Đẩy NLĐ ra đường, có thật Công ty Hiệp Hòa không còn tài sản để trả nợ?

Kỳ Quan |

Long An - Hàng trăm người lao động (NLĐ) bỗng chốc bị đẩy ra đường, không được chủ doanh nghiệp (DN) trả trợ cấp thôi việc với lý do DN không còn tài sản (bài “Hơn 6 năm đòi quyền lợi chính đáng, hàng trăm NLĐ vẫn trắng tay” trên Lao Động ngày 23.7.2022). Có thật DN không còn tài sản để trả nợ cho NLĐ?

Từ “mất hồ sơ” cho tới “hết tài sản”

Đầu năm 2016, Công ty CP Mía đường Hiệp Hòa (gọi tắt Công ty Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) ngưng hoạt động. Hơn 300 NLĐ bỗng chốc bị đẩy ra đường mà không có quyết định cho thôi việc, vì vậy họ không thể nhận được trợ cấp nghỉ việc và trợ cấp thất nghiệp mà lẽ ra họ được hưởng.

Giải thích về việc này, trong công văn ký ngày 2.5.2019 gửi lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng tỉnh Long An, ông Kumar Mohan - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Hiệp Hòa cho rằng: Công ty Hiệp Hòa bị niêm phong trụ sở và toàn bộ tài sản để kê biên đưa ra đấu giá. Sau khi đấu giá xong thì bàn giao toàn bộ trụ sở và tài sản cho bên trúng thầu, nên công ty không thể tiếp cận hồ sơ lưu trữ, chứng từ, sổ sách để giải quyết các chế độ cho NLĐ.

Ngày 12.7.2019, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An thời điểm đó - ông Nguyễn Văn Út (nay là Chủ tịch UBND tỉnh) - đã chỉ đạo: Giao các sở, ngành, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao khẩn trương rà soát, giải quyết tất cả chế độ cho NLĐ của Công ty Hiệp Hòa mà họ được hưởng, nhưng phải bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật.

Không chỉ nợ NLĐ, CTy Hiệp Hòa còn nợ nhiều nông dân trồng mía. Ảnh: L.Đ
Không chỉ nợ NLĐ, Công ty Hiệp Hòa còn nợ nhiều nông dân trồng mía. Ảnh: L.Đ

Tuy nhiên, sau khi được tiếp cận hồ sơ lưu trữ của mình, Công ty Hiệp Hòa vẫn không chịu ra các quyết định cho NLĐ thôi việc cũng như trả chế độ thôi việc.

Với sự trợ giúp của tổ chức Công đoàn, gần 300 NLĐ đã kiện ra tòa đòi công ty phải trả tiền trợ cấp thôi việc. Theo Sở LĐTBXH Long An, tính đến tháng 5.2022, TAND huyện Đức Hòa đã thụ lý và giải quyết 275 vụ “Đòi tiền trợ cấp thôi việc” của 287 NLĐ. Tòa án buộc Công ty Hiệp Hòa thanh toán tiền trợ cấp thôi việc cho NLĐ tổng cộng hàng tỉ đồng. Trong đó, người được trả nhiều nhất là trên 50 triệu đồng. Tuy nhiên, đến nay bản án vẫn chưa được thi hành vì Công ty Hiệp Hòa không có tài sản để thi hành án.

Có thật Công ty Hiệp Hòa “không còn tài sản”?

Mới đây, bà N.T.T.T, một NLĐ trong Công ty Hiệp Hòa đã gửi đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng tỉnh Long An về việc ông Kumar Mohan (người đại diện Công ty Hiệp Hòa) trong khi còn nợ chế độ NLĐ trong công ty hàng tỉ đồng, đã “hào phóng” trả tiền “nợ lương” cho 1 người không làm việc trong công ty số tiền lên đến 186 triệu đồng.

Theo xác minh của cơ quan chức năng, ông Mumar Mohan đã ra quyết định “Chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ)” với bà C.T.T.L mặc dù bà L. không làm việc trong công ty. Từ quyết định chấm dứt HĐLĐ này, bà L. đã kiện đòi tiền “nợ lương” và đã được ông Kumar Mohan đồng ý trả cho bà L. số tiền 186 triệu đồng.

Đây là trường hợp hiếm hoi được Công ty Hiệp Hòa ra quyết định chấm dứt HĐLĐ và “trả nợ” mặc dù bà L. không có HĐLĐ với công ty, không có tên trong bảng lương, không đóng BHXH. Trong khi hàng trăm NLĐ khác có HĐLĐ đầy đủ lại không được Công ty Hiệp Hòa trả tiền trợ cấp nghỉ việc dù đã có bản án của tòa.

Cũng theo đơn tố cáo của bà T., ngoài phần tài sản đã bị kê biên và tổ chức đấu giá để trả nợ cho ngân hàng, hiện Công ty Hiệp Hòa còn sở hữu nhiều lô đất có giá trị nhiều tỉ đồng. Nếu đem bán một phần trong số đó, Công ty Hiệp Hòa cũng dư tiền trả trợ cấp thôi việc cho hơn 300 NLĐ mà công ty nợ dai dẳng nhiều năm qua.

