Công nhân thiếu thốn nhu cầu vui chơi, giải trí

Mạnh Cường |

6h35 phút ra khỏi nhà, 18h tối mới về, chị Nguyễn Thu Giang - công nhân may tại Nam Định chưa một ngày nào đưa - đón con đi học trọn vẹn. Sinh hoạt, học tập của con ban ngày tất cả phải nhờ ông bà nội và chồng hỗ trợ.

Theo quy định, 7h công ty bắt đầu vào làm nhưng công nhân phải đến trước 10 phút để họp kế hoạch và nhận việc. Vì thế, sáng nào cũng vậy, chậm nhất 6h35 chị Giang đã phải dắt xe ra khỏi nhà.

“Trường mầm non con tôi học mùa hè 6h45, mùa đông 7h mới đón trẻ nên tôi không thể đưa con đi học sớm được. Việc ăn uống buổi sáng và đưa con đi học toàn phải nhờ đến ông bà nội và chồng” - chị Giang tâm sự.

Hiếm có thời gian đưa - đón con đi học, việc vui chơi, giải trí cũng trở nên xa xỉ với chị Giang. Đi làm cả tuần vất vả, chị chỉ mong đến chủ nhật để nghỉ ngơi, không có nhu cầu vui chơi.

Chị Giang chào con đi làm mỗi sáng (Ảnh: Mạnh Cường)
Chị Giang chào con đi làm mỗi sáng. Ảnh: Mạnh Cường.

Thu nhập hạn chế nên những chuyến đi chơi xa, tốn kém chị Giang cũng chỉ dám đi 1 lần/năm vào những lúc được nghỉ lễ dài ngày. Mỗi lần đi, chị lại tính toán khắt khe các khoản để không bị lãng phí quá nhiều.

“Cuộc sống công nhân khiến tôi cảm thấy đi làm chỉ để tồn tại, cứ lặp đi lặp lại trong khi sức khỏe ngày càng đi xuống. Nhiều lúc tôi muốn xin nghỉ để học nghề làm đẹp nhưng lại sợ công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh khiến tôi lo lắng” - chị Giang nói.

Đồng cảnh ngộ với chị Giang, công nhân may Trần Thanh Thảo (30 tuổi, Thanh Hoá) cũng phải chi ra mỗi tháng 700.000 đồng để thuê người đưa - đón 2 con đi học mỗi ngày. Mấy tháng nay ít việc phải về sớm nên buổi chiều chị đã tranh thủ vào đón con về, giảm chi phí xuống còn 400.000 đồng/tháng.

Tối về đến nhà, chị Thảo lại tranh thủ dạy con học, xem phim cùng gia đình. Thi thoảng sang nhà hàng xóm chơi hoặc đi thể dục, không mấy khi vào nhà hàng ăn uống như người khác. Phần vì tốn kém phần vì không có thời gian.

"Dù công ty ít việc, thu nhập giảm nhưng tôi lại có thời gian bên con. Không như trước đây, đi làm từ sáng sớm đến tối muộn, tôi không thể đứa đón con đi học mỗi ngày, nói gì đến việc sát sao với con" - chị Thảo cho hay.

Từ bỏ công việc tự do trên Hà Nội về quê, anh Nguyễn Đức Chinh (46 tuổi, Nam Định) công nhân mài đế giày cho biết: “Làm công nhân được cái lương ổn định nhưng cuộc sống mất dần niềm vui, ý nghĩa”

Mỗi tháng, anh Chinh làm luân phiên 2 tuần ngày, 2 tuần đêm. Những tuần đêm về đến nhà là tranh thủ tắm rửa, ăn cơm rồi lên giường ngủ đến 16h chiều mới dậy dọn dẹp, ăn uống tối lại đi làm, chẳng thể đi đâu.

Kể rõ hơn, anh Chinh cho biết, nếu làm ca ngày về đến nhà cũng đã 8h tối. Vệ sinh cơ thể, ăn uống xong là 9h. Lúc đó, mọi người ở quê đã đi nghỉ hết, muốn đến nhà người khác chơi cũng ngại, cuộc sống cứ lặp đi lặp lại như vậy từ ngày này qua tháng khác.

Làm công nhân rất khó xin nghỉ nên khi dòng họ hay người thân có giỗ chạp, gần như anh Chinh phải xin "khất". Lâu dần, khoảng cách giữa anh với mọi người cũng xa hơn.

Du lịch đối với gia đình nam công nhân là điều vô cùng xa xỉ bởi hàng tháng anh vẫn phải gửi tiền cho người con út đang học đại học.

