Công nhân mong được tăng ca

Mạnh Cường - Minh Hương |

Không tăng ca đồng nghĩa công nhân chỉ được hưởng lương cơ bản. Điều mà các công nhân quan tâm hàng đầu chính là công ty luôn có nguồn hàng ổn định để tăng ca, tăng thu nhập cho người lao động.

Thu nhập sụt giảm

Anh Phạm Văn Dũng (35 tuổi) - công nhân giày da tại Nam Định - lo lắng khi những ngày vừa qua, công ty ra thông báo đến 18h nghỉ, thay vì 20h như trước. Mỗi ngày bớt đi 2h tăng ca, anh nhẩm tính sụt giảm thu nhập gần 1,5 triệu đồng/tháng.

“Thu nhập của công nhân chúng tôi phụ thuộc phần lớn vào thời gian tăng ca vì nếu làm hành chính sẽ chẳng được bao nhiêu tiền, chỉ hơn 4 triệu đồng lương tối thiểu vùng và khoảng 1 triệu đồng tiền phụ cấp” - anh Dũng nói.

Cả hai vợ chồng làm chung công ty nên khi nguồn hàng thiếu ổn định, thu nhập đều bị ảnh hưởng. Trước đây, thu nhập hai vợ chồng anh Dũng gần 20 triệu đồng, nay chỉ còn chưa đến 15 triệu đồng/tháng.

Do còn khoản nợ phải trả nên với thu nhập này, gia đình 4 thành viên nhà anh Dũng gần như không để ra được đồng nào.

Ngoài ra, anh cũng nghe tin sắp tới công ty làm theo giờ hành chính, như vậy thu nhập cả hai vợ chồng chỉ còn hơn 10 triệu đồng/tháng sẽ càng khó khăn hơn.

Anh Dũng cho biết, 2 năm trước dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng công ty vẫn đảm bảo được nguồn hàng. Công nhân còn được hưởng tiền trợ cấp.

“Năm nay lãnh đạo doanh nghiệp nói tình hình khó khăn nên chưa biết bao giờ hàng mới về ổn định” - anh Dũng nói.

Trước đây nhiều việc khiến cuộc sống vất vả, nhưng khi công ty giãn việc phải về sớm, nữ công nhân Phạm Thị Liên (48 tuổi, Nam Định) lại cảm thấy tiếc nuối. Hơn 6 năm trong nghề, đây là năm thứ hai chị chứng kiến công ty ít việc như vậy. Công ty không có nhiều việc, cả tổ của chị phải thay phiên nhau nghỉ luân phiên. Cứ cách một ngày lại về sớm 1,5 tiếng, có những lúc về sớm hẳn 3 tiếng. Đến mức nhiều người còn đồn đoán công ty sắp đóng cửa.

Theo nữ công nhân, khi làm ít việc, ít thời gian có hai khoản thu nhập bị ảnh hưởng. Thứ nhất là lương tăng ca, 1,5 tiếng tăng ca bằng 2,25 tiếng ngày thường, hôm nào làm đêm bằng 2,5 tiếng. Thứ hai là tiền hỗ trợ cơm tối khoảng 18.000 đồng/bữa. Trước đây, làm 11 tiếng được hưởng 2 bữa cơm, bây giờ làm 10 tiếng chỉ còn một bữa.

Vì vậy mà bảng lương những tháng trước khi việc còn đều và hiện tại thấy rõ mức thu nhập đã giảm gần 2 triệu đồng/tháng. Theo những thông tin chia sẻ từ tổ trưởng, chị Liên được biết, hiện tại công ty đang tự sản xuất hàng dự phòng, không phải hàng chính thức. Hàng làm ra chất kín trong kho, trong xưởng và cả khu nhà ăn đang bỏ trống chưa biết khi nào xuất đi được.

Đã rất nhiều lần chị Liên có ý định nghỉ làm để tìm công việc mới. Thế nhưng, tìm hiểu các công ty tại quê nhà đều thấy giãn việc.

Cầm cự đợi đơn hàng

Vì chưa tìm được nguồn hàng mới nên xưởng may nhà anh Hưng (Nam Định) đã chuyển sang may hàng chợ để vượt qua tình cảnh khó khăn trước mắt.

Anh chia sẻ: Làm hàng chợ giá rất rẻ trong khi vẫn phải trả lương công nhân như cũ, nên gần như lãi của xưởng bằng 0. Tuy nhiên, anh vẫn phải làm vì không muốn công nhân thất nghiệp và để cầm cự đợi hàng về.

Thống kê sơ bộ của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2023 ước đạt 8,701 tỉ USD, giảm 18,63% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo đại diện Vitas, trong quý II này các doanh nghiệp dệt may vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn do sức mua từ các thị trường lớn như Mỹ, EU giảm mạnh. Hiện nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có đơn hàng của tháng 4 nên dự kiến từ tháng 7 - 8 tới, thị trường mới có khả năng thay đổi.

