Nhiều ngành sụt giảm lao động do khó khăn về đơn hàng

Quỳnh Chi |

Theo bản tin thị trường lao động quý I/2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, thị trường lao động có sự phục hồi ở một số nhóm ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, trong quý II, thị trường sẽ đối diện nhiều thách thức khi có nhóm ngành sụt giảm việc làm.

Theo bản tin thị trường lao động quý I/2023, đã có 16.730 lượt doanh nghiệp đăng tuyển dụng 75.285 lao động, 72.458 lao động tìm việc. Trong đó, tuyển dụng trình độ từ đại học trở lên chiếm 49,4%; cao đẳng, trung cấp, sơ cấp chiếm 42,3%, không yêu cầu có chuyên môn kĩ thuật 8,3%. Quý II, sẽ có khoảng 51,25 triệu người có việc làm, tăng 150.000 người so với quý I.

Đây là tín hiệu khá khởi sắc tuy nhiên theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thị trường lao động vẫn còn nhiều thách thức. Dự báo ngành may mặc sẽ giảm 38.100 việc làm; sản xuất giường tủ bàn ghế giảm 38.000 việc làm; in, sao chép bản ghi các loại giảm 37.800 việc làm…

Theo Tổng cục Thống kê, tình hình mất việc đang gia tăng. Cụ thể, quý IV/2022, cả nước có gần 118.000 động bị mất việc, sang quý I/2023, cả nước có gần 294.000 lao động phải nghỉ, giãn việc do các doanh nghiệp thiếu đơn hàng.

Lao động mất việc chủ yếu tập trung ở một số tỉnh có nhiều khu công nghiệp như Đồng Nai (gần 32.600 người); Bình Dương (gần 21.700 người); Bắc Ninh (14.000 người)... Trong các vùng kinh tế, Đông Nam Bộ trở thành vùng bị ảnh hưởng nặng nhất do tình trạng giảm sút đơn hàng. Hiện, tỉ lệ thiếu việc làm khu vực này tăng lên 1,75% so với 1,52% của quý trước.

Theo các chuyên gia, tình trạng khó khăn của thị trường lao động hiện nay do tác động của nhiều yếu tố và không thể giải quyết nhanh chóng. Để phục hồi thị trường, ngoài tập trung phát triển nguồn nhân lực, phải nắm rõ việc thừa - thiếu nhân lực cụ thể diễn ra ở ngành nghề, vùng miền nào; thiếu cụ thể bao nhiêu... Từ đó có phương án kết nối cung - cầu chính xác.

Ông Lê Quang Trung - nguyên Phó cục trưởng Cục Việc làm - Bộ Lao động, Thương  binh và Xã hội cho rằng, ngành lao động đang thực hiện kết nối việc làm truyền thống từ sàn giao dịch trực tiếp, online. Tuy nhiên, cũng cần tính toán lâu dài, định hướng nghề nghiệp ngay từ bậc THCS, THPT. Theo đó, phải định hướng việc làm theo phương châm 3 cùng: Cùng tuyển sinh, đào tạo, giải quyết việc làm sau đào tạo.

Đối với nhóm lao động bị giảm việc, mất việc, ông Trung đề nghị ngành lao động cùng tổ chức Công đoàn nắm chắc sự biến động của thị trường, phân loại số lao động này. “Lao động nào đáp ứng điều kiện cần cung ứng ngay cho doanh nghiệp thiếu; lao động thiếu kỹ năng, tay nghề, cần hỗ trợ họ tham gia đào tạo, bổ túc, nâng cao trình độ...

Quỳnh Chi
TIN LIÊN QUAN

Đơn hàng sụt giảm, doanh nghiệp tái cấu trúc để ứng phó

Anh Tuấn |

Nhiều ngành xuất khẩu chủ lực gặp khó khăn khi lượng đơn hàngsuy giảm trầm trọng. Nhiều giải pháp đã được doanh nghiệp nỗ lực áp dụng để tìm kiếm đơn hàng mới, giữ lực lượng lao động, đảm bảo thu nhập cơ bản cho công nhân… Song đây cũng là lúc doanh nghiệp cần các chính sách trợ lực bên cạnh việc tự thân xoay xở.

Doanh nghiệp dệt may "khát" đơn hàng

Anh Tuấn |

Khó khăn về vốn, đặc biệt đơn hàng thiếu do nhu cầu tiêu dùng giảm sút… là những khó khăn mà các doanh nghiệp dệt may đang phải đối diện. Do đó, bản thân doanh nghiệp phải tái cấu trúc để tìm kiếm cơ hội đầu tư mới.

Gần 800 công nhân công ty giày da ở Đồng Nai bị mất việc vì thiếu đơn hàng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 3.4, Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai cho biết, gần 800 công nhân Công ty TNHH TKG Taekwang MTC Vina (khu công nghiệp Loteco, TP Biên Hoà) đã phải nghỉ việc theo dạng thoả thuận do công ty không có đơn hàng.

Đơn hàng sụt giảm, doanh nghiệp định vị lại sản phẩm tìm kiếm cơ hội đầu tư

Cường Ngô |

Khó khăn về vốn, đặc biệt đơn hàng thiếu do nhu cầu tiêu dùng giảm sút… là những khó khăn mà các doanh nghiệp đang phải đối diện. Do đó, các chuyên gia cho rằng, bản thân doanh nghiệp phải tái cấu trúc, tìm kiếm cơ hội đầu tư bằng việc áp dụng chuyển đổi số, sử dụng nguyên liệu xanh, đáp ứng các tiêu chuẩn của đối tác trong và ngoài nước.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Đơn hàng sụt giảm, doanh nghiệp tái cấu trúc để ứng phó

Anh Tuấn |

Nhiều ngành xuất khẩu chủ lực gặp khó khăn khi lượng đơn hàngsuy giảm trầm trọng. Nhiều giải pháp đã được doanh nghiệp nỗ lực áp dụng để tìm kiếm đơn hàng mới, giữ lực lượng lao động, đảm bảo thu nhập cơ bản cho công nhân… Song đây cũng là lúc doanh nghiệp cần các chính sách trợ lực bên cạnh việc tự thân xoay xở.

Doanh nghiệp dệt may "khát" đơn hàng

Anh Tuấn |

Khó khăn về vốn, đặc biệt đơn hàng thiếu do nhu cầu tiêu dùng giảm sút… là những khó khăn mà các doanh nghiệp dệt may đang phải đối diện. Do đó, bản thân doanh nghiệp phải tái cấu trúc để tìm kiếm cơ hội đầu tư mới.

Gần 800 công nhân công ty giày da ở Đồng Nai bị mất việc vì thiếu đơn hàng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 3.4, Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai cho biết, gần 800 công nhân Công ty TNHH TKG Taekwang MTC Vina (khu công nghiệp Loteco, TP Biên Hoà) đã phải nghỉ việc theo dạng thoả thuận do công ty không có đơn hàng.

Đơn hàng sụt giảm, doanh nghiệp định vị lại sản phẩm tìm kiếm cơ hội đầu tư

Cường Ngô |

Khó khăn về vốn, đặc biệt đơn hàng thiếu do nhu cầu tiêu dùng giảm sút… là những khó khăn mà các doanh nghiệp đang phải đối diện. Do đó, các chuyên gia cho rằng, bản thân doanh nghiệp phải tái cấu trúc, tìm kiếm cơ hội đầu tư bằng việc áp dụng chuyển đổi số, sử dụng nguyên liệu xanh, đáp ứng các tiêu chuẩn của đối tác trong và ngoài nước.