Gần 25 năm trực tiếp in những số Báo Lao Động đặc biệt

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Nhà in Công đoàn ở KCN Nam Thăng Long, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cứ mỗi tối lại nhộn nhịp bởi tiếng máy in và tiếng thợ in báo. 79 năm thành lập với nhiều mô hình in ấn, đến nay, nhà in Công đoàn vẫn giữ chân được những người thợ lâu năm, họ kiên trì, gắn bó với nghề in, đặc biệt là gắn bó với những số báo in Lao Động.

Những người thợ cống hiến về đêm

20 giờ, chúng tôi có mặt tại Nhà in Công đoàn, đúng giờ những người thợ in bắt đầu chuẩn bị cho công tác xuất bản Báo Lao Động. Nhanh chân vào phòng chế bản, chúng tôi gặp anh Nguyễn Thiện Hà đang xử lý file trên máy tính.

Anh Hà cho biết, khoảng 19-20 giờ hàng ngày, anh sẽ nhận file in từ Báo Lao Động sau đó xử lý lại trên máy tính, căn chỉnh bố cục và cho vào khuôn để tạo ra bản in kẽm. Đây là khâu đầu tiên trong quá trình in báo, buộc anh Hà phải làm nhanh, đúng giờ, để đảm bảo khâu sau hoạt động trơn tru.

Công nhân trong xưởng in tiến hành nạp giấy, chuẩn bị chạy máy xuất bản số Báo Lao Động hàng ngày. Ảnh: VIỆT ANH
Công nhân trong xưởng in tiến hành nạp giấy, chuẩn bị chạy máy xuất bản số Báo Lao Động hàng ngày. Ảnh: VIỆT ANH

Với kinh nghiệm làm việc gần 25 năm, anh Hà cho biết, trước đây, khi công nghệ chưa phát triển, dàn trang, can phim đều làm thủ công. 10 năm trở lại đây, khi công nghệ in hiện đại hơn, công việc của anh Hà mới đỡ vất vả. Công việc hiện giờ có máy móc lo liệu, những việc làm thủ công làm bằng tay chân cũng giảm đi nhiều.

Vừa nói vừa làm, anh Hà tay chân nhanh thoăn thoát, đi lấy tấm bản nhôm có tráng sẵn một lớp nhạy sáng để cho vào máy và giới thiệu với chúng tôi: "Những tấm nhôm này sẽ được đi qua máy ghi và máy hiện, từ đây, những phần tử không cần thiết trên báo sẽ bị hủy, còn ảnh và chữ thì sẽ được giữ lại để cho ra phôi báo hoàn chỉnh".

Từ khâu in chế bản, những phôi báo sẽ được chuyển tới bộ phận máy in cuộn

21 giờ, bộ phận máy in cuộn của anh Lương Quang Toản bắt đầu chạy. Bước vào xưởng in, chúng tôi ngửi thấy toàn mùi giấy mới, mùi mực in, mùi màu.... Đối với những người ít hoặc chưa từng trải nghiệm mùi này thì nó có phần hơi khó chịu, nhưng đối với những người thợ lâu năm như anh Toản, những mùi này đã quá đỗi thân quen.

Sau khi nhận khuôn báo từ bên chế bản, anh Toản cùng đồng nghiệp gấp rút lắp khuôn vào máy, nạp giấy, chỉnh màu để chuẩn bị cho quá trình in báo. “Ngày nay, trên bản in đã tách sẵn màu nên bọn tôi chỉ cần đặt sẵn chế độ trong máy, không còn phức tạp như ngày xưa nữa. Ngày xưa là in off-set nhưng phần chế bản không được cao và chất lượng như bây giờ.

Bây giờ không chỉ khác về công nghệ mà vật liệu in cũng tốt hơn, đỡ độc hơn. Chúng tôi làm việc cũng cảm thấy yên tâm”, anh Toản cho biết.

Các thành viên trong bộ phận máy in cuộn kiểm tra lại máy móc, chuẩn bị cho công tác in ấn.  Ảnh: VIỆT ANH
Các thành viên trong bộ phận máy in cuộn kiểm tra lại máy móc, chuẩn bị cho công tác in ấn. Ảnh: VIỆT ANH

Sau khi làm xong công tác chuẩn bị, máy in bắt đầu chạy, đây cũng là lúc mọi người trong xưởng phải chạy đua với thời gian.

Báo in chạy ra theo dây chuyền, mỗi người một nhiệm vụ, người kiểm tra màu, người kiểm tra bố cục, người xếp báo, người buộc báo. Nhìn từng tờ báo in dòng chữ LAO ĐỘNG màu đỏ tươi chạy ra từ máy in cùng những đôi tay nhanh thoăn thoắt trong lúc làm việc, chúng tôi mới thấy được công việc đầy tự hào của những người thợ in ở đây.

