Công ty may Thanh Trì hứa sẽ trả dần trợ cấp thôi việc cho người lao động

Quế Chi - Anh Thư |

Liên quan đến vụ việc Công ty Cổ phần may Thanh Trì (huyện Thanh Trì, Hà Nội) sau nhiều năm vẫn chưa chi trả tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động, trao đổi với phóng viên ngày 12.12, ông Nguyễn Kim Hoàng – Giám đốc Công ty Cổ phần may Thanh Trì cho biết, Công ty đã có hướng giải quyết tới trường hợp của chị Bùi Thị Bích Hồng.

Theo đó, Công ty sẽ sắp xếp ưu tiên hỗ trợ chế độ trợ cấp thôi việc cho chị Hồng theo lộ trình: Tổng số tiền hỗ trợ chế độ trợ cấp thôi việc sẽ được chi trả dần trong vòng 36 tháng; chị Hồng sẽ lĩnh số tiền trợ cấp thôi việc hàng tháng tại Công ty kể từ 1.4.2020. Vẫn theo ông Hoàng, tổng số tiền hỗ trợ chế độ trợ cấp thôi việc sẽ được các phòng ban chuyên môn Công ty tính chính xác cho người lao động.

Còn đối trường hợp chị Đinh Thị Phụng, ông Hoàng cho biết, mặc dù Công ty đã nhận được đơn, nhưng Công ty giải quyết từng người một; hiện Công ty đang phải lo trả lương, thưởng cuối năm cho công nhân lao động vẫn đang làm việc tại Công ty. Vì vậy, phải thời điểm sau Tết Nguyên đán 2020 mới có thể giải quyết được trường hợp chị Phụng.

Ông Nguyễn Kim Hoàng nêu lên nhiều khó khăn hiện tại của Công ty: Các nhà cung cấp nguyên vật liệu liên tục gây sức ép đòi tiền, không cho ứng trước; bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên liên tục tăng kể từ năm 2016. Ngoài ra, vẫn theo ông Hoàng, hiện tại Công ty có gần 1/2 số lượng cán bộ công nhân viên đã đủ 20 năm công tác và đủ tuổi nghỉ hưu sớm. Hiện Công ty đang phải giải quyết chế độ cho hàng chục công nhân có đơn xin nghỉ hưu sớm, trong khi đó công tác tuyển dụng thu hút công nhân mới gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù đã động viên tinh thần anh em ở lại, tiếp tục cống hiến, nhưng nếu có bất kỳ biến động nào, khả năng nghỉ việc của họ là rất cao. Ngoài ra, cũng chưa có cơ chế thu hút số lượng lao động nghỉ hưu sớm này.

Ông Nguyễn Kim Hoàng – Giám đốc Cty cổ phần may Thanh Trì (trái) làm việc với phóng viên Báo Lao động.
Ông Nguyễn Kim Hoàng – Giám đốc Cty cổ phần may Thanh Trì (trái) làm việc với phóng viên Báo Lao động.

Cùng với đó, ông Hoàng cho biết thêm, số công nhân trẻ giảm sút nghiêm trọng: Năm 2016, số lượng toàn thể cán bộ công nhân viên có lúc lên tới 493 người, nhưng do các nhà máy liên tục được mở tại các địa phương, nên số công nhân trẻ quay trở về địa phương; đồng thờ, các nhà máy nhỏ lẻ xung quanh khu vực liên tục chiêu mộ bằng cách tăng lương, trốn đóng bảo hiểm… nên cũng hao hụt rất nhiều. Hiện tổng số lao động của Công ty chỉ còn gần 290 người. Ông Hoàng cũng cho biết, toàn bộ nhà xưởng của Công ty May Thanh Trì là đi thuê, nên luôn có áp lực tăng giá, tăng phí dịch vụ, nếu không ổn định sản xuất thì sẽ không có khả năng thanh toán các chi phí này…

Quế Chi - Anh Thư
TIN LIÊN QUAN

Thưởng Tết cho công nhân may tăng bao nhiêu so với năm ngoái?

Quế Chi |

Theo tổng hợp ban đầu của Công đoàn Dệt May Việt Nam, thưởng Tết năm 2020 sẽ cao hơn 10% so với năm trước.

Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội vào cuộc

Tất Thảo - Hoa Lê |

Liên quan đến vụ Cty Cổ phần May Thanh Trì chưa trả tiền trợ cấp thôi việc của người lao động (NLĐ) sau khi họ chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật, CĐ ngành Dệt May Hà Nội cho biết đang vào cuộc giải quyết. Trong khi đó, theo tìm hiểu của phóng viên, hai NLĐ có đơn có hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn, rất cần những khoản tiền trợ cấp thôi việc mà Cty chưa trả cho họ sau nhiều năm nay.

Nhiều năm chưa trả tiền trợ cấp thôi việc cho công nhân

Anh Thư - Quế Chi |

Mặc dù người lao động (NLĐ) đã chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật với Công ty Cổ phần May Thanh Trì (Cụm Công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội), nhưng sau nhiều năm, công ty này vẫn “phớt lờ”, chưa chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ theo đúng quy định của pháp luật. Trong khi đó, NLĐ có hoàn cảnh rất khó khăn, phải “chạy ngược, xuôi” rất nhiều lần để đòi quyền lợi chính đáng của mình.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Thưởng Tết cho công nhân may tăng bao nhiêu so với năm ngoái?

Quế Chi |

Theo tổng hợp ban đầu của Công đoàn Dệt May Việt Nam, thưởng Tết năm 2020 sẽ cao hơn 10% so với năm trước.

Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội vào cuộc

Tất Thảo - Hoa Lê |

Liên quan đến vụ Cty Cổ phần May Thanh Trì chưa trả tiền trợ cấp thôi việc của người lao động (NLĐ) sau khi họ chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật, CĐ ngành Dệt May Hà Nội cho biết đang vào cuộc giải quyết. Trong khi đó, theo tìm hiểu của phóng viên, hai NLĐ có đơn có hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn, rất cần những khoản tiền trợ cấp thôi việc mà Cty chưa trả cho họ sau nhiều năm nay.

Nhiều năm chưa trả tiền trợ cấp thôi việc cho công nhân

Anh Thư - Quế Chi |

Mặc dù người lao động (NLĐ) đã chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật với Công ty Cổ phần May Thanh Trì (Cụm Công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội), nhưng sau nhiều năm, công ty này vẫn “phớt lờ”, chưa chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ theo đúng quy định của pháp luật. Trong khi đó, NLĐ có hoàn cảnh rất khó khăn, phải “chạy ngược, xuôi” rất nhiều lần để đòi quyền lợi chính đáng của mình.