Diễn đàn Kinh tế Việt Nam: Nhiều giải pháp phục hồi nguồn cung lao động

KHÁNH LINH - PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Với chủ đề "Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới", sáng nay Diễn đàn Kinh tế lần thứ 4 diễn ra tại TPHCM. Việc phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định sau đại dịch COVID-19 là một trong 3 chủ đề chính được đưa ra thảo luận, hạ nhiệt âu lo cho những “vùng” đang được coi là nóng nhất của nền kinh tế.

Tại phiên hội thảo chuyên đề “Phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định sau đại dịch COVID-19” trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, đối với Việt Nam, đại dịch COVID-19 đã làm cho kinh tế tăng trưởng chậm lại, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực bị đứt gãy, đình trệ; tình hình lao động, việc làm, đời sống của người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực.

Theo đó, nguồn cung lao động bị suy giảm nghiêm trọng, số lao động có việc làm giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Trong đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên giảm mạnh nhất vào quý III/2021, chỉ còn 49,1 triệu người; lực lượng lao động có việc làm quý IV/2021 là 49,07 triệu người, thấp hơn 1,79 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Tỉ lệ lao động thiếu việc làm, thất nghiệp tăng cao, đạt đỉnh cao nhất là quý III/2021 là 3,98% (hơn 1,7 triệu lao động); tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị cao nhất vào quý III/2021 là 5,54%. Khoảng 1,3 triệu lao động lao động dịch chuyển từ thành thị về nông thôn, từ các trung tâm kinh tế lớn về các tỉnh.

Tiền lương, thu nhập của người lao động giảm, đời sống của người lao động khó khăn, trong đó thu nhập bình quân tháng của lao động từ 6,7 triệu đồng năm 2019 còn 5,3 triệu đồng năm 2021, giảm sâu nhất là vào quý III/2021 chỉ còn là 5,2 triệu đồng.

Đáng lưu ý, theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH nguồn cung lao động vẫn đang đặt ra một số vấn đề như cung lao động chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế, đặc biệt đối với lao động có trình độ chuyên môn cao.

Một số địa phương, khu vực, ngành nghề vẫn đang xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu, thiếu hụt nguồn cung cục bộ. Riêng trong quý I/2022, thiếu hụt lao động cục bộ khoảng 120.000 lao động, cao hơn những năm trước khoảng 2-3%, chủ yếu thiếu hụt lao động phổ thông ở ngành dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến gỗ và một số ngành bị tác động mạnh, phải dừng hoạt động dài như du lịch, giáo dục...

Trình độ người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu công nghệ, nhất là giai đoạn phục hồi, nhiều doanh nghiệp đang rất tích cực thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0.

Ảnh: Phương Ngân.
Hội thảo chuyên đề “Phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định sau đại dịch COVID-19” diễn ra sáng 5.6. Ảnh: Phương Ngân

Đề xuất giải pháp cho những vấn đề này, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhận định, cần tập trung phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, linh hoạt, thống nhất.

Trong đó, cần tạo môi trường phục hồi và phát triển thị trường lao động, đáp ứng cao nhất nhu cầu phát triển kinh tế; nâng cao chất lượng lao động; tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật về quan hệ cung - cầu lao động… Đặc biệt, hoàn thiện nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin thị trường lao động, hệ thống trung tâm việc làm.

“Cần sớm cải tiến, hoàn thiện chính sách về tiền lương, an sinh xã hội, sửa đổi toàn diện chính sách về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nâng cấp chuẩn nhà trọ hiện hữu. Đồng thời, tiếp tục đổi mới chủ trương, chính sách và triển khai có hiệu quả quy định về thu hút đầu tư trong và ngoài nước khắc phục tình trạng tập trung nhiều dự án đầu tư ở một địa phương, tạo sức ép hạ tầng và thiếu lao động cục bộ, gia tăng lao động di cư”, ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

Trong khi đó, để nhằm giảm tỷ lệ lao động phi chính thức, TS. Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội nhấn mạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan phù hợp với Bộ luật Lao động nhằm giảm tỷ lệ lao động phi chính thức. Trong đó, hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động, phát triển các tổ chức tài chính và tài chính vi mô dành cho khu vực kinh tế phi chính thức.

“Chính phủ cũng cần cân đối ngân sách để triển khai thực hiện Đề án “Thống kê khu vực kinh tế phi chính thức”, có chính sách hỗ trợ để khu vực kinh tế phi chính thức phát triển đúng mực, khuyến khích cơ sở kinh doanh thuộc khu vực phi chính thức chuyển sang khu vực doanh nghiệp”, TS Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.

KHÁNH LINH - PHƯƠNG NGÂN
TIN LIÊN QUAN

Khai mạc diễn đàn Kinh tế Việt Nam: Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Thế Lâm |

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam  lần thứ tư với chủ đề “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới” do Ban Kinh tế Trung ương và Chính phủ đồng chủ trì, phối hợp với UBND TPHCM tổ chức, đã chính thức khai mạc sáng ngày 5.6.

Tăng cường năng lực về kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp Việt Nam

Vũ Long |

Đại sứ quán Hà Lan và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc triển khai chương trình tăng cường năng lực về kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Phiên thảo luận của Quốc hội sẽ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.

Sắp diễn ra Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4

Cường Ngô |

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 với chủ đề: "Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới" sẽ diễn ra tại TPHCM vào ngày 5.6 tới.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Khai mạc diễn đàn Kinh tế Việt Nam: Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Thế Lâm |

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam  lần thứ tư với chủ đề “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới” do Ban Kinh tế Trung ương và Chính phủ đồng chủ trì, phối hợp với UBND TPHCM tổ chức, đã chính thức khai mạc sáng ngày 5.6.

Tăng cường năng lực về kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp Việt Nam

Vũ Long |

Đại sứ quán Hà Lan và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc triển khai chương trình tăng cường năng lực về kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Phiên thảo luận của Quốc hội sẽ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.

Sắp diễn ra Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4

Cường Ngô |

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 với chủ đề: "Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới" sẽ diễn ra tại TPHCM vào ngày 5.6 tới.