Định mua nhà chung cư 70m2 với thu nhập 20 triệu đồng/tháng

Bảo Hân |

Với tổng thu nhập hiện tại của vợ chồng là 20 triệu đồng/tháng, anh Bình đặt mục tiêu mua nhà chung cư với diện tích trên 70m2 để thuận lợi hơn trong sinh hoạt.

Anh Phạm Văn Bình là nhân viên kỹ thuật làm việc cho một công ty trong Khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội). Vợ anh làm công nhân. Tổng thu nhập hiện nay của 2 vợ chồng vào khoảng 20 triệu đồng/tháng. Số tiền này vợ chồng anh dùng để nuôi 3 con, trang trải tiền thuê nhà, sinh hoạt hàng tháng và dành ra một phần để tiết kiệm.

15 năm đi làm trong khu công nghiệp cũng là quãng thời gian vợ chồng anh phải thuê trọ. Cách đây 10 năm, gia đình anh được thuê trọ tại khu nhà ở công nhân xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Được chuyển đến căn hộ 48m2, cuộc sống của gia đình anh Bình thoải mái hơn. Hiện nay, mỗi tháng anh Bình phải trả 1,6 triệu đồng tiền thuê nhà; tính cả tiền điện, nước, mạng Internet, tổng số tiền anh phải chi là 2,3-2,5 triệu đồng/tháng. Như vậy, chi phí thuê trọ chiếm 11-12% tổng thu nhập của vợ chồng anh.

Ý định mua nhà của vợ chồng anh Bình đã có từ lâu, nhưng chưa thực hiện được. Cách đây 1 vài năm, khi có dự án nhà ở xã hội ở xã Kim Chung, anh Bình không mua mặc dù đã đủ khả năng tài chính vì anh có dự định khác.

“Thời điểm đó, dự án này có giá 13,5 triệu đồng/m2. Nếu lúc đó mua 1 căn hộ thì hết khoảng 800-900 triệu đồng. Hiện tại, tôi muốn mua nhà ở xã hội, nhưng khu vực xung quanh tôi đang ở chưa có thêm dự án nào mới” – nhân viên kỹ thuật, năm nay 40 tuổi, chia sẻ.

Hiện nay, vợ chồng anh đã tiết kiệm được số tiền khá lớn. Anh Bình dự định nếu mua chung cư sẽ tìm hiểu các căn hộ với diện tích từ 70m2 trở lên. Anh cho biết, gia đình có 2 con (1 trai, 1 gái) nên nếu mua nhà, anh muốn có diện tích rộng rãi, có 3 phòng ngủ để đảm bảo cho cuộc sống lâu dài.

Mong muốn tìm kiếm căn hộ có diện tích hơn 70m2 như anh Bình là không nhiều, bởi điều kiện tài chính của nhiều công nhân lao động còn rất hạn chế.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, TS Nhạc Phan Linh – Phó Viện trưởng phụ trách Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐVN), trước những vấn đề về thực trạng nhà ở, nhu cầu của công nhân lao động di cư hiện nay là rất bức thiết, với các yếu tố được chú trọng như loại hình, chi phí, an toàn, tiện nghi, và môi trường sống.

Nghiên cứu mới đây của Viện Công nhân và Công đoàn, Ban Quản lý dự án thiết chế công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) phối hợp với Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng cho thấy, về loại hình, 62,9% người lao động có nhu cầu thuê hoặc mua nhà. Trong đó, nhu cầu thuê nhà chiếm 40,8%, trong khi nhu cầu thuê rồi sau đó mua lại chiếm 22,1%. Mức chi phí mong muốn thuê nhà từ 500 nghìn đồng đến dưới 2 triệu đồng chi trả từng tháng một…

Đáng chú ý là có 37,2% số người lao động di cư mong muốn mua nhà và sẵn sàng vay tín dụng để mua nhà ở xã hội nếu đủ điều kiện, với mức lãi suất chi trả mong muốn từ 2,6-3,7%/năm và thời gian chi trả dưới 20 năm.

