Điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2022: Đảm bảo quyền lợi người lao động và phù hợp với khả năng của doanh nghiệp

Bảo Hân (thực hiện) |

Hai năm qua, chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên việc đàm phán, thương lượng tiền lương tối thiểu đã không được thực hiện. Được biết, theo đề xuất của Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ nhóm họp vào quý I/2022 để bàn về tiền lương tối thiểu.

Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Chính sách - Pháp luật (Tổng LĐLĐVN), thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia về vấn đề lương tối thiểu năm 2022.

 Thưa ông, được biết, Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ có phiên thảo luận về tiền lương tối thiểu vào quý I/2022. Là thành viên Hội đồng, xin ông chia sẻ những vấn đề mà ông quan tâm tại phiên thảo luận này?

- Theo tôi, tại phiên thảo luận về mức lương tối thiểu sắp tới của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, có 3 vấn đề cần phải được trao đổi, thảo luận kỹ lưỡng và quyết tâm thực hiện.

Thứ nhất, đó là vấn đề điều chỉnh mức lương tối thiểu trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như việc làm, đời sống của người lao động. Mức điều chỉnh cụ thể như thế nào vừa đảm bảo đời sống cũng như sự mong chờ của người lao động, trong điều kiện năm 2021 chúng ta không điều chỉnh; vừa bảo đảm phù hợp với khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Thứ hai, là ban hành mức lương tối thiểu theo giờ, nhằm nâng cao độ bao phủ của tiền lương tối thiểu và đáp ứng tính linh hoạt của thị trường lao động. Đây là quy định mới của Bộ luật Lao động 2019 nhưng chúng ta chưa thực hiện được.

Thứ ba là vấn đề xác định mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người lao động.

 Ông có thể nói cụ thể hơn những vấn đề gì liên quan đến  mức sống tối thiểu cần phải bàn trong phiên thảo luận tới đây của Hội đồng?

- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người lao động là vấn đề hết sức quan trọng, là căn cứ, mục tiêu để xác định cũng như điều chỉnh mức lương tối thiểu. Liên quan đến  mức sống tối thiểu, có một số vấn đề cần phải được quan tâm.

Một là, Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 19.5.2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản VN khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đã xác định “Cơ quan thống kê của Nhà nước công bố mức sống tối thiểu hằng năm để làm căn cứ xác định mức lương tối thiểu và khuyến nghị các định hướng chính sách tiền lương”. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã nhiều lần đề nghị: “Cơ quan thống kê của Nhà nước” thực hiện, song đến nay, mức sống tối thiểu vẫn đang do Bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương Quốc gia xác định.

Hai là, việc xác định tỉ lệ chi phí lương thực, thực phẩm chiếm 48% và chi phí phi lương thực, thực phẩm chiếm 52% trong kết cấu mức sống tối thiểu do Bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương Quốc gia xác định là không phù hợp. Với tỉ lệ 48/52 được áp dụng trong nhiều năm nay, có thể nói rằng, đây là vấn đề hết sức là lạc hậu và không theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như không phản ánh đúng thực trạng đời sống của nhân dân nói chung, của người lao động nói riêng. Tỉ lệ đó chỉ phù hợp cho những nước có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển. Hiện nay, theo thông tin mà chúng tôi có được, một số nước có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng hoặc kém hơn chúng ta song họ cũng đã có tỉ lệ tiến bộ hơn rất nhiều, như Campuchia 46,2/53,8; Philippines 47,1/52,9; Sri Lanka 47,6/52,4…

 Vậy ông có đề xuất tỉ lệ lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm như thế nào là hợp lý?

- Thực ra, không có một công thức chung để xác định tỉ lệ giữa chi phí lương thực, thực phẩm với chi phí phi lương thực, thực phẩm  khi xác định mức sống tối thiểu. Tuy nhiên có một nguyên tắc chung, đó là xã hội càng phát triển, đời sống của nhân dân càng được nâng cao thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm càng ít so với nhu cầu về phi lương thực, thực phẩm. Tỉ lệ này cần tuỳ tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia để quy định. Từ kinh nghiệm của một số quốc gia tương đồng như Việt Nam, tôi nghĩ không nên xác định tỉ lệ chi phí lương thực thực phẩm trong kết cấu mức sống tối thiểu của chúng ta cao hơn Philippines (47,1%).

- Xin cảm ơn ông!

Ông Phạm Minh Huân - nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - cho biết, việc tăng lương tối thiểu vùng còn tuỳ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch COVID-19, sự tăng trưởng của nền kinh tế.

