Quan tâm tới người lao động khu vực phi chính thức để phát triển đoàn viên

Linh Nguyên |

Hà Nội - Chiều 1.12, tại Trung tâm thảo luận số 1, có sự tham gia của ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các đại biểu đã cho ý kiến vào các văn bản văn kiện Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Trong đó tập trung vào đại diện, chăm lo cho đoàn viên, người lao động.

Trao đổi về nội dung các khâu đột phá, bà Tạ Thị Mỹ Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội nêu ý kiến cần đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm tới khu vực phi chính thức vì hiện nay việc dịch chuyển lao động từ khu vực chính thức sang khu vực phi chính thức đang diễn ra ngày càng rõ. Bà Thanh cũng đề nghị cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua các hình thức trực tiếp, trực tuyến để người lao động hiểu biết về tổ chức Công đoàn.

Bà Tạ Thị Mỹ Thanh. Ảnh: Kiều Vũ
Bà Tạ Thị Mỹ Thanh. Ảnh: Kiều Vũ

Phân tích về những thuận lợi, khó khăn của hoạt động Công đoàn hiện nay, ông Nguyễn Văn Minh - Chủ tịch Công đoàn cấp trên cơ sở thuộc Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, thời gian qua việc tuyên truyền về tổ chức Công đoàn đã được thực hiện bằng những hành động cụ thể. Ông Minh nhắc lại thời gian đại dịch COVID-19, cán bộ Công đoàn từ cấp tổ trưởng, tổ phó tổ Công đoàn đến Thường trực Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh đều không quản ngại nguy hiểm để chăm lo cho đoàn viên, người lao động. Theo ông Minh, tinh thần này được cán bộ Công đoàn trong cả nước phát huy nên tạo được hình ảnh đẹp về tổ chức Công đoàn.

Ông Phan Thanh Hải. Ảnh: Kiều Vũ
Ông Phan Thanh Hải - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam. Ảnh: Kiều Vũ

Đối với vấn đề thương lượng, ký kết Thoả ước lao động tập thể, ông Phan Thanh Hải - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam hoàn toàn nhất trí với đề cương mà Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá XII trình Đại hội XIII. Tuy nhiên, về phía Công đoàn cơ sở trực tiếp tại doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước, ông Hải chia sẻ hiện theo quy định thì vấn đề lương cơ bản, tiền lương hàng năm sẽ do Công đoàn cơ sở thương lượng, đàm phán với chủ doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm ăn tốt thì việc thương lượng không phải vấn đề quá khó. Nhưng khi doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh không tốt thì việc thương lượng, đàm phán thực sự khó khăn cho đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở.

Ông Hải giải thích: “Chúng tôi hầu hết là cán bộ Công đoàn kiêm nhiệm, ăn lương của chủ doanh nghiệp nên đây thực sự là vấn đề quá khó. Chúng tôi mong muốn vấn đề lương cơ bản, tiền lương nên được thực hiện như trước đây để Công đoàn cơ sở và người lao động bớt khó khăn”.

Linh Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phải đồng hành cùng công đoàn cơ sở

Nghĩa Thanh |

Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động là một trong 3 khâu đột phá sẽ được Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam cho ý kiến thảo luận. Trên thực tế, nhiệm vụ này đã được các cấp Công đoàn chú trọng triển khai, thực hiện trong nhiệm kỳ 2018 - 2023. Kết quả của hoạt động này là cơ sở để tổ chức Công đoàn tiếp tục phát huy trong nhiệm kỳ tới nhằm thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động.

Đẩy mạnh đối thoại và ký kết thỏa ước lao động tập thể để bảo vệ người lao động

Đặng Tiến |

Chiều 30.11, diễn đàn “Tập trung nguồn lực thúc đẩy đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, nhất là về tiền lương, điều kiện làm việc” đã ghi nhận nhiều ý kiến của các đại biểu, trong đó tập trung vào các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này, từ đó đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động (NLĐ) trong quan hệ lao động. Đây là 1 trong 10 diễn đàn chuyên đề tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Áp dụng chế độ tiền lương thống nhất, bãi bỏ tất cả thu nhập đặc thù

PHẠM ĐÔNG |

Từ ngày 1.7.2024, Quốc hội quyết nghị bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.

Giải pháp về sàn giao dịch vàng để vốn chết trong dân chảy vào nền kinh tế

Nhóm PV |

Theo ước tính từ Hiệp hội Kinh doanh vàng, đến nay người dân Việt Nam đang nắm giữ khoảng 400 tấn vàng. Tuy nhiên, quan niệm lâu đời coi đây là tài sản tích trữ cùng rào cản từ một số quy định của Nghị định 24 đã khiến lượng lớn kim loại quý này vẫn chôn chặt trong két. Trong khi đó, thay vì là “vốn chết” gây lãng phí, lượng vàng này có thể quy đổi để trở thành động lực cho sản xuất kinh doanh, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình người Việt sau động đất tại Nhật Bản

Thanh Hà |

Cho đến nay, chưa ghi nhận thông tin về thương vong của người Việt do trận động đất ở Nhật Bản. Nhiều công dân Việt Nam đã được chính quyền địa phương Nhật Bản hỗ trợ, sơ tán đến nơi tạm trú an toàn.

Người trúng đấu giá đất 4,28 tỉ đồng/m2 ở Hà Nội sẽ mất tiền cọc

Thu Giang |

Theo UBND huyện Mê Linh (Hà Nội), cá nhân trúng đấu giá thửa đất 102m2 với giá 4,28 tỉ đồng/m2, gấp 142 lần giá khởi điểm (nhưng sau đó lại xin rút cọc vì ghi nhầm) sẽ mất tiền cọc theo quy định.

Mỏi mòn chờ đợi thi hành án dân sự

TRÍ MINH |

Từ hàng loạt kiến nghị gửi tới cơ quan chức năng đến việc trải qua đủ các quy trình tố tụng, một người dân vẫn không thể nhận lại tiền của mình trong vụ việc tranh chấp đòi lại tài sản dù đã có quyết định của tòa án và cơ quan thi hành án dân sự.

Doanh nghiệp xây dựng chậm đóng bảo hiểm xã hội hơn 8 năm

Quang Dân |

Bảo hiểm xã hội Hà Nội vừa điểm tên nhiều doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có sự xuất hiện của loạt “ông lớn” ngành xây dựng.

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phải đồng hành cùng công đoàn cơ sở

Nghĩa Thanh |

Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động là một trong 3 khâu đột phá sẽ được Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam cho ý kiến thảo luận. Trên thực tế, nhiệm vụ này đã được các cấp Công đoàn chú trọng triển khai, thực hiện trong nhiệm kỳ 2018 - 2023. Kết quả của hoạt động này là cơ sở để tổ chức Công đoàn tiếp tục phát huy trong nhiệm kỳ tới nhằm thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động.

Đẩy mạnh đối thoại và ký kết thỏa ước lao động tập thể để bảo vệ người lao động

Đặng Tiến |

Chiều 30.11, diễn đàn “Tập trung nguồn lực thúc đẩy đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, nhất là về tiền lương, điều kiện làm việc” đã ghi nhận nhiều ý kiến của các đại biểu, trong đó tập trung vào các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này, từ đó đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động (NLĐ) trong quan hệ lao động. Đây là 1 trong 10 diễn đàn chuyên đề tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Áp dụng chế độ tiền lương thống nhất, bãi bỏ tất cả thu nhập đặc thù

PHẠM ĐÔNG |

Từ ngày 1.7.2024, Quốc hội quyết nghị bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.