Lao động tự do - bao nỗi lo toan trước Tết

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

Ảnh hưởng bởi dịch bệnh, những người lao động tự do như xe ôm truyền thống, người bán vé số... trong những tháng cuối năm đều không dám nghĩ đến Tết vì tiền kiếm được chỉ vài chục nghìn đến hơn 100.000 đồng, đủ ăn 3 bữa mỗi ngày. Thời gian qua, những lao động này có người sụt giảm nguồn thu nhập, thậm chí có người còn không có việc làm và chấp nhận “không có Tết”.

Đi làm mới có tiền ăn

Hơn 30 năm nay, bà Chung Phùng Lan (quận 11, TPHCM) lăn lộn ngoài đường kiếm sống bằng nghề bán báo và vé số. Đôi mắt bà Lan hiện rõ sự mệt mỏi và lo lắng. “Tôi làm nghề bán hàng ngoài đường hơn 30 năm. Sau dịch COVID-19, may mắn còn sống khỏe mạnh nên cố gắng bán hàng kiếm tiền, được đến đâu hay tới đó. Tôi chỉ mong dịch được kiểm soát để tiếp tục được đi bán hàng như thế này” - bà Lan tâm sự.

Chồng bà Lan vốn là trụ cột gia đình nhưng đã mất gần 10 năm nay. Suốt thời gian đó, một mình bà Lan làm lụng nuôi 3 người con ăn học. Đến nay, người con trai cả đã ra trường có việc làm, nhưng bà Lan vẫn chưa hết nặng gánh khi 2 người con vẫn còn đang học đại học.

“Trước dịch, tôi mướn nhà ở, cũng nhỏ thôi nhưng rồi dịch tới, chẳng có tiền mà đóng tiền nhà, lúc đầu tôi phải đi mượn tiền để trả. Rồi thời gian sau, không đủ tiền trang trải nữa nên tôi quyết định trả nhà trọ về sống ở nhà mẹ. Tiền học của đứa con gái út năm nay vừa vào đại học tôi cũng mới chỉ đóng được một nửa là 3 triệu đồng, số tiền đó cũng phải vay mượn thêm mới đủ” - bà Lan buồn rầu kể.

Được hỏi về cái Tết đang tới gần, bà Lan lắc đầu. Với hoàn cảnh và số tiền kiếm được mỗi ngày như hiện tại, bà cũng không mong sẽ có thể sắm Tết.

“Hiện giờ mỗi ngày tôi chỉ kiếm được khoảng 150.000 đồng, đủ tiền đi chợ ăn 3 bữa” - bà Lan nói.

Tết với người nghèo là thêm bao nỗi lo toan

Ở một góc vỉa hè khác, ông Trần Hữu Sơn (65 tuổi) một tài xế xe ôm truyền thống đang ngồi chờ khách giữa trưa nắng. Ông Sơn tâm sự, dịch bệnh khiến công việc chạy xe ôm truyền thống đã khó khăn vất vả nay càng vất vả hơn.

“Từ ngày có nhiều tài xế công nghệ, xe ôm truyền thống như tôi càng ngày càng ít khách. Tôi đã lớn tuổi, tai không còn nghe được rõ nữa, chiếc xe này cũng cũ quá rồi... nên không thể tham gia chạy xe công nghệ được. Mỗi ngày đi làm tôi chỉ kiếm được 50.000 đồng, đủ đổ xăng, chẳng lo được việc gì khác nói gì tới Tết” - ông Sơn giãi bày.

Chị Đỗ Thiên Tuyến (ngụ quận Tân Phú) cho biết, chị quay trở lại TPHCM vào cuối tháng 10 để tìm việc sau thời gian về quê tránh dịch. Công việc trước đây của chị Tuyến là phục vụ ở phòng trà ca nhạc. Vì dịch bệnh, phòng trà đóng cửa nên chị Tuyến rơi vào tình cảnh mất việc làm nửa năm nay. “Bây giờ tôi bán hàng online để kiếm sống, cố gắng cầm cự mong kiếm được việc làm ổn định trước Tết. Năm nay nghĩ tới Tết là thấy áp lực vì thu nhập bấp bênh, gần như không có” - chị Tuyến bày tỏ.

