KỶ NIỆM 88 NĂM THÀNH LẬP HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM (20.10.1930 - 20.10.2018):

Để quyền lợi của mọi lao động nữ được đảm bảo

NHÓM PV |

Lao động nữ, nhất là lao động nữ trong các KCN-CX vẫn là đối tượng yếu thế, cần được sự quan tâm. Với vai trò của mình, tổ chức CĐ, mà đặc biệt là nữ công CĐ đã có nhiều hoạt động chăm lo cho chị em. Tuy nhiên, để lao động nữ thực sự bình đẳng và được đảm bảo về mọi mặt, cần có thêm sự chung tay từ nhiều phía.

Từ câu lạc bộ “Sức khỏe của bạn”

Tỉnh Thái Nguyên hiện có trên 200.000 CNVCLĐ, trong đó lao động nữ chiếm khoảng 70% (tỉ lệ nữ độ tuổi dưới 35 chiếm khoảng 80%). Nhiều công nhân trẻ đã lập gia đình, hoặc đang sống chung cùng bạn khác giới nhưng lại thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, quan hệ tình dục an toàn. Do đó tỉ lệ CNLĐ nữ mắc bệnh phụ khoa, nạo phá thai cao. Nhiều công nhân e ngại khám phụ khoa, hoặc đi khám lúc bệnh đã nặng. Cá biệt, nhiều chị em khi mắc bệnh tự tìm hiểu qua mạng hoặc hỏi người xung quanh, rồi tự mua thuốc điều trị khiến bệnh tái phát nhiều lần.

Trao đổi với chúng tôi, chị Chu Thị Xuân Hảo - Trưởng ban Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên - cho biết từ năm 2015, thực hiện mô hình “Sức khỏe của bạn” do Tổng LĐLĐVN hướng dẫn, LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các cấp CĐ đẩy mạnh việc chăm sóc sức khỏe cho CNLĐ nam và nữ trong các đơn vị, DN, đặc biệt chú trọng chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) cho lao động nữ. Các cấp CĐ đã đưa nội dung CSSKSS vào kế hoạch hoạt động hằng năm của mỗi đơn vị, DN.

LĐLĐ tỉnh đã tổ chức mô hình điểm tại một số đơn vị như: CĐ các KCN, Cty Shints Phú Lương, Cty May xuất khẩu Shil-han. Riêng tại Cty Samsung Thái Nguyên, LĐLĐ tỉnh phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên (thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên) tổ chức các chương trình theo tháng, với những nội dung như: Tổ chức truyền thông, khám phụ khoa, tư vấn về sức khỏe sinh sản, các biện pháp phòng tránh thai thu hút nhiều CNLĐ tham gia.

Thống kê từ các đợt thăm khám cho thấy, CNLĐ nữ bị mắc bệnh phụ khoa chiếm 86% trên tổng số những người đến khám. Sau khi triển khai mô hình “Sức khỏe của bạn” tại các đơn vị, đặc biệt đối với đơn vị, DN đông lao động nữ, công tác truyền thông, tư vấn về CSSKSS được DN quan tâm nhiều hơn. Trong đó, CNLĐ, đặc biệt lao động nữ ngoài được khám định kỳ, còn được khám chuyên khoa miễn phí, xét nghiệm ung thư cổ tử cung; được tuyên truyền về nuôi con bằng sữa mẹ, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe khi mang bầu.

Chị Trần Thu Phương - Phó Chủ tịch CĐ các KCN-CX Hà Nội:

Nữ CNLĐ trong các KCN-CX Hà Nội hiện nay đang thiếu và cần nhiều thứ. Trong đó, điều cần nhất của các chị em là được tăng thu nhập để cải thiện đời sống bản thân và gia đình. Tình trạng chung của các nữ CNLĐ là thiếu nhà ở, thiếu thông tin, thiếu nơi vui chơi, giải trí, thiếu nhà trẻ gửi con, thiếu trạm y tế, các công trình phúc lợi để phục vụ nhu cầu ăn ở, sinh hoạt, học tập, chăm sóc sức khỏe. Để phòng ngừa, ngăn chặn hiện tượng nữ CNLĐ bị quấy rối tình dục, các cấp CĐ trong KCN-CX Hà Nội luôn chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền trong CNVCLĐ để nâng cao nhận thức về thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, đề phòng bị quấy rối tình dục; phối hợp với công an trên địa bàn đảm bảo an toàn cho CNLĐ ở các khu nhà trọ. CĐ các KCN-CX Hà Nội đã phối hợp phát 5.000 bao caosu và 3.000 vỉ thuốc tránh thai; kêu gọi CNVCLĐ thực hiện lối sống văn minh, lành mạnh.

Đến “Hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững”

Trong thời gian qua, LĐLĐ tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo thành lập mô hình điểm Câu lạc bộ “Hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững” tại 2 đơn vị là TP.Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ. Định kỳ 3 tháng sinh hoạt 1 lần, với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn như mời chuyên gia nói chuyện, tư vấn trực tiếp những vấn đề thực tiễn của địa phương, đơn vị và nhu cầu thiết thực của thành viên Câu lạc bộ.