Chị Lê Thị Hương, làm ở bộ phận lồng báo cho biết, công việc của chị chủ yếu là buộc báo, xếp báo lên kệ để người vận chuyển đi giao. Những ngày bình thường, chị Hương sẽ làm nhiệm vụ buộc và xếp báo, nhưng ngày thứ 5, ngày in số báo Lao Động cuối tuần, chị sẽ lồng báo hay nói cách khác là lồng quảng cáo cho những số báo này. Dù không đòi hỏi trình độ kỹ thuật, chuyên môn cao, nhưng công việc của chị Hương là công việc không thể thiếu trong quy trình xuất bản báo in.

Tiếp tục gắn bó và tự hào với nghề

“Đi làm đêm hôm, là phụ nữ nữa thì cũng vất vả, nhưng tôi làm quen rồi. Chính vì đam mê nên tôi mới làm tới bây giờ”, chị Lê Thị Hương, người phụ trách công tác lồng báo, cứ mỉm cười và chia sẻ như vậy. Nhìn đôi tay thoăn thoắt của người phụ nữ đã ngoài 50 tuổi, chúng tôi càng hiểu thêm cái tâm của chị đặt vào từng trang báo được in ra.

“Nghề này thì nhiều kỷ niệm lắm, nhưng ấn tượng nhất là suốt gần 25 năm nay tôi chuyên đi làm đêm. Ban ngày chỉ có ngủ hoặc đi cà phê, tôi thấy ngày dài đằng đẵng” - anh Lương Quang Toản bộ phận máy in cuộn hào hứng chia sẻ. Với anh, niềm vui hằng ngày là những tờ báo được in ra sắc nét, hoàn hảo. Công việc này tuy vất vả, nhưng anh luôn cảm thấy may mắn và trân trọng. "Có thể nói, tôi là một trong những người đầu tiên được cập nhật thông tin mới nhất, thậm chí khi mọi người còn đang ngủ thì tôi và đồng nghiệp đã biết tin rồi" - anh Toản cho hay.

Đối với anh Toản và bao người thợ in khác, báo in không chỉ là sản phẩm của công việc, là kênh truyền tải thông tin tới mọi người, mà còn là món ăn tinh thần, là trách nhiệm của anh và những người đồng nghiệp. Chính những điều đó đã thôi thúc họ thêm gắn bó với nghề in.

Sau khi máy in khởi động, ai cũng tay nhanh thoăn thoắt thực hiện nhiệm vụ của mình. Ảnh: VIỆT ANH
Sau khi máy in khởi động, ai cũng tay nhanh thoăn thoắt thực hiện nhiệm vụ của mình. Ảnh: VIỆT ANH

Còn với anh Thiện Hà, công việc này không chỉ là cái nghề để anh duy trì cuộc sống hằng ngày mà còn khiến anh cảm thấy tự hào. Tuy nhà cách xưởng in hơn 15km, nhưng đều đặn mỗi ngày, anh Hà đều có mặt đúng giờ, thực hiện những khâu đầu tiên để cho ra đời những tờ báo in "nóng hổi". “Dù đã làm lâu năm trong nghề, nhưng cái tâm mình đặt vào từng ấn phẩm thì vẫn còn nguyên vẹn. Tôi luôn nhắc mình phải làm tỉ mỉ, chi tiết thì phôi in ra mới sắc nét, đặt chất lượng lên hàng đầu để chuyển tới các khâu tiếp theo” - anh Hà chia sẻ.

Năm nay là năm thứ 24 anh Hà trực tiếp in số báo đặc biệt ngày 14 tháng 8 cho Báo Lao Động, anh chia sẻ, đây là niềm tự hào to lớn đối với bản thân anh khi được góp phần sản xuất ra những ấn phẩm của một tờ báo lớn có truyền thống lâu đời. Tin tức của Báo Lao Động từ thời sự, kinh tế, đời sống dân sinh... đã đồng hành cùng anh suốt quãng thời gian làm nghề in ấn.

Những người làm nhiệm vụ in ấn báo chí nói chung tuy không trực tiếp sản xuất ra tin bài hay con chữ, nhưng họ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin tới độc giả.

Giữa dòng chảy hiện đại ngày nay, khi nhiều người đang lựa chọn báo điện tử, thì những người như chị Hương, anh Toản, anh Hà... không chỉ nắm giữ kỹ thuật của nghề in, mà còn là những người giữ lửa cho báo in, đặc biệt là những số Báo Lao Động, giúp báo in luôn trường tồn, sống mãi.

