Đến thời điểm nào đó cần qui định tuổi nghỉ hưu của nữ phải bằng nam

HOA LÊ |

Đó là ý kiến của ông Lê Đình Quảng - Phó trưởng Ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) khi đánh giá về nội dung điều chỉnh tuổi hưu trong Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động giới của các chính sách trong đề nghị xây dụng Bộ Luật Lao động (sửa đổi).

Theo Dự thảo về chính sách điều chỉnh tuổi hưu, tình trạng nghỉ hưu và đảm bảo chế độ hưu trí của người lao động (NLĐ) bộc lộ những bất cập như: Tuổi nghỉ hưu thấp và có sự khác biệt về tuổi nghỉ hưu của nam và nữ; việc đảm bảo chế độ hưu trí cho NLĐ đang phải đối diện với sự mất cân bằng tài chính có nguy cơ dẫn đến vỡ quỹ hưu trí vào năm 2035…

Về vấn đề đề xuất chính sách tăng tuổi hưu, ông Lê Đình Quảng - Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam- cho rằng, băn khoăn nhất của đề xuất chính sách tăng tuổi hưu là hầu hết đề xuất chính sách không phân biệt từng nhóm lao động, từng công việc ngành nghề cụ thể. Việc để "chung một giỏ" tăng tuổi nghỉ hưu nói chung và tăng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ thì rõ ràng chính sách sẽ có những bất cập, tác động không tốt.

Đánh giá về Báo cáo đánh giá tác động giới của các chính sách trong đề nghị xây dụng Bộ Luật Lao động có nêu, nếu không sửa đổi tuổi hưu thì 2035 quỹ sẽ vỡ, tất cả người lao động với nam dưới 40 tuổi, nữ dưới 35 tuổi sẽ không nhận được lương hưu sau khi nghỉ hưu, ông Quảng cho rằng đây là nhận định không chính xác.

Lý giải về vấn đề này, ông Quảng cho hay, khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Tổ chức lao động quốc tế tại Việt Nam (ILO) nghiên cứu đưa ra đánh giá về quỹ đến 2034 khả năng mất cân đối. Vì vậy, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã sửa đổi nhiều vấn đề. Hiện nay, Bộ Tài chính sẵn sàng chứng minh nhận định trên không có cơ sở. Nhận định này rất nguy hiểm trong việc thực thi chính sách bảo hiểm xã hội, khiến nhiều người lao động thôi việc hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần tránh nguy cơ vỡ quỹ tăng lên.

Để đảm bảo bình đằng giới trong chính sách tăng tuổi hưu, nhiều chuyên gia cho rằng cần đề xuất tuổi hưu giữa nam và nữ bằng nhau. Tuy nhiên, Báo cáo đánh giá tác động giới này vẫn đề xuất tuổi hưu giữa nam và nữ có khoảng cách.

Trao đổi về vấn đề này, ông Quảng cho biết: “Thực ra, đến một thời điểm nào đó cần có lộ trình tuổi nghỉ hưu của nữ phải bằng nam. Tuy nhiên, thời điểm sửa đổi Luật Lao động hiện nay phải có tiếp cận dần, đề xuất tuổi hưu là 60 tuổi với nữ và 62 tuổi với nam thuyết phục hơn. Phải có lộ trình giảm khoảng cách chứ không phải nâng tuổi hưu lên bằng nhau luôn”.

"Đối với tuổi nghỉ hưu, chúng ta đang tiến tới xóa bỏ khoảng cách giới trong độ tuổi nghỉ hưu của nam và nữ. Chính phủ sẽ có lộ trình để giảm khoảng cách giới giữa lao động nam và nữ", bà Dương Thị Thanh Mai - Trưởng nhóm Đánh giá tác động giới của Bộ Luật Lao động cho biết thêm.

HOA LÊ
TIN LIÊN QUAN

Phỏng vấn nóng: Phản ứng người dân về tăng tuổi hưu

Ngô Phong - Thùy Linh |

Bộ LĐ-TB-XH dự kiến lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu bắt đầu từ năm 2021. Theo đó tăng tuổi nghỉ hưu với nữ lên 60 và với nam là 62, hoặc 65 tuổi. Tuy nhiên, cả hai phương án đều thực hiện theo lộ trình, mỗi năm tăng từ 3 - 4 tháng, để tránh gây sốc trong xã hội.

Đề xuất tăng tuổi hưu: Nếu tuổi nghỉ hưu của nữ không bằng nam là rất lãng phí

Bích Hà |

“Vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu cần được tiếp cận trên nguyên tắc quyền làm việc của tất cả mọi người là như nhau, nhưng không được cào bằng. Tức là trong luật phải đặt vấn đề mọi người đều làm việc, đều nghỉ như nhau, kể cả nam và nữ, trừ người lao động lao động độc hại, nặng nhọc”.

Đề xuất nâng tuổi hưu phải có lộ trình, tránh gây sốc

HOA PHƯƠNG |

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa ra hai phương án là tăng tuổi nghỉ hưu với nữ lên 60 và với nam là 62, hoặc 65 tuổi. Tuy nhiên, cả hai phương án đều thực hiện theo lộ trình, mỗi năm tăng từ 3 - 4 tháng để tránh gây sốc.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Phỏng vấn nóng: Phản ứng người dân về tăng tuổi hưu

Ngô Phong - Thùy Linh |

Bộ LĐ-TB-XH dự kiến lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu bắt đầu từ năm 2021. Theo đó tăng tuổi nghỉ hưu với nữ lên 60 và với nam là 62, hoặc 65 tuổi. Tuy nhiên, cả hai phương án đều thực hiện theo lộ trình, mỗi năm tăng từ 3 - 4 tháng, để tránh gây sốc trong xã hội.

Đề xuất tăng tuổi hưu: Nếu tuổi nghỉ hưu của nữ không bằng nam là rất lãng phí

Bích Hà |

“Vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu cần được tiếp cận trên nguyên tắc quyền làm việc của tất cả mọi người là như nhau, nhưng không được cào bằng. Tức là trong luật phải đặt vấn đề mọi người đều làm việc, đều nghỉ như nhau, kể cả nam và nữ, trừ người lao động lao động độc hại, nặng nhọc”.

Đề xuất nâng tuổi hưu phải có lộ trình, tránh gây sốc

HOA PHƯƠNG |

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa ra hai phương án là tăng tuổi nghỉ hưu với nữ lên 60 và với nam là 62, hoặc 65 tuổi. Tuy nhiên, cả hai phương án đều thực hiện theo lộ trình, mỗi năm tăng từ 3 - 4 tháng để tránh gây sốc.