“Nếu tình hình kiểm soát dịch tốt, phục hồi kinh tế thì cũng nên xem xét việc tăng lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên trên thực tế, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, doanh nghiệp vẫn còn quá khó khăn, chưa phục hồi ngay được nên việc tăng này nên có sự xem xét thấu đáo” - ông Huân nói. Tuy nhiên, việc tăng lương tối thiểu cần căn cứ vào mức sống tối thiểu, thị trường, điều kiện kinh tế xã hội. Hiện nay, Chính phủ đang nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, phục hồi nền kinh tế bằng những chính sách tài khoá, tín dụng... Lúc này, người lao động nên nén lại nhu cầu, chia sẻ cùng người doanh nghiệp. “Thời điểm này nên tập trung phục hồi sản xuất để kéo lao động bị mất việc quay trở lại thị trường lao động để có việc làm, thu nhập”- ông Huân nói. Nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay, quý IV tình hình sản xuất “sáng hơn” không có nghĩa đã hồi phục ngay. Trong bối cảnh chung thì việc tăng lương tối thiểu vùng phải cân nhắc. Theo đánh giá cá nhân, chuyên gia này cho rằng rất có thể năm 2022 vẫn phải “nương” cho doanh nghiệp. Dự kiến trong phiên họp của hội đồng tiền lương quốc gia năm 2022 sẽ họp, tính tăng lương cho năm 2023.Lê Hoa (ghi)


Bảo Hân (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Tăng lương tối thiểu vùng ngay từ đầu năm 2022 là rất cần thiết

ThS Phạm Văn Chung |

Mới đây, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết sẽ kiến nghị điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng năm 2022 ngay trong quý I.2022.

Lương tối thiểu vùng đã 2 năm "lỗi hẹn"

ANH THƯ |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong năm 2020, 2021, lương tối thiểu vùng đã không tăng.

Tăng lương tối thiểu vùng: Không thể “lỡ hẹn” được nữa

Anh Đào |

Trong khi “tất cả đều tăng”, thậm chí giá xăng tăng kỷ lục 7 năm thì suốt 2 năm qua, lương tối thiểu vùng chưa hề được “điều chỉnh”. Đó là “món nợ” phải trả cho người lao động.

Tạo "luồng xanh" cho các doanh nghiệp Việt đầu tư, kinh doanh tại Nga

Vũ Long |

Phó Thủ tướng Cộng hòa Liên Bang Nga Dmitry Chernyshenko vừa chia sẻ với PV Lao Động bên lề Diễn đàn “Doanh nghiệp Việt Nam - Liên Bang Nga: Cơ hội hợp tác mới và các lĩnh vực tiềm năng”.

Công bố Nghị quyết thành lập thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Trần Tuấn |

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho rằng, thị xã Quế Võ cần phấn đấu trở thành đô thị thông minh, mang đậm bản sắc văn hoá vùng Kinh Bắc.

Không chấp nhận sự can thiệp trong xử lý vi phạm giao thông

PHẠM ĐÔNG |

Về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các lực lượng chức năng xử lý rất nghiêm các vi phạm và không chấp nhận sự can thiệp vào quá trình xử lý.

Ám ảnh mùa “tuyết đen" vùng Tây Bắc

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Cuối tháng 3, đầu tháng 4 hằng năm, người dân Tây Bắc lại vào mùa đốt nương và kéo theo vô số hệ lụy. Tàn tro, khói bụi phát tán hàng chục kilomet rồi rơi xuống khắp nơi như những bông tuyết đen.

Cứu cháu bé 10 tuổi gặp nguy hiểm trên tầng 20 chung cư ở Hà Nội

KHÁNH AN |

Các cán bộ chiến sĩ công an đã kịp thời cứu nạn nhân 10 tuổi gặp nguy hiểm trên tầng 20 chung cư ở Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Tăng lương tối thiểu vùng ngay từ đầu năm 2022 là rất cần thiết

ThS Phạm Văn Chung |

Mới đây, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết sẽ kiến nghị điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng năm 2022 ngay trong quý I.2022.

Lương tối thiểu vùng đã 2 năm "lỗi hẹn"

ANH THƯ |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong năm 2020, 2021, lương tối thiểu vùng đã không tăng.

Tăng lương tối thiểu vùng: Không thể “lỡ hẹn” được nữa

Anh Đào |

Trong khi “tất cả đều tăng”, thậm chí giá xăng tăng kỷ lục 7 năm thì suốt 2 năm qua, lương tối thiểu vùng chưa hề được “điều chỉnh”. Đó là “món nợ” phải trả cho người lao động.