Lương không đủ sống, công nhân phải làm thêm giờ

TẤT THẢO |

Làm thêm giờ để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe, đời sống gia đình của công nhân, tăng nguy cơ bị tai nạn lao động, nhưng hiện nay, nhiều công nhân vẫn muốn tăng ca bởi thu nhập hiện không đủ sống. Theo Viện Công nhân - Công đoàn, người lao động (NLĐ) phải tăng ca để có thêm tiền, thêm được một bữa ăn ca, thậm chí là để tránh cái nắng nóng trong những căn phòng trọ chật chội…

Tăng nguy cơ tai nạn lao động

Sáng 23.5, Tổng LĐLĐVN phối hợp với Chương trình Better Work Việt Nam tổ chức Hội thảo điều kiện lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và năng suất lao động, an toàn, sức khỏe NLĐ. Chủ trì hội thảo, ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - cho biết, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tình trạng làm việc theo tính chất dây chuyền hiện nay với điều kiện lao động không đảm bảo, tăng thời gian làm thêm giờ khiến nhiều NLĐ làm việc căng thẳng, dẫn đến mệt mỏi, suy giảm sức khỏe, từ đó làm giảm hiệu suất và sự chú ý, làm giảm năng suất lao động, chất lượng công việc, giảm sút, tăng nguy cơ mắc một số bệnh như tim mạch, đau mỏi cơ xương khớp, đau đầu…

Khảo sát của Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) cho thấy, 79% số NLĐ được khảo sát cho rằng làm thêm giờ ảnh hưởng đến sức khỏe. Phổ biến nhất là tình trạng mệt mỏi, mất sức, có nhiều trường hợp ngất xỉu trong giờ làm thêm, sụt cân. “Một nam công nhân (CN) chia sẻ rằng, có thời gian phải làm tăng ca đến 22h. Do về trễ, tắm rửa xong đã là 1-2h đêm. Nhiều lúc không ăn, không uống được, kéo dài khoảng 10 ngày thì thấy đuối. Có người chịu nổi thì nằm ở nhà, không chịu nổi phải đi truyền nước. Khi xuất viện về thì lại tiếp tục tăng ca, vì đã nghỉ một tuần rồi, không tăng ca thì lấy gì mà ăn?” - bà Kim Thị Thu Hà - Trưởng phòng Quyền lao động (CDI) - cho biết.

“Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp (DN) chạy theo lợi nhuận, tăng thời gian làm thêm vượt quá số giờ theo quy định là khá phổ biến (trên 200 giờ/năm) cùng với điều kiện lao động không đảm bảo; tư thế làm việc không thoải mái, gò bó, dẫn đến NLĐ giảm sút sức khỏe. Khi đó NLĐ sẽ làm việc với tâm trạng không thoải mái, bị áp lực thì năng suất lao động không cao mà nguy hiểm hơn là khi họ mất tập trung thì có khả năng sẽ xảy ra tai nạn lao động” - ông Mai Đức Chính - nhận định.

Ép phải… tự nguyện làm thêm

Bà Kim Thị Thu Hà cho rằng nhiều CN có giấy “tự nguyện” làm thêm, nhưng thực ra họ không có sự lựa chọn mà bị ép buộc. “Nhiều trường hợp chủ sử dụng bảo ký giấy tự nguyện làm thêm là NLĐ phải ký, bởi nếu không, họ sợ sẽ bị cắt giảm phụ cấp; bị quản lý gây áp lực. 15,2% số NLĐ được hỏi trong khảo sát của Trung tâm cho biết đã từng bị cấp trên gây khó dễ vì từ chối làm thêm giờ; 25% lo sợ bị mất việc hoặc chuyển sang bộ phận khác” - bà Hà cho biết.

Cũng theo khảo sát của Trung tâm CDI, tác động tiêu cực của tăng giờ làm thêm lớn nhất là thiếu thời gian chăm sóc, dạy dỗ con cái (46%), ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng (15%), không có thời gian giải trí (22%), không có thời gian giao lưu (10%), không chăm sóc được người trong gia đình (5%), không có thời gian đọc tin tức (2%). Bà Hà cho rằng, quy định giới hạn số giờ làm thêm là rất cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe và cuộc sống của NLĐ.

