Nâng cao chất lượng phiên giao dịch việc làm: Hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp

NHÓM PV |

Sau đại dịch COVID-19, doanh nghiệp và người lao động đã “thấm đòn” trên nhiều phương diện. Để tìm giải pháp gỡ khó cho các đối tượng này, Báo Lao Động tổ chức Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Đa dạng phiên giao dịch việc làm nhằm gỡ khó cho thị trường lao động” vào chiều 7.9.

Hơn nửa triệu lao động bị ảnh hưởng

Theo báo cáo xu hướng triển vọng việc làm và xã hội thế giới 2023 của Tổ chức Lao động uốc tế (ILO) thì năm 2023 hầu hết các quốc gia sẽ không thể phục hồi hoàn toàn về mức trước đại dịch, việc làm toàn cầu được dự báo chỉ tăng 1%, giảm đáng kể so với tốc độ tăng việc làm 2,3% của năm 2022.

Theo Bộ LĐTBXH, doanh nghiệp gặp khó khăn thuộc ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ, sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử,… Ảnh: Hải Nguyễn
Theo Bộ LĐTBXH, doanh nghiệp gặp khó khăn thuộc ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ, sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử,… Ảnh: Hải Nguyễn

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 52,2 triệu người trong quý I/2023. Tuy nhiên, tốc độ tăng lực lượng lao động có dấu hiệu chậm lại. 8.644 doanh nghiệp gặp khó khăn phải cắt giảm lao động (chiếm 1% tổng số doanh nghiệp), trong đó, chiếm 27,4% là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; 72,18% doanh nghiệp ngoài nhà nước. Doanh nghiệp thuộc vùng Đông Nam bộ cắt giảm lao động lớn nhất; sau đó đến doanh nghiệp thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.

Theo chuyên gia, Nhà nước phải hoạch định để có thị trường việc làm linh hoạt, hiện đại. Ảnh: Hải Nguyễn
Theo chuyên gia, Nhà nước phải hoạch định để có thị trường việc làm linh hoạt, hiện đại. Ảnh: Hải Nguyễn

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, doanh nghiệp gặp khó khăn thuộc ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ, sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử,… Số lao động trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng việc làm là 509.903 người, trong đó, số lao động thôi việc, mất việc làm chiếm 54,79%. Trong đó, 17.003 người bị ngừng việc, nghỉ việc không hưởng lương. Số lao động chưa qua đào tạo thôi việc, mất việc nhiều nhất, với tỉ lệ 68%.

Theo báo cáo của các địa phương, trung bình mỗi năm, đã tổ chức hơn 1.600 phiên giao dịch việc làm. Bình quân, mỗi phiên giao dịch thu hút từ 25-30 doanh nghiệp; khoảng 350-450 người lao động tham gia.

Ông Vũ Quanh Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội nhận định, cần phải xác định rõ vai trò của các phiên giao dịch việc làm. Đây là cơ hội cung cấp thông tin về thị trường lao động cho người lao động và doanh nghiệp; tăng cường cơ hội gặp gỡ giữa 2 bên; giúp thị trường lao động minh bạch hơn.

Khi có đủ cơ sở dữ liệu tốt, ngành chức năng sẽ xây dựng các mô hình, dự báo, phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Ảnh: Hải Nguyễn
Khi có đủ cơ sở dữ liệu tốt, ngành chức năng sẽ xây dựng các mô hình, dự báo, phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Ảnh: Hải Nguyễn

“Chúng ta đang tận dụng tối đa các nguồn lực để hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn; làm sao đưa hai bên tham gia vào hệ thống một cách tính cực hơn. Các phiên giao dịch việc làm trước khi được tổ chức đều đã được khảo sát thực trạng, đánh giá nguồn cung - cầu lao động”.

Xây dựng cơ sở dữ liệu lao động

Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Chính sách Pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) đề xuất, bên cạnh đẩy mạnh sản xuất trong doanh nghiệp thì bản thân người lao động phải nhận thức được rõ hơn về cơ chế thị trường, về rủi ro mất việc làm. Từ đó, người lao động phải linh hoạt, thích ứng trong môi trường làm việc mới.

Muốn vậy, người lao động phải trang bị kỹ năng nghề nghiệp. Khi mất việc làm thì phải quan tâm đến đào tạo nghề mới phù hợp với điều kiện để tìm được công việc mới, bền vững chứ không chỉ chú trọng đến trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy, cả doanh nghiệp và người lao động phải đồng hành giải quyết vấn đề này trong bối cảnh hiện nay.