Chị Hà Thị Tư Hậu - thành viên Câu lạc bộ tại thị xã Nghĩa Lộ - cho biết: “Tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ được tư vấn về các chủ đề bệnh lây truyền qua đường tình dục, tư vấn tiền hôn nhân, chăm sóc mẹ và trẻ sơ sinh. Qua đó, chúng tôi được nâng cao nhận thức cũng như kỹ năng để làm một người vợ, người mẹ hoàn hảo hơn”. Còn với chị Bùi Thị Hòa (CĐCS Cty Cổ phần Môi trường đô thị thị xã Nghĩa Lộ) - người mới xây dựng gia đình, thông qua nội dung hoạt động của Câu lạc bộ chị được giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng chăm sóc sức khỏe, kỹ năng giữ gìn hạnh phúc gia đình và phụng dưỡng người cao tuổi. Cũng nói về những điều Câu lạc bộ đem lại, ông Cao Duy Huân (CĐCS phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ) chia sẻ: “Với tôi là cán bộ già, sắp về hưu nhưng từ khi được tham gia Câu lạc bộ, tôi đã biết quan tâm tới vợ con nhiều hơn, chăm sóc bà xã nhiều hơn và cũng yêu vợ hơn. Tôi mong CĐ nhân rộng mô hình, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho đoàn viên, CNVCLĐ để tập hợp CNLĐ, tuyên truyền về giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống, văn hóa tốt đẹp của gia đình Việt Nam”.

Tính đến hết năm 2017 đã có 71.130 ban nữ công quần chúng được thành lập, tăng 16.495 ban nữ công quần chúng so với đầu nhiệm kỳ 2013-2018. Các cấp CĐ đã dành nhiều sự quan tâm về hoạt động nữ công, về công tác cán bộ nữ, theo đó tỉ lệ nữ tham gia Ban Chấp hành CĐ các cấp so với nhiệm kỳ trước đã được nâng lên. CĐ và Hội Phụ nữ từ Trung ương đến địa phương đã ký kết và phối hợp thực hiện công tác vận động nữ CNVCLĐ. Các hoạt động chăm lo lợi ích hợp pháp chính đáng của lao động nữ và công tác dân số, gia đình, trẻ em đạt nhiều kết quả. Đại hội XII CĐVN cũng đề ra: “Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp CĐ trong tiến trình thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và đổi mới hoạt động nữ công, trọng tâm là các CĐCS ngoài khu vực nhà nước, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc giải quyết một số nhu cầu bức thiết của lao động nữ, phát huy vai trò lao động nữ tham gia phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới và xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Lao động nữ nghỉ hưu giai đoạn 2018 - 2021 có thể được điều chỉnh tăng lương hưu

THU VŨ |

Bộ LĐTBXH đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định về việc điều chỉnh lương hưu đối với số lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2021. 

Lao động nữ trực tiếp trước đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: Chân yếu tay mềm làm sao nổi?

QUẾ CHI - NGUYỄN NGA |

Hiện nay, do điều kiện làm việc vất vả, khó khăn, bị vắt kiệt sức lực nên nhiều lao động (LĐ) nữ sản xuất trực tiếp đến độ tuổi 40-45 đã “mắt mờ, chân chậm”, không kham nổi, phải nghỉ việc. 

Việc làm cho lao động nữ khu vực nông thôn: Nhiều thách thức

Quỳnh Chi |

Theo Tổng cục Thống kê, tại vùng nông thôn, tỉ lệ phụ nữ làm việc trong ngành nông nghiệp là 63,4%. Dù đang đóng góp một phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế nhưng lao động nữ vùng nông thôn vẫn đối diện nhiều thách thức trước mục tiêu tìm việc làm bền vững.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Lao động nữ nghỉ hưu giai đoạn 2018 - 2021 có thể được điều chỉnh tăng lương hưu

THU VŨ |

Bộ LĐTBXH đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định về việc điều chỉnh lương hưu đối với số lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2021. 

Lao động nữ trực tiếp trước đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: Chân yếu tay mềm làm sao nổi?

QUẾ CHI - NGUYỄN NGA |

Hiện nay, do điều kiện làm việc vất vả, khó khăn, bị vắt kiệt sức lực nên nhiều lao động (LĐ) nữ sản xuất trực tiếp đến độ tuổi 40-45 đã “mắt mờ, chân chậm”, không kham nổi, phải nghỉ việc. 

Việc làm cho lao động nữ khu vực nông thôn: Nhiều thách thức

Quỳnh Chi |

Theo Tổng cục Thống kê, tại vùng nông thôn, tỉ lệ phụ nữ làm việc trong ngành nông nghiệp là 63,4%. Dù đang đóng góp một phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế nhưng lao động nữ vùng nông thôn vẫn đối diện nhiều thách thức trước mục tiêu tìm việc làm bền vững.