Còn theo khảo sát năm 2017 của Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng LĐLĐVN) về tiền lương, thời giờ làm việc, điều kiện lao động và ATVSLĐ trong các DN, hầu hết NLĐ qua khảo sát đều không muốn làm thêm giờ; 35% số lao động được khảo sát muốn làm thêm giờ, nguyên nhân chỉ bởi họ muốn có thêm một bữa ăn ca. “Lương của họ quá thấp, không đủ tiền nuôi con, thuê nhà, lo cho cuộc sống… nên họ muốn làm thêm giờ chỉ để đủ ăn, chứ không phải là để làm giàu” - TS Vũ Minh Tiến - Phó Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn - cho biết.

Ông Nguyễn Ngọc Việt - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang - chia sẻ: Do NLĐ có đồng lương thấp, nên nguyên nhân chính họ “muốn” làm thêm là để tăng thêm thu nhập, lo cho cuộc sống. “Nhiều CN tâm sự với tôi rằng, nếu lương của họ được 6-6,5 triệu đồng/tháng, thì họ sẽ không tăng ca, mà dành thời gian để chăm sóc gia đình, giải trí… Còn hiện tại, lương của họ chỉ được 4 triệu, không tăng ca thì không đủ sống” - ông Việt cho biết.

Ông Mai Đức Chính cũng nhận định thêm, hiện nay, NLĐ chưa đủ sống nên họ phải tăng ca. Bên cạnh đó, khi đi làm thêm, họ còn được thêm bữa ăn ca; ở trong nhà máy để tránh về nhà trọ nóng bức, chật chội, đỡ tốn tiền điện… “Tuy nhiên, hệ lụy của tăng ca quá mức rất lớn. Nếu thường xuyên tăng ca, chỉ một vài năm là sức khỏe NLĐ đã xuống cấp, mắt mờ, chân chậm, DN sẽ tìm cách chấm dứt HĐLĐ. Lúc này, NLĐ rất khó tìm một công việc khác” - ông Mai Đức Chính nói.

“Đề nghị Chính phủ, Quốc hội khi xem xét đề xuất của Ban soạn thảo sửa đổi Bộ luật Lao động, trong đó có tăng thời giờ làm thêm, tăng tuổi nghỉ hưu cần phải xem xét trên cơ sở hết sức khoa học, thực tiễn, chứ không chỉ vì yêu cầu, đòi hỏi của doanh nghiệp. Ngoài ra, cần phải lắng nghe tiếng nói của người công nhân, vì họ là đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật; nếu không thận trọng thì tác động của việc tăng giờ làm thêm, tăng tuổi nghỉ hưu là rất lớn” - ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - nói.

 

TẤT THẢO
TIN LIÊN QUAN

Nhiều người lao động làm thêm giờ do muốn có thêm một bữa ăn ca

Tất Thảo |

Sáng 23.5, Tổng LĐLĐVN phối hợp với chương trình Better Work Việt Nam tổ chức Hội thảo điều kiện lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và năng suất lao động, an toàn, sức khỏe NLĐ. Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN chủ trì Hội thảo.

Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?

TAM NGUYÊN |

Cách bóng đá Nhật Bản sử dụng huấn luyện viên Philippe Troussier có thể là cách VFF cân nhắc học hỏi…

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương

HỮU CHÁNH |

Chiếc ôtô con đâm trúng 6 xe máy trước khi đâm thẳng vào hộ lan bên đường và dừng lại. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

Những người phụ nữ vất vả mưu sinh mong kiếm đủ tiền về quê ăn Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2023, chợ đầu mối hoa quả Long Biên luôn nhộn nhịp, tấp nập. Tại đây, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ cửu vạn vất vả kéo xe chở hàng chục chuyến hàng. Họ làm đến ngày 30 với mong muốn có đủ tiền về quê ăn Tết, sum họp cùng gia đình.

Bộ Quốc phòng trả lời về tuổi đi nghĩa vụ quân sự trước khi học đại học

Vương Trần |

Bộ Quốc phòng mới đây đã có trả lời liên quan đến kiến nghị của cử tri về tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự - trước khi học đại học hoặc nghề.

Nhiều người lao động làm thêm giờ do muốn có thêm một bữa ăn ca

Tất Thảo |

Sáng 23.5, Tổng LĐLĐVN phối hợp với chương trình Better Work Việt Nam tổ chức Hội thảo điều kiện lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và năng suất lao động, an toàn, sức khỏe NLĐ. Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN chủ trì Hội thảo.