Lo ngại về tỉ lệ ly thân, ly hôn trong lao động nữ di cư

Linh Nguyên |

Trong buổi báo cáo khảo sát “Về thực trạng đời sống và thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ của lao động nữ di cư tại các khu công nghiệp, chế xuất” do Ban Nữ công Tổng LĐLĐVN thực hiện, một vấn đề đặt ra là tình trạng ly thân, ly hôn trong lao động nữ di cư.

Tình trạng hôn nhân

Báo cáo được thực hiện thông qua khảo sát, phỏng vấn 906 người lao động, 32 người sử dụng lao động và 62 cán bộ CĐCS về thực trạng đời sống và thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ của lao động nữ di cư tại các khu công nghiệp, chế xuất tại 10 tỉnh/thành, CĐ ngành Trung ương, bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Công đoàn Dệt may phía Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên-Huế; Hà Nội, Đồng Nai, Bình Phước, An Giang, Thanh Hoá.

Bà Trần Thu Phương - Phó Trưởng ban Nữ công Tổng LĐLĐVN, Trưởng nhóm khảo sát - cho biết, tình trạng hôn nhân của lao động nữ di cư có thể được chia thành 3 nhóm chính, gồm: Thứ nhất, nhóm đã kết hôn - đây là nhóm đông nhất, chiếm 85,3%, trước khi đi làm ăn xa, họ thường mang theo con cái đi cùng hoặc gửi con lại cho gia đình ở quê.

Thứ hai, nhóm chưa kết hôn chỉ chiếm khoảng 3,3%, đa số là những người trẻ tuổi, mới tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng. Họ di cư để tìm kiếm cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập.
Thứ ba, đáng lo ngại là nhóm ly hôn, ly thân chiếm tới 10% tổng số lao động nữ di cư. Đa số họ di cư để tìm kiếm cơ hội việc làm và ổn định cuộc sống sau khi ly hôn, ly thân.

Khi được hỏi về quan điểm NLĐ nữ di cư gửi con về quê, trong số 833 lao động nữ trả lời khảo sát, có đến 40,5% người cho rằng, gửi con về quê tạm thời, sau khi ổn định sẽ đón con lên; 29,5% cho rằng, gửi con về quê là bắt buộc vì cha mẹ không có điều kiện nuôi dạy trẻ, chăm sóc trẻ và 23,8% cho rằng, gửi con về quê là điều đương nhiên vì như thế mới phù hợp với điều kiện của cha mẹ phải đi làm ăn xa.

Điều này cũng phản ánh thực trạng hiện nay là một lượng lớn lao động nữ sau khi lập gia đình, sinh con vì cuộc sống mưu sinh bắt buộc phải rời xa quê hương để tìm kiếm việc làm, thu nhập. Điều này gây thiệt thòi rất lớn cho những đứa trẻ khi thiếu sự chăm sóc, nuôi dạy trực tiếp của cha mẹ, có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về thể chất cũng như tâm lý của trẻ, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tình cảm, tâm lý của bản thân NLĐ khi phải xa con.

Giải pháp hỗ trợ về chăm sóc con CNLĐ

Khảo sát được thực hiện trên các nội dung thực trạng đời sống và thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ của lao động nữ di cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nên có nhiều giải pháp được đưa ra.

Một trong số đó là đề xuất chính quyền địa phương cần quan tâm quy hoạch các công trình trường học, nhà trẻ, khu vui chơi, giải trí gần nơi ở của lao động di cư và hỗ trợ lao động nữ di cư tìm kiếm, sử dụng các dịch vụ chăm sóc, học hành của con em họ.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần quan tâm áp dụng các chính sách thuận lợi về cư trú, tiếp nhận con em lao động di cư vào các trường công lập địa phương; khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các chính sách linh hoạt về giờ làm việc để tạo điều kiện cho lao động nữ di cư chăm sóc con cái.