Về diện tích nhà ở, 71,4% công nhân lao động mong muốn được sử dụng nhà với diện tích từ 30m2 trở lên. Trong đó, diện tích từ 30m2-50m2 được xem là phù hợp cho gia đình gồm vợ chồng và con nhỏ, trong khi diện tích từ 50m2 trở lên là cần thiết cho các gia đình có 3-4 người lớn cùng sinh hoạt.

Những diện tích này không chỉ đảm bảo sự thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày mà còn đáp ứng nhu cầu về không gian học tập và vui chơi cho trẻ em, đồng thời có đủ không gian riêng tư cho mỗi thành viên trong gia đình...

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Hối hận khi vội xuống tiền chốt mua nhà trong ngõ 3 tỉ đồng

Thu Giang |

Nhiều chủ nhà trong ngõ tại Hà Nội đang đăng tin rao bán nhà vì chất lượng công trình không đảm bảo, ngõ ra vào quá chật hẹp.

Nhà đầu tư vội bán đất vùng ven để mua nhà trong hẻm

VÂN HI |

Dù "tậu" được những lô đất vùng ven không lâu, thế nhưng nhà đầu tư đã vội rao bán cắt lỗ để dồn tiền vào căn hộ, nhà ở trong hẻm.

Mua nhà ở gần 30 năm bỗng dưng bị kiện đòi đất

QUANG ĐẠI |

Hà Tĩnh - Một người dân ở huyện Can Lộc mua nhà ở gắn liền với đất và sinh sống ổn định gần 30 năm bất ngờ bị kiện buộc phải trả lại đất cho người khác.

Bơm nước khỏi hầm biệt thự triệu đô sau bão số 3

Vân Trường |

Hà Nội - Một số căn biệt thự ở Khu đô thị Nam An Khánh (Hoài Đức) thuê máy bơm để bơm nước khỏi hầm sau trận mưa lớn do bão số 3.

Hạ Long ngổn ngang sau bão

Đoàn Hưng |

Mặc dù tích cực khắc phục từ đêm qua khi cơn bão số 3 có chiều hướng suy giảm song TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) vẫn ngổn ngang sau bão.

Sa Pa dừng đón khách do ảnh hưởng của bão số 3

Đinh Đại |

Lào Cai - Do ảnh hưởng của bão số 3, thị xã Sa Pa đã tạm dừng đón khách du lịch để đảm bảo an toàn.

Khi nào Hải Phòng, Quảng Ninh được cấp điện trở lại?

Cường Ngô |

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho biết, nhiều địa phương, việc cung cấp sự cố điện đang được thực hiện rốt ráo, nhiều nơi đã khôi phục toàn bộ đường dây.

Vận tải hành khách công cộng ở Hà Nội hoạt động trở lại

Minh Hạnh |

Hà Nội - Từ 12h trưa nay 8.9, hoạt động vận tải hành khách công cộng bắt đầu hoạt động trở lại sau bão số 3.

Hối hận khi vội xuống tiền chốt mua nhà trong ngõ 3 tỉ đồng

Thu Giang |

Nhiều chủ nhà trong ngõ tại Hà Nội đang đăng tin rao bán nhà vì chất lượng công trình không đảm bảo, ngõ ra vào quá chật hẹp.

Nhà đầu tư vội bán đất vùng ven để mua nhà trong hẻm

VÂN HI |

Dù "tậu" được những lô đất vùng ven không lâu, thế nhưng nhà đầu tư đã vội rao bán cắt lỗ để dồn tiền vào căn hộ, nhà ở trong hẻm.

Mua nhà ở gần 30 năm bỗng dưng bị kiện đòi đất

QUANG ĐẠI |

Hà Tĩnh - Một người dân ở huyện Can Lộc mua nhà ở gắn liền với đất và sinh sống ổn định gần 30 năm bất ngờ bị kiện buộc phải trả lại đất cho người khác.