Hoàng Xuyến - Việt Anh
TIN LIÊN QUAN

“Báo Lao Động đã mạnh mẽ bảo vệ những người yếu thế”

Xuân Nhàn |

Diễn biến nhanh, theo chiều hướng có lợi cho người lao động vụ người lao động Công ty Cổ phần FLC Quy Nhơn Golf & Resort (FLC Quy Nhơn) đòi lương, bảo hiểm xã hội khiến người trong cuộc cũng không khỏi… ngỡ ngàng.

2 trẻ bơ vơ nhận tiền hỗ trợ của bạn đọc Báo Lao Động

NGUYÊN ANH |

Báo Lao Động đã phối hợp Hội LHPN thị trấn thứ Ba, huyện An Biên (Kiên Giang) trao số tiền 14.185.000 đồng cho 2 trẻ bơ vơ.

Báo Lao Động khởi công 2 ngôi nhà tình nghĩa tại Quảng Nam

Hoàng Bin |

Ngày 31.7, Báo Lao Động Văn phòng Miền Trung đã khởi công xây dựng 2 nhà tình nghĩa cho các hộ khó khăn, không có nơi ở ổn định tại Quảng Nam.

Những năm tháng tại Báo Lao Động của nhà cách mạng, liệt sĩ Trần Quốc Thảo

Minh Bằng |

Trong dòng chảy lịch sử của Báo Lao Động, có những cá nhân xuất sắc của cách mạng Việt Nam tham gia xuất bản tờ báo của tổ chức Công đoàn. Trong số đó có nhà cách mạng Trần Quốc Thảo - người đã cống hiến trọn đời cho Đảng, cho tổ quốc và hy sinh anh dũng trong lao tù năm 1957.

Báo Lao Động dâng hương tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Đoàn công tác của Báo Lao Động đã đến dâng hoa, thắp hương tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh.

Báo Lao Động đồng hành cùng công nhân, người lao động

Nguyễn Linh |

Báo Lao Động không chỉ là cầu nối quan trọng giữa Đảng, nhà nước với nhân dân, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy của giai cấp công nhân và người lao động.

Báo Lao Động đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất

Nhóm phóng viên |

Báo Lao Động vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất của Chủ tịch nước trong dịp kỷ niệm 95 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên (14.8.1929-14.8.2024).

Tàu điện bánh hơi đưa khách “du hành” về thời bao cấp ở Hà Nội

Minh Anh - Nguyễn Đạt |

Hà Nội - Dự án "Tuyến tàu điện số 6" ở Khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) được kì vọng trở thành điểm check in hút khách.

“Báo Lao Động đã mạnh mẽ bảo vệ những người yếu thế”

Xuân Nhàn |

Diễn biến nhanh, theo chiều hướng có lợi cho người lao động vụ người lao động Công ty Cổ phần FLC Quy Nhơn Golf & Resort (FLC Quy Nhơn) đòi lương, bảo hiểm xã hội khiến người trong cuộc cũng không khỏi… ngỡ ngàng.

2 trẻ bơ vơ nhận tiền hỗ trợ của bạn đọc Báo Lao Động

NGUYÊN ANH |

Báo Lao Động đã phối hợp Hội LHPN thị trấn thứ Ba, huyện An Biên (Kiên Giang) trao số tiền 14.185.000 đồng cho 2 trẻ bơ vơ.

Báo Lao Động khởi công 2 ngôi nhà tình nghĩa tại Quảng Nam

Hoàng Bin |

Ngày 31.7, Báo Lao Động Văn phòng Miền Trung đã khởi công xây dựng 2 nhà tình nghĩa cho các hộ khó khăn, không có nơi ở ổn định tại Quảng Nam.

Những năm tháng tại Báo Lao Động của nhà cách mạng, liệt sĩ Trần Quốc Thảo

Minh Bằng |

Trong dòng chảy lịch sử của Báo Lao Động, có những cá nhân xuất sắc của cách mạng Việt Nam tham gia xuất bản tờ báo của tổ chức Công đoàn. Trong số đó có nhà cách mạng Trần Quốc Thảo - người đã cống hiến trọn đời cho Đảng, cho tổ quốc và hy sinh anh dũng trong lao tù năm 1957.

Báo Lao Động dâng hương tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Đoàn công tác của Báo Lao Động đã đến dâng hoa, thắp hương tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh.

Báo Lao Động đồng hành cùng công nhân, người lao động

Nguyễn Linh |

Báo Lao Động không chỉ là cầu nối quan trọng giữa Đảng, nhà nước với nhân dân, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy của giai cấp công nhân và người lao động.