Đồng thời, các ngành chức năng và các bên liên quan thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực thi các chính sách, quy định của pháp luật để hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích đặc thù của lao động nữ di cư…

Phát biểu khai mạc, bà Đỗ Hồng Vân - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Nữ công Tổng LĐLĐVN - cho biết, tại các khu công nghiệp, chế xuất có trên 70% là lao động nữ. Số lao động này hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Việc bảo vệ quyền của lao động nữ cần được thực hiện thông qua đối thoại tại nơi làm việc.

Linh Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Khoảng 10% tổng số lao động nữ di cư ly hôn, ly thân

Kiều Vũ |

Hà Nội - Ngày 15.12, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công bố kết quả khảo sát về “Về thực trạng đời sống và thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ của lao động nữ di cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”. Một trong những kiến nghị đưa ra là tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nữ di cư mua hoặc thuê nhà ở với giá cả hợp lý.

Khảo sát, thu thập thông tin, đề xuất giải pháp hỗ trợ lao động nữ di cư

Mỹ Hạnh - Cẩm Tú |

Ngày 27.6, tại khu Công nghiệp Bình Hòa (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang), Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức khảo sát thực trạng đời sống và thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ của lao động nữ di cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2023.

Lách luật, môi giới đưa người đi Nhật Bản lọc máu ngừa đột quỵ

NHÓM PV |

Chi phí đắt đỏ lên tới cả trăm triệu đồng, ẩn chứa nhiều nguy cơ mất an toàn, biến chứng với bệnh nhân, tuy nhiên lọc máu ngừa đột quỵ vẫn là dịch vụ được nhiều cơ sở y tế quảng cáo. Bên trong trung tâm môi giới đưa người đi Nhật Bản lọc máu dự phòng, những sai phạm được PV ghi nhận.

Số phận triệu view của Cô đơn trên sofa, Ngày mai người ta lấy chồng năm 2023

Bình An |

Năm 2023 cho thấy số phận kỳ lạ của những bản hit triệu view có sức lan tỏa mãnh liệt nhất trên các nền tảng số.

Lập đoàn kiểm tra trong ngày nghỉ sau phản ánh việc nổ mìn gần trường học ở Điện Biên

NHÓM PV |

Ngay sau khi Báo Lao Động có bài phản ánh "Dân tố doanh nghiệp nổ mìn làm thủy điện khiến nhiều công trình bị nứt", huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã thành lập đoàn kiểm tra ngay trong ngày nghỉ.

Nhiều ý kiến tranh luận về lịch nghỉ Tết của học sinh

TRÀ MY |

Mỗi địa phương sẽ có lịch nghỉ Tết Nguyên đán khác nhau, song, lịch nghỉ Tết của học sinh lại nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh.

Mê mẩn nét đẹp mộc mạc nơi bản làng vùng cao biên giới

Đức Hoàng - An Trịnh |

Bản làng biên giới Lũng Mần, xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm là một trong những địa phương xa xôi nhất trong tỉnh Cao Bằng.

Bản tin công đoàn: Công ty thưởng Tết vàng SJC dù 6 tháng bị thiếu đơn hàng

NHÓM PV |

Bản tin công đoàn: Công ty thưởng Tết vàng SJC dù 6 tháng bị thiếu đơn hàng; Báo cáo tình hình lương, thưởng Tết trước ngày 10.1.2024; Người cao tuổi chạy xe ôm, làm giúp việc vì lương hưu thấp...

Khoảng 10% tổng số lao động nữ di cư ly hôn, ly thân

Kiều Vũ |

Hà Nội - Ngày 15.12, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công bố kết quả khảo sát về “Về thực trạng đời sống và thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ của lao động nữ di cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”. Một trong những kiến nghị đưa ra là tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nữ di cư mua hoặc thuê nhà ở với giá cả hợp lý.

Khảo sát, thu thập thông tin, đề xuất giải pháp hỗ trợ lao động nữ di cư

Mỹ Hạnh - Cẩm Tú |

Ngày 27.6, tại khu Công nghiệp Bình Hòa (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang), Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức khảo sát thực trạng đời sống và thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ của lao động nữ di cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2023.