Trong khi đó, một cán bộ tỉnh Long An có theo dõi vụ việc cho biết: Nợ nần của Công ty Hiệp Hòa khá phức tạp, không chỉ nợ ngân hàng, nợ NLĐ, mà còn nợ người nông dân trồng mía và các đơn vị khác.

Ông H. - một NLĐ đang bị Công ty Hiệp Hòa nợ tiền chế độ hàng chục triệu đồng - bức xúc nói: “Chúng tôi biết công ty gặp khó khăn, nhưng NLĐ chúng tôi càng khó khăn hơn khi bất ngờ bị đẩy ra đường, phải theo đuổi thưa kiện nhiều năm qua mà không biết tới đâu. Tôi đề nghị cơ quan có thẩm quyền công khai cho NLĐ biết công ty nợ bao nhiêu, nợ ai, đã trả được bao nhiêu, còn bao nhiêu tài sản, khả năng trả tiếp thế nào…? Nếu NLĐ chúng tôi thấy không còn cơ hội đòi được nợ thì thà bỏ cho rồi để không tiếp tục tốn công vô ích!”.

Kỳ Quan
TIN LIÊN QUAN

Hơn 6 năm đòi quyền lợi chính đáng, hàng trăm người lao động vẫn trắng tay

Kỳ Quan |

Long An - Đầu năm 2016, Công ty cổ phần Mía đường Hiệp Hòa (gọi tắt Công ty Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) ngưng hoạt động. Hơn 300 người lao động không chỉ rơi vào cảnh mất việc làm mà còn bị nợ lương, nợ bảo hiểm và các chế độ khác. Sau hơn 6 năm theo đuổi, người lao động đã được trả tiền nợ lương, nợ BHXH, tuy nhiên hàng tỉ đồng tiền trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp thì người lao động có nguy cơ mất trắng.

Còn nhiều “bất cập”, người lao động lĩnh đủ!

KỲ QUAN |

Long An là một trong những tỉnh có số nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (gọi chung BHXH) cao nhất vùng Tây Nam Bộ. Long An cũng là tỉnh đi đầu khởi kiện doanh nghiệp (DN) nợ BHXH, chuyển cơ quan Công an đề nghị xử lý hình sự hành vi trốn đóng BHXH… Thế nhưng, sau tất cả những động thái ấy, người lao động (NLĐ) vẫn phải gánh chịu tất cả hậu quả do nợ BHXH kéo dài.

Hơn 300 NLĐ bị nợ bảo hiểm 3,7 tỉ đồng, LĐLĐ tỉnh Long An khởi kiện doanh nghiệp

KỲ QUAN |

Lần đầu tiên, LĐLĐ tỉnh Long An đứng đơn khởi kiện 1 doanh nghiệp (DN) nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo ủy quyền của công đoàn cơ sở (CĐCS) và người lao động (NLĐ) tại DN đó. Tuy nhiên, vì việc khởi kiện quá muộn, nên khả năng bảo vệ được quyền lợi chính đáng cho NLĐ không cao.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Hơn 6 năm đòi quyền lợi chính đáng, hàng trăm người lao động vẫn trắng tay

Kỳ Quan |

Long An - Đầu năm 2016, Công ty cổ phần Mía đường Hiệp Hòa (gọi tắt Công ty Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) ngưng hoạt động. Hơn 300 người lao động không chỉ rơi vào cảnh mất việc làm mà còn bị nợ lương, nợ bảo hiểm và các chế độ khác. Sau hơn 6 năm theo đuổi, người lao động đã được trả tiền nợ lương, nợ BHXH, tuy nhiên hàng tỉ đồng tiền trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp thì người lao động có nguy cơ mất trắng.

Còn nhiều “bất cập”, người lao động lĩnh đủ!

KỲ QUAN |

Long An là một trong những tỉnh có số nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (gọi chung BHXH) cao nhất vùng Tây Nam Bộ. Long An cũng là tỉnh đi đầu khởi kiện doanh nghiệp (DN) nợ BHXH, chuyển cơ quan Công an đề nghị xử lý hình sự hành vi trốn đóng BHXH… Thế nhưng, sau tất cả những động thái ấy, người lao động (NLĐ) vẫn phải gánh chịu tất cả hậu quả do nợ BHXH kéo dài.

Hơn 300 NLĐ bị nợ bảo hiểm 3,7 tỉ đồng, LĐLĐ tỉnh Long An khởi kiện doanh nghiệp

KỲ QUAN |

Lần đầu tiên, LĐLĐ tỉnh Long An đứng đơn khởi kiện 1 doanh nghiệp (DN) nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo ủy quyền của công đoàn cơ sở (CĐCS) và người lao động (NLĐ) tại DN đó. Tuy nhiên, vì việc khởi kiện quá muộn, nên khả năng bảo vệ được quyền lợi chính đáng cho NLĐ không cao.