Ông Cao Hữu Hiếu - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam - nhận định, năm 2023 là thách thức của ngành dệt may. Nhiều dự báo cho thấy, nhu cầu dệt may thế giới sẽ giảm từ 6 đến 10%. Đồng thời, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng cho biết, tình hình thiếu đơn hàng có thể kéo dài đến quý II/2023.

Mạnh Cường - Minh Hương 
TIN LIÊN QUAN

Trên 5.000 lượt lao động nghèo được vay vốn, tăng thu nhập

Hà Anh |

Từ nguồn vốn tự có của gia đình cộng với nguồn vốn vay của Quỹ trợ vốn LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên, nhiều công nhân lao động (CNLĐ) đã sử dụng để sản xuất, kinh doanh tạo thu nhập tăng thêm bình quân từ 1,5 - 3 triệu đồng/tháng. Nhiều gia đình công nhân phát huy có hiệu quả nguồn vốn...

Đại hội Công đoàn VNPT Quảng Nam: Đặt mục tiêu tăng thu nhập từ 10% mỗi năm

Hoàng Bin |

Sáng ngày 13.3, Công đoàn VNPT Quảng Nam tổ chức đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2023 – 2028.

Người trẻ ôm thêm việc để tăng thu nhập mỗi tháng

PHƯƠNG TRANG |

Nhiều bạn trẻ thừa nhận không thể đủ sống nếu chỉ làm một việc duy nhất. Để bám trụ tại những thành phố lớn, họ phải làm nhiều công việc cùng một lúc để có những nguồn thu khác nhau.

Công nhân làm thêm nghề thủ công để tăng thu nhập

Bảo Hân |

Ngoài những giờ làm việc trong nhà xưởng, nhiều công nhân lao động còn tranh thủ thời gian rảnh rỗi để làm nghề thủ công, vừa có thêm thu nhập chăm lo cho gia đình, vừa tận dụng được khả năng và bàn tay khéo léo của mình.

Hạn cuối khóa sim 2 chiều, hơn một triệu thuê bao vẫn chưa chuẩn hóa

MINH HÀ- ĐỨC TRUNG |

Hôm nay (15.4) là hạn cuối cùng để người dân thực hiện việc chuẩn hóa thông tin thuê bao di động, nếu không sẽ bị khóa sim 2 chiều. Vì vậy, tại một số điểm giao dịch của các nhà mạng ở Hà Nội, người dân đã đổ xô đến làm thủ tục.

1001 lý do khiến phụ nữ ngại sinh con

NHÓM PV |

Tại TP.HCM (năm 2021), mỗi phụ nữ trung bình chỉ sinh 1,48 con. Xã hội càng phát triển, tâm lý ngại sinh con thứ 2 thậm chí không muốn sinh con ngày càng phổ biến trong xã hội. Những yếu tố nào khiến cho phụ nữ, nhất là phụ nữ tại các thành thị ngày càng ngại sinh con?

Hà Nội phát triển du lịch golf để hút khách chi trả cao

Chí Long |

Xác định du lịch golf là sản phẩm tiềm năng, Hà Nội sẽ tập trung thu hút khách trải nghiệm du lịch golf, tổ chức sự kiện, giải đấu golf...

Công viên động vật hoang dã tại Ninh Bình: 10 năm vẫn dở dang do thiếu vốn

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Dự án Công viên động vật hoang dã quốc gia tại Ninh Bình được triển khai xây dựng từ năm 2014, với quy mô gần 1.500m2. Tuy nhiên, sau gần 10 năm triển khai xây dựng, đến nay, dự án vẫn dở dang do thiếu vốn và vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

Trên 5.000 lượt lao động nghèo được vay vốn, tăng thu nhập

Hà Anh |

Từ nguồn vốn tự có của gia đình cộng với nguồn vốn vay của Quỹ trợ vốn LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên, nhiều công nhân lao động (CNLĐ) đã sử dụng để sản xuất, kinh doanh tạo thu nhập tăng thêm bình quân từ 1,5 - 3 triệu đồng/tháng. Nhiều gia đình công nhân phát huy có hiệu quả nguồn vốn...

Đại hội Công đoàn VNPT Quảng Nam: Đặt mục tiêu tăng thu nhập từ 10% mỗi năm

Hoàng Bin |

Sáng ngày 13.3, Công đoàn VNPT Quảng Nam tổ chức đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2023 – 2028.

Người trẻ ôm thêm việc để tăng thu nhập mỗi tháng

PHƯƠNG TRANG |

Nhiều bạn trẻ thừa nhận không thể đủ sống nếu chỉ làm một việc duy nhất. Để bám trụ tại những thành phố lớn, họ phải làm nhiều công việc cùng một lúc để có những nguồn thu khác nhau.

Công nhân làm thêm nghề thủ công để tăng thu nhập

Bảo Hân |

Ngoài những giờ làm việc trong nhà xưởng, nhiều công nhân lao động còn tranh thủ thời gian rảnh rỗi để làm nghề thủ công, vừa có thêm thu nhập chăm lo cho gia đình, vừa tận dụng được khả năng và bàn tay khéo léo của mình.