Công đoàn chỉ thực sự phát huy vai trò khi quyền lợi của đoàn viên, người lao động được bảo vệ

Tống Đức Chiến |

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hòa Bình đạt nhiều hiệu quả trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Chăm lo đời sống cho người lao động

Trong giai đoạn 2017 - 2022, LĐLĐ tỉnh Hòa Bình đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình về chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động và đạt được nhiều kết quả đáng kể.

Công đoàn Hòa Bình thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo đời sống cho người lao động. Ảnh: LĐLĐ Hòa Bình
LĐLĐ tỉnh Hòa Bình thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo đời sống cho người lao động. Ảnh: LĐLĐ Hòa Bình

Theo thống kê của LĐLĐ tỉnh Hòa Bình, tính đến tháng 10.2023, toàn tỉnh có 66.678 công nhân, viên chức, lao động; tổng số đoàn viên công đoàn: 64.248 người, trong đó có 42.788 đoàn viên nữ. Tổng số công đoàn cơ sở 1.058 đơn vị (trong đó, khu vực hành chính Nhà nước là 824 đơn vị; khu vực sản xuất kinh doanh là 234 đơn vị).

Ông Nguyễn Đức Thuận - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh cho biết: "Việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động là một trong những chức năng cốt lõi. Trong những năm qua, công tác chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho người lao động tại tỉnh được đặc biệt quan tâm.

Hằng năm, công đoàn phối hợp với các doanh nghiệp chăm lo sức khỏe, đời sống cho người lao động như: khám sức khỏe, thực hiện chế độ nghỉ lễ, nghỉ tết cho người lao động...".

Các đoàn viên, người lao động được nhận quà dịp cuối năm. Ảnh: LĐLĐ Hòa Bình
Đoàn viên, người lao động được nhận quà dịp cuối năm. Ảnh: LĐLĐ Hòa Bình

Bên cạnh đó, nhiều chương trình phúc lợi cho người lao động đã được hưởng ứng tích cực và triển khai. Cụ thể, trong 5 năm qua, LĐLĐ tỉnh đã tiếp nhận sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị ủng hộ cho người lao động trên 3,9 tỉ đồng.

Hỗ trợ quà cho người lao động chịu thiệt hại do thiên tai, bão lũ. Ảnh: LĐLĐ Hòa Bình
Hỗ trợ quà cho người lao động chịu thiệt hại do thiên tai, bão lũ. Ảnh: LĐLĐ Hòa Bình

Ngoài ra, việc làm là vấn đề căn cốt để nâng cao chất lượng đời sống của người lao động. Trong nhiều năm, các cấp công đoàn tỉnh đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.

Cầu nối giữa người lao động và chủ sử dụng lao động

Cũng theo ông Thuận, trong giai đoạn 2017 - 2022, trên 98% đơn vị đã tổ chức hội nghị cán bộ công chức, viên chức; trên 70% doanh nghiệp tổ chức hội nghị người lao động. Chất lượng hội nghị được nâng lên, tập trung vào các nội dung xây dựng nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp...

Lễ ký kết các thỏa ước về quyền lợi cho người lao động. Ảnh: LĐLĐ Hòa Bình
Lễ ký kết các thỏa ước về quyền lợi cho người lao động. Ảnh: LĐLĐ Hòa Bình

Đến nay, số lao động tại doanh nghiệp có công đoàn cơ sở ký kết thỏa ước lao động tập thể có nội dung bữa ăn ca là 15.902 người. Đề xuất, thương lượng với người sử dụng lao động điều chỉnh tăng giá trị bữa ăn ca lên bằng và cao hơn 15.000đ/bữa ở 100% doanh nghiệp có đông công nhân lao động.

Ông Thuận cho rằng, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm tra an toàn vệ sinh lao động, góp phần cải thiện điều kiện làm việc, giảm thiểu tai nạn, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Kết hợp bồi dưỡng kiến thức, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp vững mạnh, có bản lĩnh và kiến trúc thức pháp luật.

Trong thời gian qua, hàng nghìn phóng sự, tin bài tuyên truyền được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang Thông tin điện tử Công đoàn Hòa Bình.

Các công nhân, viên chức tiêu biểu được tuyên dương, khen thưởng tại hội nghị. Ảnh: LĐLĐ Hòa Bình
Công nhân, viên chức tiêu biểu được tuyên dương, khen thưởng tại hội nghị. Ảnh: LĐLĐ Hòa Bình

Qua đó, LĐLĐ tỉnh tạo điều kiện giúp đoàn viên, người lao động nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật, đặc biệt là luật lao động, từ đó hạn chế việc vi phạm và các phát sinh về tranh chấp, khiếu kiện... trong các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Có thể khẳng định, vai trò của công đoàn chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi những quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động được bảo vệ.

