Nan giải bài toán đặt tên xã mới sau sáp nhập tại Nghệ An

QUANG ĐẠI |

NGHỆ AN – Sự kiện xã Quỳnh Đôi sẽ sáp nhập xã Quỳnh Hậu, dự kiến tên xã mới là Đôi Hậu ở huyện Quỳnh Lưu đang gặp phải sự phản ứng của người dân.

Thời gian gần đây, dư luận tại Nghệ An nổi sóng xoay quanh câu chuyện tên xã Đôi Hậu dự kiến được hình thành sau sáp nhập xã Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu.

Theo chuyên gia Hán Nôm Trần Mạnh Cường (Nghệ An), tên xã Đôi Hậu chỉ là sự ghép nối cơ học giữa 2 tên xã trước đây, không có ý nghĩa gì. Trong khi địa danh Quỳnh Đôi đã trở nên quá nổi tiếng, gắn với truyền thống khoa bảng nức tiếng tại đây.

“Quỳnh Đôi cách đây hàng trăm năm đã được biết đến là làng khoa bảng tiêu biểu của xứ Nghệ, gắn với nhiều danh nhân như Hồ Phi Tích, Hồ Sỹ Dương, Hồ Sĩ Đống, Văn Đức Giai, Hồ Tùng Mậu… Địa danh này đã trở thành di sản văn hóa đặc biệt, nay nếu do sáp nhập đơn vị hành chính mà bị xóa bỏ thì rất đáng tiếc” – chuyên gia Trần Mạnh Cường nói.

Rất nhiều người dân Quỳnh Đôi và các học giả, nhà quản lý đều mong muốn giữ lại địa danh Quỳnh Đôi.

Theo lãnh đạo UBND huyện Quỳnh Lưu, việc đặt tên mới cho các xã sau sáp nhập được thực hiện trên cơ sở ý kiến đề xuất của cán bộ, nhân dân các xã.

Ban đầu, huyện đề nghị giữ lại tên xã Quỳnh Đôi sau khi sáp nhập xã Quỳnh Hậu và xã Quỳnh Đôi. Tuy nhiên, khi lấy ý kiến trong Ban Chấp hành Đảng ủy các địa phương sáp nhập, một số cán bộ, đảng viên các địa phương không đồng tình nên huyện đã chọn phương án dung hòa giữa 2 địa phương là Đôi Hậu.

Ngày 14.4, trao đổi với phóng viên, một cán bộ Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An cho biết đã nhận được tờ trình của UBND huyện Quỳnh Lưu về việc điều chỉnh tên xã sau khi sáp nhập đơn vị hành chính, trong đó có trường hợp địa danh Đôi Hậu (sau khi sáp nhập xã Quỳnh Hậu với Quỳnh Đôi).

“Đây là trường hợp hết sức nan giải. Huyện dự kiến tên xã mới sau sáp nhập là Quỳnh Đôi, nhưng nhiều người dân Quỳnh Hậu phản ứng, họ làm tờ trình dài hàng chục trang trình bày lý do và tha thiết giữ lại tên xã Quỳnh Hậu. Do đó, huyện chọn phương án trung hòa là Đôi Hậu. Tuy nhiên phương án này vẫn chưa ổn”- cán bộ nói trên cho biết.

Theo cán bộ Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An, Nghị quyết số 35/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 quy định đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính sau sáp nhập phải bảo đảm bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương và tôn trọng ý kiến của đa số cử tri, khuyến khích giữ lại một trong số các tên địa phương trước khi sáp nhập.

“Trường hợp Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu, chúng tôi sẽ hướng dẫn huyện, xã tổ chức trưng cầu ý kiến rộng rãi người dân, đưa ra 1 số phương án, phương án nào tối ưu, được người dân đồng thuận với tỷ lệ cao nhất thì sẽ sử dụng” - cán bộ Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An nói.

Được biết, tại Nghệ An, nhiều thôn, xã sau sáp nhập đã sử dụng tên cũ trước đây, hoặc một tên mới được sự thống nhất của người dân các địa phương. Trường hợp như xã Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu vấp phải sự phản ứng của người dân là hi hữu.

