Người khuyết tật tìm việc làm, khẳng định tàn mà không phế

PHƯƠNG TRANG |

Hiện nay, TP. Hà Nội có khoảng hơn 100.000 người khuyết tật, trong đó khoảng hơn 30.000 người có khả năng lao động. Những năm qua, nhiều người khuyết tật luôn cố gắng tìm việc làm và làm việc không ngừng nghỉ, họ góp phần thay đổi nhận thức của một bộ phận người trong xã hội: Người khuyết tật “tàn mà không phế”.

Đến với Phiên Giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức sáng ngày 11.4, chị Nguyễn Thị Ngân (32 tuổi, thôn Cam Đà, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội) mong mỏi tìm được việc làm phù hợp. Hiện tại, chị chỉ nhận sửa quần áo, làm đồ gia công tại nhà vì khuyết tật chân phải, khó di chuyển.

Chị Ngân cho biết mỗi ngày, chị kiếm được từ 20.000 - 30.000 đồng nếu sửa quần áo. Ngày nào may mắn hơn, có người thuê làm đồ gia công, chị mới kiếm được từ 200.000 - 300.000 đồng. 

Nhà nghèo, kết hôn được gần 6 năm nhưng vợ chồng chị Ngân vẫn chưa dám có con. Chồng của chị đang làm công nhân tại khu công nghiệp với mức lương hơn 6 triệu đồng/tháng.

 
Chị Ngân tìm việc làm tại Phiên giao dịch việc làm ngày 11.4. Ảnh: Phương Trang.

Chị Ngân kể, nhà nghèo, khi chị được 2 tuổi, sau một cơn sốt cao không được chữa trị, bệnh của chị mỗi ngày một nặng. Biến chứng sau cơn sốt khiến chị áp xe cơ đùi, chân phải trở nên tàn tật.

Những lúc trái gió trở trời, đôi chân khiến chị đau buốt khôn nguôi, song chị Ngân chưa từng một lần ngưng tìm kiếm việc làm. Chị không muốn trở thành gánh nặng cho chồng và những người thân khác trong gia đình. 

Bà Nguyễn Thị Đường - chuyên viên tuyển dụng của Hợp tác xã Tâm Ngọc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) mong muốn tuyển dụng được 20 lao động là người khuyết tật khi tới với phiên giao dịch việc làm lần này.

“Chúng tôi tuyển nhân viên mát xa, xoa bóp, bấm huyệt cho khách hàng và nhân viên trồng cây thuốc. Ứng viên sẽ được đào tạo miễn phí 3-4 tháng tuỳ vào năng lực mỗi người. Khi đào tạo xong, ứng viên có thể làm việc luôn tại đây hoặc tự mở cửa hàng riêng, tùy vào nhu cầu của mỗi bạn” - bà Đường cho hay.

Bà Đường tham gia tuyển dụng tại Phiên GDVL. Ảnh: Phương Trang.
Bà Đường (bên phải) tham gia tuyển dụng tại Phiên Giao dịch việc làm. Ảnh: Phương Trang.

Công ty này đẩy mạnh sản xuất thuốc Đông y nên cần tuyển nhiều nhân lực nhất có thể. Trước đó, công ty đã đào tạo được rất nhiều nhân lực là người khuyết tật nên những lao động đã có kinh nghiệm sẽ đào tạo trực tiếp cho lao động mới vào làm việc.

“Giám đốc của công ty cũng là người khuyết tật nên luôn muốn tạo điều kiện hết mức có thể cho học viên. Tuy nhiên, bởi đặc thù công việc của chúng tôi rất khó tìm được người phù hợp” - nữ nhân viên nhận định.

Ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết: Tại Phiên Giao dịch việc làm này có 33 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với 996 chỉ tiêu tuyển dụng và tuyển sinh. Đặc biệt có 12 doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề có sử dụng lao động là người khuyết tật tham gia với 340 chỉ tiêu tuyển dụng và tuyển sinh.

Các doanh nghiệp tuyển nhiều vị trí với mức lương hấp dẫn với các chỉ tiêu tuyển dụng đa dạng: Công nhân may, thợ thủ công mỹ nghệ, công nghệ thông tin, công nghệ điện tử… 

Đây là cơ hội cho lao động để người lao động tự tin tìm kiếm được việc làm, địa chỉ đào tạo nghề phù hợp, để từ đó tham gia vào thị trường lao động tạo ra thu nhập ổn định cuộc sống bản thân.

Phiên GDVL đã tạo cơ hội tìm việc cho lao động là người khuyết tật. Ảnh: Phương Trang.
Phiên Giao dịch việc làm đã tạo cơ hội tìm việc cho lao động là người khuyết tật. Ảnh: Phương Trang.

Ông Nguyễn Hồng Dân, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội nhận định: Việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động nói chung và người khuyết tật nói riêng. Tạo việc làm giúp họ có được thu nhập, ổn định đời sống.

Giải quyết việc làm cho người khuyết tật không chỉ là trách nhiệm của riêng Nhà nước mà đó còn là trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội.

