Nguy cơ tranh chấp vì hiểu sai pháp luật

NAM DƯƠNG |

Những hiểu sai về pháp luật của người lao động hoặc người sử dụng lao động dẫn đến việc phải bồi thường cho bên kia trong khi thực hiện hợp đồng lao động, đồng thời gây ảnh hưởng đến quan hệ lao động.

Viết đơn là nghỉ, không cần báo trước

Trong email gửi đến Văn phòng tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhờ tư vấn, bạn đọc có email lthuyx@xxx: “Do con bị bệnh, nên tôi không thể tiếp tục làm việc được nữa. Tôi viết đơn xin nghỉ việc gửi công ty (Cty) vì lý do con ốm rồi nghỉ luôn. Cty không thanh toán tiền lương, tôi phải làm sao?”. Trường hợp nghỉ việc ngay sau khi viết đơn như bạn đọc nói trên khá phổ biến.

Luật sư Nguyễn Hữu Học (Đoàn Luật sư TP.Hồ Chí Minh) phân tích: Theo quy định của pháp luật, người lao động (NLĐ) được đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong một số trường hợp có lý do chính đáng, nhưng phải báo trước cho Cty 3 hoặc 30 ngày tùy HĐLĐ là xác định thời hạn hay hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Riêng với HĐLĐ không xác định thời hạn thì không cần lý do nhưng phải báo trước 45 ngày.

Như vậy, việc có lý do chính đáng mới chỉ là điều kiện cần. Còn điều kiện đủ là phải báo trước cho Cty. Khi đáp ứng cả hai điều kiện cần và đủ này, thì được xác định là đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật. Bạn đọc nói trên dù có lý do chính đáng là con ốm, nhưng không báo trước đủ ngày nên rơi vào trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật và phải bồi thường cho Cty một nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ và một khoản tiền tương đương những ngày vi phạm báo trước theo quy định tại điều 43 Bộ luật Lao động 2012. Việc Cty không trả lương cho bạn đọc dù chưa đúng luật, nhưng có lẽ để bảo đảm cấn trừ nghĩa vụ do NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.

Một tình huống hiểu sai pháp luật nữa cũng khá phổ biến là việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản. Theo quy định tại điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ sau khi hết thời gian hưởng chế độ thai sản, trong vòng 30 ngày đầu tiên khi đi làm trở lại, nếu không đủ sức khỏe sẽ được nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản từ 5 -10 ngày, tùy tình trạng sinh thường hay sinh mổ và số con sinh ra. Như vậy, điều kiện tiên quyết để được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản là phải đi làm lại ngay sau khi hết thời gian hưởng chế độ thai sản. Thế nhưng, rất nhiều NLĐ và cả doanh nghiệp (DN) không hiểu đúng quy định này. Có trường hợp xin nghỉ không lương, có trường hợp lại nghỉ phép ngay sau khi hết thời gian hưởng chế độ thai sản, rồi mới nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản. Như vậy không đáp ứng điều kiện phải đi làm lại ngay sau khi hết thời gian hưởng chế độ thai sản và bị cơ quan BHXH từ chối thanh toán chế độ này.

Doanh nghiệp cũng sai

Về phía DN, hiểu lầm tai hại nhất là không chấm dứt ngay quan hệ lao động mà vẫn để NLĐ tiếp tục làm việc. Theo quy định hiện hành, ít nhất trước khi HĐLĐ xác định thời hạn hết hạn, NSDLĐ phải thông báo bằng văn bản cho NLĐ biết thời điểm hết hạn HĐLĐ. Nếu hai bên không muốn tái ký HĐLĐ thì phải chấm dứt quan hệ lao động tại thời điểm HĐLĐ hết hạn. Trường hợp NLĐ vẫn tiếp tục làm việc cho NSDLĐ, thì trong vòng 30 ngày, hai bên phải ký HĐLĐ mới là HĐLĐ xác định thời hạn nữa hay HĐLĐ không xác định thời hạn tùy thuộc vào số HĐLĐ đã ký trước đó. Thế nhưng, rất nhiều DN không hiểu đúng quy định này mà vẫn để NLĐ tiếp tục làm việc khi HĐLĐ đã hết hạn rồi sau một thời gian mới thông báo chấm dứt HĐLĐ với NLĐ. Như vậy, DN lại trở thành đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật và phải bồi thường cho NLĐ rất nhiều theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động 2012.