Nỗi buồn lo của bà Lan, ông Sơn hay chị Tuyến cũng là nỗi lo chung của những người lao động tự do ở TPHCM. Công việc bấp bênh, không có thu nhập ổn định, Tết lại không có được khoản tiền thưởng như những lao động làm công ăn lương, nên với họ khó khăn càng thêm khó khăn.

Dịch COVID-19 đã khiến đời sống của đa phần người lao động tại TPHCM gặp nhiều khó khăn, bảo hiểm xã hội (BHXH) đã trở thành một trong những chiếc “phao cứu sinh” giúp họ lo chi tiêu trước mắt. Thời gian qua, số hồ sơ hưởng BHXH một lần có xu hướng tăng. Ông Nguyễn Văn Lâm - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM - cho biết, theo thống kê, từ đầu năm tới nay, BHXH đã giải quyết hơn 95.000 hồ sơ, số tiền chi trả là hơn 6.000 tỉ đồng. Tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội của thành phố là hơn 2,2 triệu.

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC
TIN LIÊN QUAN

Lao động tự do ở Bình Dương chật vật kiếm sống

Đình Trọng |

Dịch bệnh COVID-19 đợt thứ 4 đã khiến nhiều người lao động ở Bình Dương bị mất việc trong thời gian dài. Đến nay, dù cuộc sống đã dần trở lại bình thường nhưng người buôn bán nhỏ, lao động tự do vẫn gặp nhiều khó khăn. Nhiều năm xa quê, nhiều người chưa dám nghĩ đến việc về ăn Tết...

Gánh nặng cơm áo đè nặng lên vai lao động tự do dịp cuối năm

Minh Hương |

Hà Nội - Ngồi trước bến xe buýt khu vực Trường Đại học Giao thông Vận tải (quận Đống Đa) chờ khách, ông Dung (70 tuổi) - lao động tự do có thâm niên làm nghề xe ôm hơn 23 năm nay - buồn bã vì từ sáng đến trưa mới kiếm được 60.000 đồng.

Lao động tự do: Thu nhập 50.000 đồng/ngày, "tiền đâu mà lo Tết"

KHÁNH LINH |

TPHCM - Tác động của dịch COVID-19 đã khiến nhiều lao động tự do ở các tỉnh, thành phố lâm vào tình cảnh thất nghiệp, thu nhập bấp bênh. Tại TPHCM, đợt dịch lần thứ 4 vừa qua khiến việc mưu sinh của những người lao động tự do ngày càng thêm khó khăn.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Lao động tự do ở Bình Dương chật vật kiếm sống

Đình Trọng |

Dịch bệnh COVID-19 đợt thứ 4 đã khiến nhiều người lao động ở Bình Dương bị mất việc trong thời gian dài. Đến nay, dù cuộc sống đã dần trở lại bình thường nhưng người buôn bán nhỏ, lao động tự do vẫn gặp nhiều khó khăn. Nhiều năm xa quê, nhiều người chưa dám nghĩ đến việc về ăn Tết...

Gánh nặng cơm áo đè nặng lên vai lao động tự do dịp cuối năm

Minh Hương |

Hà Nội - Ngồi trước bến xe buýt khu vực Trường Đại học Giao thông Vận tải (quận Đống Đa) chờ khách, ông Dung (70 tuổi) - lao động tự do có thâm niên làm nghề xe ôm hơn 23 năm nay - buồn bã vì từ sáng đến trưa mới kiếm được 60.000 đồng.

Lao động tự do: Thu nhập 50.000 đồng/ngày, "tiền đâu mà lo Tết"

KHÁNH LINH |

TPHCM - Tác động của dịch COVID-19 đã khiến nhiều lao động tự do ở các tỉnh, thành phố lâm vào tình cảnh thất nghiệp, thu nhập bấp bênh. Tại TPHCM, đợt dịch lần thứ 4 vừa qua khiến việc mưu sinh của những người lao động tự do ngày càng thêm khó khăn.