Hành trình lên thành phố tìm việc của lao động trẻ

Bảo Hân - Minh Phương |

Hành trang của nhiều lao động trẻ lần đầu tiên xuống Hà Nội tìm việc làm trong khu công nghiệp chỉ gồm chiếc xe máy, túi ba lô đựng quần áo và một số tiền ít ỏi. Họ mong sớm tìm được công việc phù hợp để có thể ổn định cuộc sống. 

Bán 5 con gà để xuống Hà Nội tìm việc

Sáng sớm 11.4 vừa qua, anh Vương A.T một mình đi xe máy từ tỉnh Sơn La về Khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội) để tìm việc. Ở quê, anh làm nông, gần như không có thu nhập, trong khi đã có 2 con, áp lực chi tiêu lớn nên quyết định xuống Hà Nội làm công nhân. Anh không xuống Bắc Ninh hay Bắc Giang vì không tiện đường.

Quãng đường hơn 250 km, T đi mất khoảng 6 giờ. Buổi trưa, anh ăn tạm suất cơm bình dân, nghỉ ngơi một lát rồi đi xe máy ra khu vực bảng tuyển dụng của Khu công nghiệp Thăng Long để tìm việc làm.

Hành trang nam thanh niên sinh năm 1992 này mang theo khi xuống thủ đô tìm việc chỉ gồm chiếc xe máy, túi ba lô đựng quần áo, đồ đạc. “Tôi chỉ dắt túi 500.000 đồng dành cho chi phí đi đường. Để có số tiền này, tôi phải bán đi 5 con gà. Tối nay, tôi chưa biết mình sẻ ngủ ở đâu” - vẫn để ý các tờ giấy đăng tuyển dụng, anh T lo lắng cho biết.

Lần đầu tiên đi xa tìm việc, nên nam thanh niên này nghĩ sẽ rất đơn giản, sẽ tìm được công việc ngay, trong khi để được nhận vào công ty, các ứng viên phải nộp hồ sơ, phỏng vấn cũng như mất khá nhiều thời gian. “Nếu không xin được việc ngay, sáng hôm sau tôi sẽ đi xe máy về quê. Số tiền cầm đi không để tôi “cầm cự” dài ngày” - anh T chia sẻ.

Anh T mong muốn kiếm được công việc có mức thu nhập từ 8-9 triệu đồng/tháng. Theo anh, với số tiền này, hàng tháng mới đủ chi tiêu cho bản thân với nhiều khoản như thuê nhà, ăn uống… đồng thời gửi tiền về nhà cho vợ con. “Nếu thu nhập thấp hơn, tôi sẽ không đủ tiền để nuôi bản thân nơi đất khách và nuôi gia đình” - anh T nói.

Mong có việc, kiếm tiền nuôi con ở quê 

Mới đây, trong một lần đi thực tế tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động gặp anh Nguyễn Thừa Th cùng người vợ đang thuê một căn phòng trọ với giá rẻ (500.000 đồng/tháng). “Vợ chồng tôi mới đi xe máy từ Thanh Hoá ra đây để kiếm việc làm công nhân. Hai vợ chồng thuê trọ để có nơi ở ổn định, cất đồ đạc, rồi sẽ ra khu công nghiệp để tìm việc” - anh Nguyễn Thừa Th nói.

Ở quê làm nông, làm nghề tự do, thu nhập không ổn định, nên vợ chồng anh quyết định gửi các con nhờ ông bà trông, còn cả hai ra Hà Nội kiếm tiền.

Hành trang đi xin việc của vợ chồng anh Th chỉ có một chiếc xe máy và vali đựng quần áo, một số vật dụng nhỏ. Căn phòng vợ chồng trẻ này thuê không có sẵn giường, chiếu sẵn, nên muốn ở, anh phải mua sắm các vật dụng như chiếu, gối, chăn. “Trước mắt, vợ chồng tôi không nấu cơm vì không có bếp, xoong nồi. Cả 2 sẽ đi ăn cơm bình dân ở ngoài quán. Điều quan trọng nhất là tôi và vợ phải xin được việc đã. Có thu nhập, tôi sẽ mua sắm thêm đồ đạc để cuộc sống đỡ tạm bợ” - anh Th chia sẻ.

Vợ chồng trẻ này mong kiếm được công việc có mức thu nhập khoảng 8-9 triệu đồng/người/tháng. “Với tổng thu nhập khoảng 16-17 triệu đồng/tháng, tôi có thể gửi tiền về quê nuôi các con, đồng thời đảm bảo cuộc sống, dù rằng chỉ ở mức tối thiểu của cả hai vợ chồng tại Hà Nội” - anh Th nói.

Điều vợ chồng anh Th quan tâm nhất là nuôi các con được ăn học như nhiều gia đình khác, dù anh chị phải vất vả, khó khăn như thế nào nơi đất khách quê người. “Vợ chồng tôi chấp nhận thiếu thốn để có thể lo cho con cái có cuộc sống tốt hơn” - anh Th chia sẻ.

Bảo Hân - Minh Phương
TIN LIÊN QUAN

Hai xu hướng lao động tìm việc

Bảo Hân - Minh Hương |

Nhu cầu công việc của lao động khi tuyển dụng hiện nay rất đa dạng. Với những lao động trẻ chưa vướng bận gia đình đều muốn tìm được công việc có tăng ca, thu nhập tốt. Bên cạnh đó, cũng không ít người chỉ mong có được công việc làm giờ hành chính, thu nhập thấp hơn để chăm lo gia đình.

