Chi tiết cách tính tiền lương làm thêm giờ

ANH THƯ |

Từ ngày 1.4.2022, khi Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 chính thức có hiệu, giới hạn thời gian làm thêm giờ của người lao động sẽ có nhiều thay đổi.

Theo đó, thời gian làm thêm giờ tối đa trong tháng tăng từ 40 giờ lên thành 60 giờ.

Lưu ý, chỉ áp dụng với trong trường hợp được sử dụng lao động làm thêm tối đa 300 giờ/năm.

Thời gian làm thêm giờ tối đa trong năm là 300 giờ được áp dụng chung cho tất cả các ngành nghề, công việc nhưng không áp dụng với các đối tượng: Người lao động từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi; Người lao động khuyết tật nhẹ suy giảm lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng; Người lao động làm việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm...

Hiện nay, tiền lương làm thêm giờ của người lao động đang được xác định theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, hướng dẫn chi tiết tại Điều 55 và Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Cụ thể, tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày được tính theo công thức:

 

Trong đó, tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được tính theo công thức sau: Tiền lương giờ thực trả của ngày bình thường bằng Tiền lương thực trả của công việc đang làm trong tháng/tuần/ngày chia cho Tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng/tuần/ngày.

Tiền lương thực trả của công việc đang làm không bao gồm lương làm thêm giờ, lương trả thêm khi làm việc ban đêm; lương của ngày lễ, Tết, nghỉ có lương; tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người thân kết hôn, sinh nhật, bệnh nghề nghiệp và hỗ trợ khác không liên quan đến thực hiện công việc/chức danh.

Mức 150% áp dụng khi làm thêm vào ngày thường. Mức 200% áp dụng khi làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần. Mức 300% áp dụng khi làm thêm vào ngày lễ, Tết, nghỉ có lương, chưa tính tiền lương của ngày nghỉ đó.

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính theo công thức:

 

Trong đó, tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường được xác định như trường hợp làm thêm giờ vào ban ngày.

Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:

Ngày bình thường, ít nhất 100% lương của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó; ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó.

Ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất 200% lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường. Ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ có lương, ít nhất 300% lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Có được làm thêm trên 300 giờ/năm?

thu phương |

Bạn đọc có email TrungkieuXX@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi nghe nói, từ tháng 4.2022, doanh nghiệp sẽ được tăng giờ làm thêm của người lao động. Xin hỏi, doanh nghiệp có được tăng giờ làm thêm trên 300 giờ/năm không?

Tăng lương tối thiểu để bảo đảm quyền lợi lâu dài cho người lao động

Nam Dương |

Hầu hết các doanh nghiệp chỉ đóng BHXH cho người lao động (NLĐ) dựa trên mức lương cơ bản, mà lương cơ bản lại chỉ cao hơn lương tối thiểu vùng (LTTV) một chút. Vì thế, nếu tăng LTTV, chính là bảo đảm quyền lợi về lâu dài cho NLĐ.

Huy động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của NLĐ, bị phạt như nào?

Quế Chi (T/H) |

Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Có được làm thêm trên 300 giờ/năm?

thu phương |

Bạn đọc có email TrungkieuXX@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi nghe nói, từ tháng 4.2022, doanh nghiệp sẽ được tăng giờ làm thêm của người lao động. Xin hỏi, doanh nghiệp có được tăng giờ làm thêm trên 300 giờ/năm không?

Tăng lương tối thiểu để bảo đảm quyền lợi lâu dài cho người lao động

Nam Dương |

Hầu hết các doanh nghiệp chỉ đóng BHXH cho người lao động (NLĐ) dựa trên mức lương cơ bản, mà lương cơ bản lại chỉ cao hơn lương tối thiểu vùng (LTTV) một chút. Vì thế, nếu tăng LTTV, chính là bảo đảm quyền lợi về lâu dài cho NLĐ.

Huy động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của NLĐ, bị phạt như nào?

Quế Chi (T/H) |

Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.