Ngoài ra, “bàn tay” của Nhà nước rất quan trọng, phải hoạch định để có thị trường việc làm linh hoạt, hiện đại cũng như chính sách phát triển thị trường lao động bền vững.

Theo ông Vũ Quang Thành, nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là phải xây dựng cơ sở dữ liệu.

“Khi có đủ cơ sở dữ liệu tốt, đảm bảo về chất lượng và cả số lượng, chúng ta sẽ có ngay đánh giá, nhìn nhận bức tranh tổng thể thị trường lao động. Từ đó, các mô hình, dự báo, phù hợp với từng vùng, từng địa phương được xây dựng bước đầu; đảm bảo xây dựng cơ sở dữ liệu nói chung trên toàn quốc” - ông Thành cho hay.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

“Phao cứu sinh” cho người lao động chưa có việc làm

LƯƠNG HẠNH - MINH HÀ |

Số tiền 3 triệu đồng không quá nhiều nhưng cũng đủ để cho bà Nguyễn Thị Lài đóng tiền học phí, mua sách vở cho các con. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã phần nào giúp người lao động trang trải cuộc sống trong lúc chưa có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm mới.

Đa dạng phiên giao dịch việc làm nhằm gỡ khó cho thị trường lao động

NHÓM PV |

15h ngày 7.9, Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề "Đa dạng phiên giao dịch việc làm nhằm gỡ khó cho thị trường lao động" sẽ diễn ra tại Trường quay của Báo Lao Động, số 6 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Công nhân vui mừng khi vẫn có việc làm, được tăng ca

Phương Ngân |

Điều mong mỏi nhất của công nhân lao động đôi khi chỉ đơn giản là có công việc ổn định, được tăng ca đầy đủ để các con được đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa.

Duy trì phiên giao dịch việc làm để kết nối doanh nghiệp và người lao động

Hữu Long |

Các phiên giao dịch việc làm tại Khánh Hòa được tổ chức định kỳ tại nhiều địa phương khác nhau đã giúp tư vấn, kết nối người lao động với người sử dụng lao động.

Truy tố Đặng Thị Hàn Ni vì đưa bí mật cá nhân bà Phương Hằng lên mạng

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 23.1, Viện KSND TPHCM đã ban hành cáo trạng, truy tố bị can Trần Văn Sỹ và bị can Đặng Thị Hàn Ni về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Tuyển Việt Nam nên kiên nhẫn với huấn luyện viên Troussier nhìn từ trường hợp ông Shin Tae-yong

AN NGUYÊN |

Trước khi giành chiến thắng trước tuyển Việt Nam và có màn thể hiện tốt tại Asian Cup 2023, huấn luyện viên Shin Tae-yong cũng từng hứng chịu nhiều chỉ trích.

Nhiều học sinh tiểu học ở Hà Nội vẫn đến trường dù rét dưới 10 độ C

HỮU CHÁNH |

Do không có điều kiện ở nhà trông con, nhiều phụ huynh vẫn phải đưa các em đến trường trong ngày Hà Nội rét cắt da cắt thịt.

Giá vàng hôm nay 23.1: Diễn biến trái chiều, ồ ạt mua gom

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 23.1 có xu hướng tăng ở thị trường trong nước. Trong khi đó, giá vàng thế giới đi xuống.

“Phao cứu sinh” cho người lao động chưa có việc làm

LƯƠNG HẠNH - MINH HÀ |

Số tiền 3 triệu đồng không quá nhiều nhưng cũng đủ để cho bà Nguyễn Thị Lài đóng tiền học phí, mua sách vở cho các con. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã phần nào giúp người lao động trang trải cuộc sống trong lúc chưa có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm mới.

Đa dạng phiên giao dịch việc làm nhằm gỡ khó cho thị trường lao động

NHÓM PV |

15h ngày 7.9, Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề "Đa dạng phiên giao dịch việc làm nhằm gỡ khó cho thị trường lao động" sẽ diễn ra tại Trường quay của Báo Lao Động, số 6 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Công nhân vui mừng khi vẫn có việc làm, được tăng ca

Phương Ngân |

Điều mong mỏi nhất của công nhân lao động đôi khi chỉ đơn giản là có công việc ổn định, được tăng ca đầy đủ để các con được đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa.

Duy trì phiên giao dịch việc làm để kết nối doanh nghiệp và người lao động

Hữu Long |

Các phiên giao dịch việc làm tại Khánh Hòa được tổ chức định kỳ tại nhiều địa phương khác nhau đã giúp tư vấn, kết nối người lao động với người sử dụng lao động.