Một vi phạm khác của DN là yêu cầu NLĐ phải tự bỏ tiền đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp. Theo quy định hiện hành, NSDLĐ phải đóng 21,5% và NLĐ đóng 10,5% tiền lương vào Quỹ BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp. Nhưng nhiều trường hợp mặc dù DN ngừng hoạt động, NLĐ không có việc làm, không được hưởng lương, nhưng DN vẫn yêu cầu NLĐ phải đóng Quỹ BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp cho cả phần DN phải đóng tổng cộng là 32%. Trong khi đó, pháp luật quy định nếu NLĐ không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì tháng đó cả NSDLĐ và NLĐ không phải đóng BHXH và không được tính là thời gian đã đóng BHXH.

“Những hiểu lầm, thậm chí cố tình làm sai đó sẽ dẫn đến nguy cơ tranh chấp lao động và làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ lao động” - luật sư Học nhận định.

NAM DƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Bàn biện pháp giảm tranh chấp lao động dịp cuối năm

NAM DƯƠNG |

Chiều 4.11, LĐLĐ TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị gặp gỡ, trao đổi về tình hình quan hệ lao động trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. Hội nghị có sự tham gia của đại diện Ban Dân vận 24 quận, huyện ủy, cấp ủy các KCX-KCN và Ban Dân vận Thành ủy TP.Hồ Chí Minh.

Cảnh báo nguy cơ tranh chấp lao động tập thể dịp Tết nguyên đán

Nam Dương |

Việc chưa có nghị định hướng dẫn để doanh nghiệp điều chỉnh lương tối thiểu, tình trạng nợ lương, BHXH, việc cắt giảm đơn hàng dẫn đến cắt giảm lao động là các nguyên nhân có khả năng dẫn đến tranh chấp lao động trong thời gian tới, đặc biệt là trong dịp Tết nguyên đán Canh Tý 2020.

Đối thoại trong quan hệ lao động mang lại lợi ích cho tất cả các bên

Bảo Hân |

Chiều 22.10, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Công đoàn Hà Lan (CNV) tổ chức tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm về đối thoại xã hội và thương lượng tập thể của Hà Lan.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Bàn biện pháp giảm tranh chấp lao động dịp cuối năm

NAM DƯƠNG |

Chiều 4.11, LĐLĐ TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị gặp gỡ, trao đổi về tình hình quan hệ lao động trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. Hội nghị có sự tham gia của đại diện Ban Dân vận 24 quận, huyện ủy, cấp ủy các KCX-KCN và Ban Dân vận Thành ủy TP.Hồ Chí Minh.

Cảnh báo nguy cơ tranh chấp lao động tập thể dịp Tết nguyên đán

Nam Dương |

Việc chưa có nghị định hướng dẫn để doanh nghiệp điều chỉnh lương tối thiểu, tình trạng nợ lương, BHXH, việc cắt giảm đơn hàng dẫn đến cắt giảm lao động là các nguyên nhân có khả năng dẫn đến tranh chấp lao động trong thời gian tới, đặc biệt là trong dịp Tết nguyên đán Canh Tý 2020.

Đối thoại trong quan hệ lao động mang lại lợi ích cho tất cả các bên

Bảo Hân |

Chiều 22.10, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Công đoàn Hà Lan (CNV) tổ chức tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm về đối thoại xã hội và thương lượng tập thể của Hà Lan.