Đa dạng phương thức tạo công ăn việc làm cho người lao động ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn đang cần tuyển dụng một lượng lớn công nhân lao động, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đã và đang triển khai nhiều phương thức tuyển dụng, giới thiệu việc làm cho người lao động trên địa bàn tiếp cận, nộp hồ sơ xin việc.

Ngày 5.5, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Quang Thuân - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk nhận định: "Dự báo trong quý II/2024, nhu cầu tuyển dụng việc làm của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cao hơn 3 tháng đầu năm. Một số doanh nghiệp trên địa bàn có nhu cầu tuyển dụng số công nhân lên đến hơn 1.000 người. Tuy nhiên, có một thực tế, người lao động trên địa bàn còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu lớn của các doanh nghiệp.

Một bộ phận người lao động đang làm các công việc thời vụ liên quan đến nông sản, chủ động được thời gian, thu nhập khá ổn định. Ngoài ra, tình hình hiện nay người lao động có xu hướng đòi hỏi cao hơn về công việc, môi trường phải thoải mái thân thiện, mức đãi ngộ lương thưởng phải tương xứng với sức lực bỏ ra... Đó là một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp trên địa bàn khó tìm ra công nhân trong giai đoạn hiện nay".

Trở về Đắk Lắk từ TPHCM, chị N.T.T (phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột) là một công nhân may mặc lành nghề đã xin hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nhưng song song với đó, chị T lại tiếp tục xin đi tưới tiêu, chăm sóc cho 4ha cà phê của bà con ở cách nhà 15km, mỗi tháng thu nhập được 9 triệu đồng, bao cả ăn uống. Với mức thu nhập như vậy, chị T vẫn chưa mặn mà việc đi xin việc làm mới.

Chị T cho rằng: "Chỉ khi nào tìm được công việc với mức lương tương xứng với tay nghề, thu nhập ổn định, môi trường thân thiện thì mới nộp hồ sơ. Bởi với công việc tay ngang thời vụ như hiện nay dư sức nuôi con và trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày".

Theo Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk, để tạo điều kiện hỗ trợ tuyển dụng cho doanh nghiệp cũng như tạo thêm việc làm cho công nhân trên địa bàn, cơ quan chức năng của tỉnh sẽ tiếp tục tổ chức các ngày hội việc làm, lồng ghép các phương thức tuyên truyền, nâng cao hiểu biết cho người lao động ở các khu vực vùng sâu vùng xa.

Đơn cử, đầu tháng 5.2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với UBND TP Buôn Ma Thuột tổ chức Ngày hội việc làm 2024 với chủ đề “Kết nối việc làm - Định hướng Nghề nghiệp - Vững bước tương lai".

Sự kiện có 13 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh hơn 6.000 người. Trong đó, việc làm trong tỉnh 2.500 người, ngoài tỉnh 3.000 người, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng và du học tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Đức… hơn 1.000 người và tuyển sinh hơn 200 học viên học các ngành, nghề chăm sóc da, trang điểm thẩm mỹ, kỹ thuật nấu ăn, học tiếng Hàn…

Đây còn là dịp kết nối giữa người lao động với các doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, mang đến những cơ hội việc làm, học nghề cho người lao động. Đồng thời cung cấp những thông tin thiết thực về chính sách lao động việc làm, nghề nghiệp, từ đó người lao động sẽ tìm kiếm được việc làm phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường; các doanh nghiệp, đơn vị sẽ tuyển dụng được nhân sự đáp ứng nhu cầu công việc.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Mục tiêu tạo ra hơn 3 vạn việc làm cho người lao động ở Đắk Lắk có khả thi?

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Trong 9 tháng còn lại của năm 2024, cơ quan chức năng đặt mục tiêu giải quyết cho hơn 30.000 người lao động ở địa bàn có công ăn việc làm mới.

Cuộc sống thương hồ của người lao động nhập cư ở TPHCM những ngày nắng nóng

Minh Tâm - Như Quỳnh |

TPHCM - Lấy ghe làm nhà, nhiều năm nay, tuyến đường Trần Xuân Soạn dọc Kênh Tẻ (Quận 7, TPHCM) là nơi tập trung của hàng chục lao động nhập cư từ miền Tây lên sống và mưu sinh.

Đảm bảo việc làm cho người lao động trước ảnh hưởng biến đổi khí hậu

Phong Linh |

Ngày 17.4, tại UBND TP Cần Thơ, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè tiếp và làm việc với các Phó Đại sứ nhóm G4 (gồm 4 nước Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sĩ) đến tìm hiểu thông tin liên quan đến các vấn đề nước của sông Mekong, tình hình sạt lở, biến đổi khí hậu.

Petrolimex: Nợ vay tăng mạnh, dòng tiền âm nghìn tỉ

Lục Giang |

Nợ vay ngắn hạn tại Petrolimex những năm qua biến động theo xu hướng tăng, lên tới 19.135 tỉ đồng năm 2023, tăng 41% so với năm trước. Trong quý I/2024, tiền mặt của doanh nghiệp “bốc hơi” 12%, dòng tiền kinh doanh ghi nhận âm 1.398 tỉ đồng.

Hóa đơn tiền điện tăng gấp đôi

Cường Ngô |

Nắng nóng khiến tiền điện tháng 4 của nhiều hộ dân ở Hà Nội tăng 20-50% so với tháng 3 và gấp đôi các tháng trước đó.

Nghịch lý giá vàng thế giới và giá vàng trong nước

Khánh Minh |

Dự báo giá vàng thế giới giảm trong tuần này, trong khi giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh.

Khách đến sân bay Điện Biên dịp đại lễ tăng gấp 5 lần

Ý Yên |

Dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7.5.1954-7.5.2024), Cảng hàng không Điện Biên đón lượng khách tăng gấp 5 lần so với ngày thường.

Người dân Tây Bình, Bình Định kéo nhau ra chặn xe vì bụi, tiếng ồn bao trùm

Hoài Phương |

Bình Định - Bức xúc cảnh xe ben "tra tấn" bằng bụi lẫn tiếng ồn, nhiều người dân xã Tây Bình (huyện Tây Sơn) đã nhiều lần kéo ra chặn xe, gây cản trở giao thông. Thế nhưng, chính quyền địa phương xã lại không hề hay biết, dù chỉ cách nơi diễn ra sự việc khoảng vài trăm mét.

Mục tiêu tạo ra hơn 3 vạn việc làm cho người lao động ở Đắk Lắk có khả thi?

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Trong 9 tháng còn lại của năm 2024, cơ quan chức năng đặt mục tiêu giải quyết cho hơn 30.000 người lao động ở địa bàn có công ăn việc làm mới.

Cuộc sống thương hồ của người lao động nhập cư ở TPHCM những ngày nắng nóng

Minh Tâm - Như Quỳnh |

TPHCM - Lấy ghe làm nhà, nhiều năm nay, tuyến đường Trần Xuân Soạn dọc Kênh Tẻ (Quận 7, TPHCM) là nơi tập trung của hàng chục lao động nhập cư từ miền Tây lên sống và mưu sinh.

Đảm bảo việc làm cho người lao động trước ảnh hưởng biến đổi khí hậu

Phong Linh |

Ngày 17.4, tại UBND TP Cần Thơ, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè tiếp và làm việc với các Phó Đại sứ nhóm G4 (gồm 4 nước Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sĩ) đến tìm hiểu thông tin liên quan đến các vấn đề nước của sông Mekong, tình hình sạt lở, biến đổi khí hậu.