồng/tháng, ông vội vàng đi làm thủ tục. Số tiền này đã giúp ông và gia đình chống đỡ lúc khó khăn, chưa có việc làm mới.

Ông cũng bày tỏ mong mỏi tìm kiếm được công việc phù hợp trong khi ông vẫn còn khả năng lao động, kiếm thu nhập và cống hiến cho xã hội. Tuy nhiên ở độ tuổi này, ông cũng liên tục gặp khó khi muốn có công việc như ý.

Ông Duy tâm sự: “Để có quyết định nghỉ việc, tôi cũng mất nhiều thời gian giằng co suy nghĩ. Tôi muốn tìm việc liên quan đến bảo trì, bảo dưỡng, kỹ thuật toà nhà hoặc lái xe. Mức lương tương đương với công ty cũ trả. Con lớn của tôi đã đi làm, còn con thứ 2 vừa vào đại học. Tôi còn sức khoẻ thì vẫn muốn đi làm để có thu nhập, lo cho các con”.

Chính sách hỗ trợ cần cụ thể

Những tháng đầu năm 2023, thị trường lao động gặp nhiều khó khăn, trên 500.000 người bị ảnh hưởng do sự khó khăn về thị trường lao động (mất, giảm việc làm), trong đó trên 54% người lao động mất việc làm, trên 40% giảm giờ làm.

 
Kỹ thuật viên của một công ty chuyên về sản xuất môtô kiểm tra sản phẩm. Ảnh: Hải Nguyễn

Số mất, giảm việc làm này chủ yếu rơi vào những ngành thâm dụng lao động, lao động giản đơn, lao động có tuổi. Người lao động trong trường hợp này rất khó tìm việc làm, theo nhận định của ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam).

Trong khi đó, thu nhập của người lao động không cao, hầu như đi làm chỉ đủ trang trải cuộc sống nên giảm giờ làm thì thu nhập gặp nhiều khó khăn.

Do đó, việc người lao động bị mất, giảm việc làm ảnh hưởng rất lớn đến người lao động và gia đình họ, đến chính sách an sinh xã hội, như vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần hay nạn tín dụng đen.

"Lo việc làm cho người lao động là hết sức quan trọng, vì người lao động có việc làm, có thu nhập thì mới đảm bảo đời sống gia đình, an sinh xã hội. Nếu mất việc làm thì không chỉ ảnh hưởng đến an sinh xã hội mà còn mất an ninh trật tự. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm" - ông Quảng nhận định.

Người lao động tìm kiếm việc làm tại phiên giao dịch việc làm lưu động. Ảnh: Lương Hạnh.
Người lao động tìm kiếm việc làm tại phiên giao dịch việc làm lưu động. Ảnh: Lương Hạnh.

Trong khi đó, ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đề xuất: Để tiếp tục hạn chế tiêu cực phát sinh thì cần phải có hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ; đặc biệt là từng nhóm chủ thể.

Các chính sách cần sát hơn, các chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu nội địa… đều có thể hỗ trợ doanh nghiệp. Ngoài ra, vốn, giá nguyên vật liệu đầu vào… cũng rất cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi. Từ đó, người lao động sẽ có công ăn, việc làm.

Công tác định hướng, dự báo cũng rất quan trọng. Từ đó, dần định hướng lại, hỗ trợ trong công tác phát triển nhân lực, phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Như vậy, từng bước phục hồi thị trường lao động bền vững, việc làm bền vững.

LƯƠNG HẠNH - MINH HÀ
TIN LIÊN QUAN

Nghỉ việc giữa thời điểm khó khăn, người lao động chấp nhận rủi ro

MINH HÀ - LƯƠNG HẠNH |

29 năm làm công nhân kỹ thuật ở một nhà máy dệt, ông Nguyễn Nhật Duy (Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn quyết định nghỉ việc ở tuổi ngoài 50 để đi tìm cơ hội việc làm mới.

Cơ quan để người lao động nghỉ việc nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

Quế Chi (T/H) |

Bạn đọc Hoàng Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) hỏi: Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại cơ quan nào?

Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế 5 năm liên tục sau khi nghỉ việc

Minh Hương |

Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời thắc mắc của bạn đọc liên quan đến gia hạn bảo hiểm y tế 5 năm liên tục sau khi nghỉ việc.

Nghỉ việc hơn 1 năm, người lao động có đủ điều kiện rút BHXH 1 lần?

LƯƠNG HẠNH |

Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải đáp thắc mắc bạn đọc về điều kiện rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần.

Chủ động xin nghỉ việc trước làn sóng sa thải nhân sự

LƯƠNG HẠNH - MINH HÀ |

Không chỉ giới trẻ, lao động ở độ tuổi gần 40 cũng chủ động xin nghỉ việc hoặc chuyển đổi nghề nghiệp trước làn sóng sa thải nhân sự kéo dài trong thời gian gần đây.

Tuần lễ du lịch TPHCM khép lại với những kỷ lục, đón 71.000 lượt khách

Thanh Chân |

Tuần lễ du lịch TPHCM thu hút đông khách tham gia 45 chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch, mua sắm…

NSND Minh Vương nói về việc nhiều nghệ sĩ gạo cội chưa có danh hiệu

ĐÔNG DU - QUY SA |

Trong cuộc phỏng vấn riêng với Báo Lao Động, nghệ sĩ nhân dân (NSND) Minh Vương đã bày tỏ quan điểm về việc hiện tại có nhiều nghệ sĩ có thâm niên trong nghề nhưng vẫn chưa được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú (NSƯT), NSND.

Gặp gỡ cô bé nhặt ve chai "bom" hàng khiến nhiều người rơi nước mắt

Hoài Luân |

Bình Định - Những ngày qua, câu chuyện "cô bé nhặt ve chai bom hàng làm chủ shop online rơi nước mắt" đã khiến cộng đồng mạng xúc động vì sự "hiểu chuyện đến đau lòng" của em nữ sinh lớp 9 này.

Nghỉ việc giữa thời điểm khó khăn, người lao động chấp nhận rủi ro

MINH HÀ - LƯƠNG HẠNH |

29 năm làm công nhân kỹ thuật ở một nhà máy dệt, ông Nguyễn Nhật Duy (Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn quyết định nghỉ việc ở tuổi ngoài 50 để đi tìm cơ hội việc làm mới.

Cơ quan để người lao động nghỉ việc nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

Quế Chi (T/H) |

Bạn đọc Hoàng Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) hỏi: Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại cơ quan nào?

Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế 5 năm liên tục sau khi nghỉ việc

Minh Hương |

Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời thắc mắc của bạn đọc liên quan đến gia hạn bảo hiểm y tế 5 năm liên tục sau khi nghỉ việc.

Nghỉ việc hơn 1 năm, người lao động có đủ điều kiện rút BHXH 1 lần?

LƯƠNG HẠNH |

Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải đáp thắc mắc bạn đọc về điều kiện rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần.

Chủ động xin nghỉ việc trước làn sóng sa thải nhân sự

LƯƠNG HẠNH - MINH HÀ |

Không chỉ giới trẻ, lao động ở độ tuổi gần 40 cũng chủ động xin nghỉ việc hoặc chuyển đổi nghề nghiệp trước làn sóng sa thải nhân sự kéo dài trong thời gian gần đây.