Công đoàn cơ sở hỗ trợ người lao động trong công ty. Ảnh: LĐLĐ Hòa Bình
Hỗ trợ, chăm lo đời sống người lao động. Ảnh: LĐLĐ Hòa Bình

Theo lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Hoà Bình, để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, các cấp công đoàn cần liên tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động.

Đồng thời, tập trung tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Công đoàn các cấp; Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam.

Tống Đức Chiến
TIN LIÊN QUAN

Người lao động Hòa Bình đón chờ nhà máy vi mạch điện tử 200 triệu USD

Minh Nguyễn |

Người dân, người lao động ở tỉnh Hòa Bình đang rất mong chờ dự án đầu tư nhà máy sản xuất các loại vi mạch điện tử của Tập đoàn Meiko Nhật Bản, với số vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD.

Trao hơn 2.000 phần quà Tết đến người lao động Hòa Bình

Trần Trọng |

Tối 4.1, Công đoàn các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Hòa Bình tổ chức chương trình “Tết sum vầy – Xuân gắn kết” nhằm giúp đoàn viên, người lao động vơi đi khó khăn, có một cái Tết ấm no bên gia đình.

Tháo gỡ nỗi lo mất việc trước Tết của người lao động Hòa Bình

Trần Trọng |

Công nhân, người lao động tại các công ty, doanh nghiệp ở Hòa Bình đã xóa tan được nỗi lo "mất Tết" trong thời điểm nhiều đơn vị cắt giảm nhân sự do thiếu việc làm.

Giải pháp về sàn giao dịch vàng để vốn chết trong dân chảy vào nền kinh tế

Nhóm PV |

Theo ước tính từ Hiệp hội Kinh doanh vàng, đến nay người dân Việt Nam đang nắm giữ khoảng 400 tấn vàng. Tuy nhiên, quan niệm lâu đời coi đây là tài sản tích trữ cùng rào cản từ một số quy định của Nghị định 24 đã khiến lượng lớn kim loại quý này vẫn chôn chặt trong két. Trong khi đó, thay vì là “vốn chết” gây lãng phí, lượng vàng này có thể quy đổi để trở thành động lực cho sản xuất kinh doanh, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình người Việt sau động đất tại Nhật Bản

Thanh Hà |

Cho đến nay, chưa ghi nhận thông tin về thương vong của người Việt do trận động đất ở Nhật Bản. Nhiều công dân Việt Nam đã được chính quyền địa phương Nhật Bản hỗ trợ, sơ tán đến nơi tạm trú an toàn.

Người trúng đấu giá đất 4,28 tỉ đồng/m2 ở Hà Nội sẽ mất tiền cọc

Thu Giang |

Theo UBND huyện Mê Linh (Hà Nội), cá nhân trúng đấu giá thửa đất 102m2 với giá 4,28 tỉ đồng/m2, gấp 142 lần giá khởi điểm (nhưng sau đó lại xin rút cọc vì ghi nhầm) sẽ mất tiền cọc theo quy định.

Mỏi mòn chờ đợi thi hành án dân sự

TRÍ MINH |

Từ hàng loạt kiến nghị gửi tới cơ quan chức năng đến việc trải qua đủ các quy trình tố tụng, một người dân vẫn không thể nhận lại tiền của mình trong vụ việc tranh chấp đòi lại tài sản dù đã có quyết định của tòa án và cơ quan thi hành án dân sự.

Doanh nghiệp xây dựng chậm đóng bảo hiểm xã hội hơn 8 năm

Quang Dân |

Bảo hiểm xã hội Hà Nội vừa điểm tên nhiều doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có sự xuất hiện của loạt “ông lớn” ngành xây dựng.

Người lao động Hòa Bình đón chờ nhà máy vi mạch điện tử 200 triệu USD

Minh Nguyễn |

Người dân, người lao động ở tỉnh Hòa Bình đang rất mong chờ dự án đầu tư nhà máy sản xuất các loại vi mạch điện tử của Tập đoàn Meiko Nhật Bản, với số vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD.

Trao hơn 2.000 phần quà Tết đến người lao động Hòa Bình

Trần Trọng |

Tối 4.1, Công đoàn các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Hòa Bình tổ chức chương trình “Tết sum vầy – Xuân gắn kết” nhằm giúp đoàn viên, người lao động vơi đi khó khăn, có một cái Tết ấm no bên gia đình.

Tháo gỡ nỗi lo mất việc trước Tết của người lao động Hòa Bình

Trần Trọng |

Công nhân, người lao động tại các công ty, doanh nghiệp ở Hòa Bình đã xóa tan được nỗi lo "mất Tết" trong thời điểm nhiều đơn vị cắt giảm nhân sự do thiếu việc làm.