Chia sẻ về thú vui giải trí sau mỗi ngày đi làm về mệt mỏi, anh Chinh giơ chiếc điện thoại lên và nói: “Nếu còn sớm thì gọi cho con cái hoặc bạn bè nhìn mặt nói chuyện, muộn rồi thì mở lên xem phim ngủ lúc nào cũng chẳng biết”.

Mạnh Cường
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp giày da ở Đồng Nai chi hàng tỉ đồng thưởng công nhân dịp lễ 2.9

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 28.8, đại diện công đoàn cơ sở các doanh nghiệp giày da có đông công nhân lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho biết, dịp lễ 2.9 sắp tới, công ty quyết định chi thưởng mỗi công nhân từ 100.000 – 500.000 đồng, tổng số tiền lên đến hàng tỉ đồng.

Giải bài toán chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động

Hoài Luân |

Chiều 29.8, chương trình tọa đàm với chủ đề "Làm thế nào để nâng cao đời sống tinh thần, văn hoá cho công nhân lao động?" diễn ra tại Trường quay của Báo Lao Động, số 6 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.

Tổng LĐLĐVN xây nhà cho công nhân thuê là hợp lý

Nam Dương - Đình Trọng |

Ý kiến của nhiều CNLĐ cho rằng, nếu Tổng LĐLĐVN làm chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân (CN) thuê là hợp lý và tốt cho người lao động (NLĐ).

Nhìn về điện ảnh Việt từ siêu phẩm “Oppenheimer”

Anh Tuấn |

Phim Oppenheimer khai thác đề tài cuộc đời nhà khoa học J. Robert Oppenheimer - “cha đẻ của bom nguyên tử”. Tác phẩm của đạo diễn Christopher Nolan đến nay có doanh thu đạt trên 777 triệu USD và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Công nhân chấp nhận sống trong phòng trọ giá rẻ

LƯƠNG HẠNH |

Dù phòng trọ lụp xụp, ẩm thấp và thiếu thốn đủ thứ, nhiều công nhân vẫn chấp nhận thuê với giá rẻ, chỉ 500.000 - 800.000 đồng/tháng. Những căn phòng có giá từ 1,5 - 1,8 triệu đồng/tháng thì chủ yếu là lao động tự do hoặc gia đình công nhân có con nhỏ, lựa chọn làm nơi trú ngụ.

Những cổ phiếu hiếm hoi vẫn còn rẻ trong rổ VN30

Đức Mạnh |

Từ đầu năm đến nay, 80% số cổ phiếu trên sàn tăng giá, trong khi có tới 54% số doanh nghiệp có lợi nhuận thua lỗ hoặc giảm lợi nhuận so với cùng kỳ.

“Ma trận” đá tảng, bê tông, biển cấm có như không ở KĐT Kim Văn – Kim Lũ

Đinh Thiện |

Nhiều người dân sống quanh chung cư Kim Văn - Kim Lũ (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, họ phải kéo đá tảng, bê tông và thậm chí là thùng rác để ngăn ôtô dừng đỗ trong khu vực sinh hoạt công cộng nhưng không mấy hiệu quả.

Cháy bên trong nhà hàng ở Hà Nội, nghi do nổ điện thoại đang sạc

Minh Hà |

Hà Nội - Một nhà hàng tại Khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ (quận Hoàng Mai) xảy ra cháy, khói đen bốc cao. Rất may không có thương vong về người.

Doanh nghiệp giày da ở Đồng Nai chi hàng tỉ đồng thưởng công nhân dịp lễ 2.9

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 28.8, đại diện công đoàn cơ sở các doanh nghiệp giày da có đông công nhân lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho biết, dịp lễ 2.9 sắp tới, công ty quyết định chi thưởng mỗi công nhân từ 100.000 – 500.000 đồng, tổng số tiền lên đến hàng tỉ đồng.

Giải bài toán chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động

Hoài Luân |

Chiều 29.8, chương trình tọa đàm với chủ đề "Làm thế nào để nâng cao đời sống tinh thần, văn hoá cho công nhân lao động?" diễn ra tại Trường quay của Báo Lao Động, số 6 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.

Tổng LĐLĐVN xây nhà cho công nhân thuê là hợp lý

Nam Dương - Đình Trọng |

Ý kiến của nhiều CNLĐ cho rằng, nếu Tổng LĐLĐVN làm chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân (CN) thuê là hợp lý và tốt cho người lao động (NLĐ).