Doanh nghiệp thay đổi để thích nghi và an toàn trước dịch COVID-19

HẰNG NGUYỄN - ĐÌNH TRỌNG |

Việc kiểm soát dịch bệnh COVID-19 đang đạt được nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp. Doanh nghiệp ở Việt Nam đang thay đổi để thích nghi và an toàn trước dịch bệnh COVID-19.

Trước bối cảnh trên, ngày 29.4 tại Bình Dương đã diễn ra chương trình tọa đàm trực tuyến “Quản trị thông minh – An toàn mùa dịch”.

Chương trình tọa đàm có sự tham gia của ông Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Nguyễn Anh Thơ – Phó Cục trưởng Cục An toàn Lao động, Bộ Lao động Thương binh và xã hội; bà Trương Thị Bích Hạnh - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, Công ty TNHH Manpower Việt Nam cùng đại diện các doanh nghiệp.

 
Tọa đàm “Quản trị thông minh – An toàn mùa dịch”. Ảnh: Hằng Nguyễn

Chương trình này được thực hiện nhằm chia sẻ cách làm hay, tìm giải pháp quản trị an toàn cho các doanh nghiệp để duy trì sản xuất, bảo vệ sức khỏe người lao động trong dịch COVID-19. Đặc biệt, qua đó thể hiện vai trò, trách nhiệm của tổ chức CĐ hưởng ứng các hoạt động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động.

Đại biểu tham gia tọa đàm. Ảnh: Hằng Nguyễn
Đại biểu tham gia tọa đàm. Ảnh: Hằng Nguyễn

Bình Dương là tỉnh phát triển công nghiệp, có khoảng 42.269 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và 3.753 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư sản suất, kinh doanh. Có khoảng 1,2 triệu lao động đang làm việc tại tỉnh này.

Bà Trương Thị Bích Hạnh - Chủ tịch Liên đoàn Lao Động tỉnh Bình Dương cho biết, thời gian qua các doanh nghiệp đã năng động, sáng tạo trong việc phòng dịch COVID-19.  Người lao động cũng rất đồng tình và nghiêm túc chấp hành các quy định để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình, cộng đồng.

Các doanh nghiệp từng bước thay đổi biện pháp hoạt động phù hợp với tình hình dịch bệnh để duy trì sản suất, kinh doanh. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã chuyển người lao động từ làm việc trực tiếp sang làm việc tại nhà.

Công nhân đo thân nhiệt khi vào cổng công ty. Ảnh: Đình Trọng
Công nhân đo thân nhiệt khi vào cổng công ty. Ảnh: Đình Trọng

"Tổ chức công đoàn cũng thay đổi để thích nghi từ làm việc trực tiếp sang làm việc trực tuyến. Công đoàn các cấp đã chỉ đạo, thay đổi nội dung rất kịp thời, sinh động hơn như tuyên truyền chống dịch qua clip, qua mạng xã hội" - bà Hạnh cho chia sẻ.

Việc an toàn sức khỏe của người lao động khi làm việc tại nhà máy ở Bình Dương được đẩy lên cao nhất. Các doanh nghiệp ý thức và chủ động phòng chống dịch bệnh ngay từ đầu. Đến nay các doanh nghiệp vẫn duy trì nghiêm ngặt việc đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang... vẫn được duy trì khi công nhân vào nhà máy làm việc.

Doanh nghiệp tại Bình Dương chủ động phòng chống dịch bệnh đảm bảo an toàn sức khỏe NLĐ và sự hoạt động của nhà máy. Ảnh: Đình Trọng
Doanh nghiệp tại Bình Dương chủ động phòng chống dịch bệnh đảm bảo an toàn sức khỏe NLĐ và sự hoạt động của nhà máy. Ảnh: Đình Trọng

Chia sẻ về giờ ăn ca, giữ khoảng cách an toàn 2m, bà Nguyễn Thị Hòa, Chủ tịch công đoàn Công ty Sung Shin Vina cho biết, để phòng chống COVID-19, công ty đã thành lập ban phòng chống COVID-19, yêu cầu 100% công nhân đeo khẩu trang. Tại Công ty luôn có một cán bộ y tế và một cán bộ Ban phòng chống kiểm tra nhiệt độ cho công nhân, duy trì khoảng cách 2m, tuyên truyền cho công nhân, có màn che để tránh giọt bắn giữa các công nhân, có cồn khử trùng và phun thuốc khử trùng hằng ngày các công xưởng.

"Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đơn hàng của doanh nghiệp đã bị cắt giảm nhưng doanh đã cố gắng không cắt giảm việc làm để người lao động có thu nhập. Công đoàn cũng tặng 20 kg gạo/người cho người khó khăn, khuyết tật, đang mang thai, nuôi con nhỏ. Mỗi tháng, doanh nghiệp cũng duy trì cuộc họp 3 bên giữa doanh nghiệp, công đoàn và người lao động để tìm giải pháp tốt nhất" - bà Hòa cho biết thêm.

Nhà ăn được lập khung vách ngăn để giãn cách giữ an toàn. Ảnh: Đình Trọng
Nhà ăn được lập khung vách ngăn để giãn cách giữ an toàn. Ảnh: Đình Trọng

Phát biểu tại hội nghị, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, thời gian tới dịch bệnh tiếp tục được dự báo sẽ diễn biến phức tạp, mặc dù Việt Nam về cơ bản đã đẩy lùi và kiểm soát rất tốt dịch bệnh. Tục ngữ Việt Nam có câu “cái khó ló cái khôn”, rất nhiều doanh nghiệp, người lao động, các cơ quan đã tìm ra những giải pháp để thích nghi với đại dịch COVID-19. Chúng ta đã làm việc tại nhà, hình thành những mô hình quản trị tại nhà rất phù hợp để vừa đảm bảo an toàn vừa đảm bảo hoạt động lao động, sản xuất, phát triển kinh tế đất nước. Có thể nói rằng quản trị thông minh để đảm bảo an toàn trong mùa dịch, thích ứng và “chiến đấu" lâu dài với dịch.

HẰNG NGUYỄN - ĐÌNH TRỌNG
TIN LIÊN QUAN

Cách tính tiền lương đi làm dịp lễ 30.4 và 1.5 năm 2020

ANH THƯ |

Theo Luật Lao động 2012, khi làm việc vào ngày nghỉ lễ 30.4, mùng 1.5, người lao động được hưởng 300% lương làm thêm giờ.

Gõ cửa tiếp sức cho những lao động mất việc đang sống chật vật ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân và lao động trẻ tỉnh Bình Dương gõ cửa từng phòng trọ trao gạo, mì tôm và tiền để tiếp sức những lao động  mất việc làm vượt qua khó khăn.

Bình Dương: 41 chuyên gia hết cách ly, nhà máy hoạt động trở lại

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 16.4, 41 người tiếp xúc gần với chuyên gia người Hàn Quốc - người vừa về nước thì phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 - đã hết thời gian cách ly. Công ty Sung Gwang Vina hoạt động trở lại.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Cách tính tiền lương đi làm dịp lễ 30.4 và 1.5 năm 2020

ANH THƯ |

Theo Luật Lao động 2012, khi làm việc vào ngày nghỉ lễ 30.4, mùng 1.5, người lao động được hưởng 300% lương làm thêm giờ.

Gõ cửa tiếp sức cho những lao động mất việc đang sống chật vật ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân và lao động trẻ tỉnh Bình Dương gõ cửa từng phòng trọ trao gạo, mì tôm và tiền để tiếp sức những lao động  mất việc làm vượt qua khó khăn.

Bình Dương: 41 chuyên gia hết cách ly, nhà máy hoạt động trở lại

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 16.4, 41 người tiếp xúc gần với chuyên gia người Hàn Quốc - người vừa về nước thì phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 - đã hết thời gian cách ly. Công ty Sung Gwang Vina hoạt động trở lại.