Người muốn tìm việc có tăng ca, người chỉ muốn làm giờ hành chính

Bảo Hân - Minh Phương |

Trong khi những lao động trẻ, chưa vướng bận gia đình đều muốn tìm được công việc có tăng ca, thu nhập tốt, thì không ít người chỉ mong có được công việc làm giờ hành chính, chấp nhận kiếm ít tiền để có thời gian chăm lo cho gia đình.

Một người khuyết tật hơn 10 năm trăn trở tìm việc làm phù hợp

LƯƠNG HẠNH |

Là người khuyết tật, sức khỏe ngày một yếu dần, anh Minh lo ngại không thể tiếp tục làm công việc phụ xây hiện tại. Hơn 10 năm nay, anh vẫn trăn trở tìm kiếm một công việc lâu dài phù hợp với bản thân, có tiền lo cho vợ con.

Chật vật tìm việc làm giờ hành chính với thu nhập hơn 5 triệu đồng/tháng

Bảo Hân - Minh Phương |

Bên cạnh những lao động muốn tìm công việc làm công nhân có tăng ca để có thêm thu nhập, thì vẫn có không ít lao động, nhất là lao động nữ mong muốn tìm một công việc chỉ làm giờ hành chính...

Người khuyết tật tìm việc làm, khẳng định tàn mà không phế

PHƯƠNG TRANG |

Hiện nay, TP. Hà Nội có khoảng hơn 100.000 người khuyết tật, trong đó khoảng hơn 30.000 người có khả năng lao động. Những năm qua, nhiều người khuyết tật luôn cố gắng tìm việc làm và làm việc không ngừng nghỉ, họ góp phần thay đổi nhận thức của một bộ phận người trong xã hội: Người khuyết tật “tàn mà không phế”.

Chủ động ngăn chặn link bẩn tấn công website giáo dục và cơ quan Nhà nước

Mỹ Linh |

Tình trạng web cá độ, cờ bạc giả mạo tên miền các cơ sở giáo dục, cơ quan Nhà nước lại nở rộ khiến cơ quan chức năng phải lên tiếng cảnh báo và tìm giải pháp xử lí.

Bản tin công đoàn: Trợ cấp một lần của NLĐ khi có tỷ lệ lương hưu trên 75%

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Công nhân gặp sự cố tụt lò ở Quảng Ninh kể lại khoảnh khắc giữ được mạng sống; Còn 84 người lao động tại Công ty Haprosimex chưa được chốt sổ BHXH; Tỷ lệ lương hưu hàng tháng là 76%, mức trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu bao nhiêu?

Chi phí cấp sổ đỏ sẽ tăng sau năm 2023?

Trang Hà |

Nếu dự thảo Luật Đất đai được thông qua vào cuối năm nay thì có thể từ sau năm 2023 các chi phí làm sổ đỏ sẽ tăng.

Hai xu hướng lao động tìm việc

Bảo Hân - Minh Hương |

Nhu cầu công việc của lao động khi tuyển dụng hiện nay rất đa dạng. Với những lao động trẻ chưa vướng bận gia đình đều muốn tìm được công việc có tăng ca, thu nhập tốt. Bên cạnh đó, cũng không ít người chỉ mong có được công việc làm giờ hành chính, thu nhập thấp hơn để chăm lo gia đình.

Người muốn tìm việc có tăng ca, người chỉ muốn làm giờ hành chính

Bảo Hân - Minh Phương |

Trong khi những lao động trẻ, chưa vướng bận gia đình đều muốn tìm được công việc có tăng ca, thu nhập tốt, thì không ít người chỉ mong có được công việc làm giờ hành chính, chấp nhận kiếm ít tiền để có thời gian chăm lo cho gia đình.

Một người khuyết tật hơn 10 năm trăn trở tìm việc làm phù hợp

LƯƠNG HẠNH |

Là người khuyết tật, sức khỏe ngày một yếu dần, anh Minh lo ngại không thể tiếp tục làm công việc phụ xây hiện tại. Hơn 10 năm nay, anh vẫn trăn trở tìm kiếm một công việc lâu dài phù hợp với bản thân, có tiền lo cho vợ con.

Chật vật tìm việc làm giờ hành chính với thu nhập hơn 5 triệu đồng/tháng

Bảo Hân - Minh Phương |

Bên cạnh những lao động muốn tìm công việc làm công nhân có tăng ca để có thêm thu nhập, thì vẫn có không ít lao động, nhất là lao động nữ mong muốn tìm một công việc chỉ làm giờ hành chính...

Người khuyết tật tìm việc làm, khẳng định tàn mà không phế

PHƯƠNG TRANG |

Hiện nay, TP. Hà Nội có khoảng hơn 100.000 người khuyết tật, trong đó khoảng hơn 30.000 người có khả năng lao động. Những năm qua, nhiều người khuyết tật luôn cố gắng tìm việc làm và làm việc không ngừng nghỉ, họ góp phần thay đổi nhận thức của một bộ phận người trong xã hội: Người khuyết tật “tàn mà không phế”.