Từ trường hợp này, nhiều chuyên gia đặt ra vấn đề cần bảo tồn di sản địa danh trong quá trình thay đổi đơn vị hành chính, nhằm giữ gìn hồn cốt, bản sắc văn hóa truyền thống.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Nỗi lo mất tên xã của người dân nơi phát hiện báu vật quốc gia Thạp đồng Đào Thịnh

Đinh Đại - Phan Kiên |

Nhiều người dân xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái cho rằng tên xã mới sau khi sáp nhập sẽ làm mất giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống lâu đời.

Tranh cãi quanh chuyện đặt tên xã sau sáp nhập ở vùng cao Yên Bái

Đinh Đại - Phan Kiên |

Nhiều hộ dân tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái cho rằng việc lấy tên địa danh sau sáp nhập chưa phù hợp và ảnh hưởng đến cuộc sống bà con.

Người dân bức xúc vì tên xã Quỳnh Đôi thành Đôi Hậu khi sáp nhập tại Nghệ An

QUANG ĐẠI |

NGHỆ AN - Tại huyện Quỳnh Lưu, xã Quỳnh Đôi sáp nhập xã Quỳnh Hậu, dự kiến tên xã mới là Đôi Hậu; sáp nhập xã Quỳnh Mỹ và Quỳnh Hoa, dự kiến tên xã mới là Hoa Mỹ…

Bên trong công trình khiến Chủ tịch phường Nghĩa Đô bị bắt vì nhận hối lộ

Tùng Giang |

Công trình xây dựng không phép cao 2 tầng, được quây tôn và lưới kín mít nằm cạnh cầu vượt Nguyễn Văn Huyên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) có liên quan đến vụ án nhận hối lộ khiến Chủ tịch UBND phường Nghĩa Đô bị bắt gần đây.

Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ - biểu tượng của sức mạnh Việt Nam

Nhóm PV |

70 năm trước, với sức mạnh trí tuệ và bản lĩnh anh hùng, quân và dân ta đã “lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều,” giành toàn thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ba tiếng Điện Biên Phủ đã trở thành niềm tự hào và biểu tượng của sức mạnh Việt Nam.

Đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng ngôi trường nợ lương người lao động

Hoàng Bin |

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế (CĐYT) Quảng Nam đã bị đình chỉ chức vụ để phục vụ công tác điều tra.

Lại xảy ra tấn công bằng dao ở Australia

Thanh Hà |

Một vụ tấn công bằng dao mới xảy ra ở Sydney, Australia ngày 15.4, chỉ vài ngày sau vụ đâm dao rúng động ở một trung tâm thương mại tại Sydney.

Hiện trường vụ sập kính nhà 8 tầng ở phố cổ khiến 4 người thương vong

Khánh Linh - Cao Thơm |

Một vụ tai nạn lao động đã xảy ra tại số nhà 22, ngõ Tức Mặc, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã khiến 4 người thương vong.

Nỗi lo mất tên xã của người dân nơi phát hiện báu vật quốc gia Thạp đồng Đào Thịnh

Đinh Đại - Phan Kiên |

Nhiều người dân xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái cho rằng tên xã mới sau khi sáp nhập sẽ làm mất giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống lâu đời.

Tranh cãi quanh chuyện đặt tên xã sau sáp nhập ở vùng cao Yên Bái

Đinh Đại - Phan Kiên |

Nhiều hộ dân tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái cho rằng việc lấy tên địa danh sau sáp nhập chưa phù hợp và ảnh hưởng đến cuộc sống bà con.

Người dân bức xúc vì tên xã Quỳnh Đôi thành Đôi Hậu khi sáp nhập tại Nghệ An

QUANG ĐẠI |

NGHỆ AN - Tại huyện Quỳnh Lưu, xã Quỳnh Đôi sáp nhập xã Quỳnh Hậu, dự kiến tên xã mới là Đôi Hậu; sáp nhập xã Quỳnh Mỹ và Quỳnh Hoa, dự kiến tên xã mới là Hoa Mỹ…