Việt Nam coi trọng hợp tác với quốc tế ứng phó biến đổi khí hậu

Song Minh |

Việt Nam rất coi trọng sự hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế trong nỗ lực chung nhằm ứng phó các thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu. Trong khi đó, tiến trình tại Tòa án Công lý quốc tế cũng cho thấy, sự coi trọng của cộng đồng quốc tế đối với các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế.

Trong các ngày 16-17.3.2024, Bộ Ngoại giao phối hợp cùng Chính phủ Cộng hòa Vanuatu tổ chức Hội thảo Các vấn đề pháp lý, kỹ thuật về Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) về biến đổi khí hậu, trên cơ sở Nghị quyết 77/276 ngày 29.3.2023 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Việt Nam và Vanuatu là hai trong số 18 quốc gia thuộc nhóm nòng cốt thúc đẩy Nghị quyết này. Theo quy định của ICJ, các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc có thời hạn tới 22.3.2024 để tham gia ý kiến, trước khi Tòa chính thức đưa ra ý kiến của mình vào năm 2025.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết, đặc điểm địa lý đặc thù với vùng bờ biển rộng lớn khiến Việt Nam đặc biệt dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu, trong đó vịnh Hạ Long, Di sản thiên nhiên thế giới - cũng là địa điểm tổ chức hội thảo - không phải ngoại lệ. Bởi vậy, Việt Nam rất coi trọng sự hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế trong nỗ lực chung nhằm ứng phó các thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu.

“Nghị quyết của Đại hội đồng thừa nhận biến đổi khí hậu gây ra tác động khác nhau với mỗi quốc gia, vì thế gánh nặng cũng như trách nhiệm ứng phó phải được san sẻ công bằng, bình đẳng. Việc tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của ICJ là cơ hội to lớn cho các nước đang phát triển tham gia nỗ lực toàn cầu ứng phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy quyền của các nước dễ bị tổn thương và định hình sự phát triển của luật môi trường quốc tế” - Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ cho biết.

Theo ông Arnold Kiel Loughman, Bộ trưởng Tư pháp Vanuatu, các thách thức từ biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng, các hình thái thời tiết cực đoan, ô nhiễm biển, đa dạng sinh học suy thoái đang đe dọa cuộc sống, nền văn hóa và thậm chí sự tồn tại của nhiều dân tộc.

Đại diện các nước tham dự hội thảo đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam và Vanuatu tổ chức sự kiện, tạo cơ hội để chuyên gia pháp lý các quốc gia trong khu vực và quốc tế thảo luận một cách thẳng thắn, thực chất, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hoàn thiện các bản đệ trình dự kiến gửi tới ICJ.

“Lập trường đoàn kết, nhất quán của các nước đang phát triển về chủ đề biến đổi khí hậu có ý nghĩa to lớn, bảo đảm các khía cạnh quan trọng nhất về trách nhiệm của các quốc gia trong ứng phó biến đổi khí hậu được xem xét, qua đó tôi hy vọng sẽ giúp ICJ đưa ra ý kiến tư vấn với tác động pháp lý mạnh mẽ” - bà Myrna Agno-Canuto, đại diện Bộ Tư pháp Philippines, cho biết.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc - cho biết, khoảng 80 quốc gia đã nộp bản đệ trình để chính thức tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của ICJ tới thời điểm hiện tại. Con số này biến thủ tục ý kiến tư vấn về biến đổi khí hậu trở thành vụ việc có quy mô lớn nhất mà ICJ từng xử lý, đồng thời cho thấy vai trò quan trọng mà ý kiến của ICJ mang lại trong vấn đề biến đổi khí hậu.

“Việc tích cực thúc đẩy và tham gia thủ tục ý kiến tư vấn tại ICJ thể hiện rõ vai trò của Việt Nam với tư cách thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, thu hút sự ủng hộ của các nước đang phát triển. Tiến trình tại ICJ cũng cho thấy sự coi trọng của cộng đồng quốc tế đối với vai trò, đóng góp của Việt Nam trong vấn đề biến đổi khí hậu, bao gồm các cam kết mạnh mẽ thời gian qua tại các diễn đàn quốc tế” - Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Net Zero - Giảm phát thải khí nhà kính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu

Nhóm PV |

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2021 (COP26), Việt Nam đã đưa ra cam kết Việt Nam phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Điều này thể hiện nỗ lực và trách nhiệm của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế chung tay giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Đó là lý do Báo Lao Động tổ chức toạ đàm trực tuyến với chủ đề: "Net Zero - Giảm thiểu phát thải khí nhà kính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu".

Áp dụng kiến thức khoa học về tầng ozone để xử lý biến đổi khí hậu

Minh Hạnh thực hiện |

Tại buổi giao lưu các chủ nhân Giải thưởng Vinfuture 2023, Giáo sư Susan Solomon (Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ) - chủ nhân của giải thưởng đặc biệt dành cho nhà khoa học nữ đã chia sẻ cùng PV Báo Lao Động những thuận lợi, khó khăn trong quá trình nghiên cứu khoa học.

Đà Nẵng thiệt hại hơn 10.000 tỉ đồng do thiên tai, biến đổi khí hậu trong 25 năm qua

Văn Trực |

Trong vòng 25 năm, thiên tai, biến đổi khí hậu đã gây thiệt hại kinh tế cho Đà Nẵng ước tính hơn 10.000 tỉ đồng.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Net Zero - Giảm phát thải khí nhà kính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu

Nhóm PV |

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2021 (COP26), Việt Nam đã đưa ra cam kết Việt Nam phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Điều này thể hiện nỗ lực và trách nhiệm của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế chung tay giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Đó là lý do Báo Lao Động tổ chức toạ đàm trực tuyến với chủ đề: "Net Zero - Giảm thiểu phát thải khí nhà kính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu".

Áp dụng kiến thức khoa học về tầng ozone để xử lý biến đổi khí hậu

Minh Hạnh thực hiện |

Tại buổi giao lưu các chủ nhân Giải thưởng Vinfuture 2023, Giáo sư Susan Solomon (Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ) - chủ nhân của giải thưởng đặc biệt dành cho nhà khoa học nữ đã chia sẻ cùng PV Báo Lao Động những thuận lợi, khó khăn trong quá trình nghiên cứu khoa học.

Đà Nẵng thiệt hại hơn 10.000 tỉ đồng do thiên tai, biến đổi khí hậu trong 25 năm qua

Văn Trực |

Trong vòng 25 năm, thiên tai, biến đổi khí hậu đã gây thiệt hại kinh tế cho Đà Nẵng ước tính hơn 10.000 tỉ đồng.