PHƯƠNG TRANG
TIN LIÊN QUAN

Bố mẹ là người khuyết tật, con có được giảm học phí không?

nguyễn thuý |

Bạn đọc có emaill nhinhixxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, nếu bố mẹ là người khuyết tật, con đi học có được giảm học phí không?

Hà Nội: Người khuyết tật vẫn bị hạn chế khi tham gia giao thông

Minh Hạnh |

Mục tiêu đến năm 2025, 80% công trình xây mới và 30% công trình cũ là trụ sở làm việc, nhà ga, bến xe, cơ sở chữa khám bệnh… của Hà Nội bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật. Tuy nhiên, thực tế người khuyết tật còn rất nhiều cản trở khi tham gia giao thông công cộng.

Sinh viên khởi nghiệp với dự án xe lăn điện đa năng cho người khuyết tật

Hà Chi - Minh Ánh |

Với ước mơ có thể hỗ trợ những người khuyết tật di chuyển dễ dàng hơn, bạn Vũ Văn Toàn cùng nhóm bạn của mình đã cùng nhau nghiên cứu, chế tạo ra chiếc xe lăn điện đa năng hỗ trợ giám sát sức khoẻ người khuyết tật. Đây cũng là dự án đạt giải Nhì trong cuộc thi “Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ V.

Chế độ ưu tiên nhập học và tuyển sinh đối với người khuyết tật

thu thuỷ |

Bạn đọc có emaill nguyendungxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, hiện nay chế độ ưu tiên nhập học và tuyển sinh đối với người khuyết tật được thực hiện như thế nào?

Đà Nẵng: Giúp người khuyết tật thêm tự tin vươn lên trong cuộc sống

Mai Hương |

Trung tâm Nghiên cứu và hòa nhập cộng đồng (Cormis) đã thực hiện nhiều chương trình giúp người khuyết tật tại TP Đà Nẵng thêm tự tin vươn lên trong cuộc sống.

Hạn cuối khóa sim 2 chiều, hơn một triệu thuê bao vẫn chưa chuẩn hóa

MINH HÀ- ĐỨC TRUNG |

Hôm nay (15.4) là hạn cuối cùng để người dân thực hiện việc chuẩn hóa thông tin thuê bao di động, nếu không sẽ bị khóa sim 2 chiều. Vì vậy, tại một số điểm giao dịch của các nhà mạng ở Hà Nội, người dân đã đổ xô đến làm thủ tục.

1001 lý do khiến phụ nữ ngại sinh con

NHÓM PV |

Tại TP.HCM (năm 2021), mỗi phụ nữ trung bình chỉ sinh 1,48 con. Xã hội càng phát triển, tâm lý ngại sinh con thứ 2 thậm chí không muốn sinh con ngày càng phổ biến trong xã hội. Những yếu tố nào khiến cho phụ nữ, nhất là phụ nữ tại các thành thị ngày càng ngại sinh con?

Hà Nội phát triển du lịch golf để hút khách chi trả cao

Chí Long |

Xác định du lịch golf là sản phẩm tiềm năng, Hà Nội sẽ tập trung thu hút khách trải nghiệm du lịch golf, tổ chức sự kiện, giải đấu golf...

Bố mẹ là người khuyết tật, con có được giảm học phí không?

nguyễn thuý |

Bạn đọc có emaill nhinhixxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, nếu bố mẹ là người khuyết tật, con đi học có được giảm học phí không?

Hà Nội: Người khuyết tật vẫn bị hạn chế khi tham gia giao thông

Minh Hạnh |

Mục tiêu đến năm 2025, 80% công trình xây mới và 30% công trình cũ là trụ sở làm việc, nhà ga, bến xe, cơ sở chữa khám bệnh… của Hà Nội bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật. Tuy nhiên, thực tế người khuyết tật còn rất nhiều cản trở khi tham gia giao thông công cộng.

Sinh viên khởi nghiệp với dự án xe lăn điện đa năng cho người khuyết tật

Hà Chi - Minh Ánh |

Với ước mơ có thể hỗ trợ những người khuyết tật di chuyển dễ dàng hơn, bạn Vũ Văn Toàn cùng nhóm bạn của mình đã cùng nhau nghiên cứu, chế tạo ra chiếc xe lăn điện đa năng hỗ trợ giám sát sức khoẻ người khuyết tật. Đây cũng là dự án đạt giải Nhì trong cuộc thi “Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ V.

Chế độ ưu tiên nhập học và tuyển sinh đối với người khuyết tật

thu thuỷ |

Bạn đọc có emaill nguyendungxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, hiện nay chế độ ưu tiên nhập học và tuyển sinh đối với người khuyết tật được thực hiện như thế nào?

Đà Nẵng: Giúp người khuyết tật thêm tự tin vươn lên trong cuộc sống

Mai Hương |

Trung tâm Nghiên cứu và hòa nhập cộng đồng (Cormis) đã thực hiện nhiều chương trình giúp người khuyết tật tại TP Đà Nẵng thêm tự tin vươn lên trong cuộc sống.