Tăng lương tối thiểu để bảo đảm quyền lợi lâu dài cho người lao động

Nam Dương |

Hầu hết các doanh nghiệp chỉ đóng BHXH cho người lao động (NLĐ) dựa trên mức lương cơ bản, mà lương cơ bản lại chỉ cao hơn lương tối thiểu vùng (LTTV) một chút. Vì thế, nếu tăng LTTV, chính là bảo đảm quyền lợi về lâu dài cho NLĐ.

Đóng BHXH trên tiền lương cơ bản

Tháng 2.2022 vừa qua, chị M.T.K.Q, một NLĐ đã làm cho Cty Nidec Việt Nam (Khu công nghệ cao, TPHCM) từ tháng 6.2018, nhận được tổng cộng 8,77 triệu đồng tiền lương. Trừ đi các khoản tiền tăng ca cộng với các loại phụ cấp nhà ở, xăng xe, nuôi con nhỏ, chuyên cần, thâm niên tổng cộng 3.425.000 đồng, tính ra tiền lương cơ bản của chị chỉ còn 5.345.000 đồng. Với mức lương cơ bản này, chị phải đóng BHXH (8%) với số tiền là 435.000 đồng, BHYT (1,5%) là 82.000 đồng, BHTN 54.500 đồng (các con số làm tròn).

Tương tự, chị P.T.T.H, công nhân Công ty Nissei Việt Nam (KCX Linh Trung 1, TPHCM), trong tháng 2.2022 nhận được 8.186.000 đồng tiền lương, trong đó có 2,91 triệu đồng tiền làm thêm giờ, kể cả làm thêm giờ ban đêm và các phụ cấp nhà ở, phụ cấp thay nghề, như vậy tiền lương cơ bản của chị chỉ có 5.276.000 đồng. Với mức lương cơ bản này, chị cũng được đóng BHXH, BHYT, BHTN (tổng cộng 10,5%) là 585.500 đồng, chứ không phải đóng trên tổng số tiền thu nhập.

Tại TPHCM hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động đều xây dựng cơ cấu tiền lương cơ bản trả cho NLĐ bằng tiền lương tối thiểu vùng (LTTV) cộng với 7% và có thêm một số khoản phụ cấp nhưng tối đa cũng không quá 6 triệu đồng/người/tháng. Để có thu nhập hằng tháng khoảng 8-9 triệu đồng, NLĐ phải tăng ca rất nhiều.

Bà Trần Thị Hồng Vân - Chủ tịch CĐ Công ty Nissei Việt Nam - cho biết, trong cơ cấu thu nhập thực tế của NLĐ hằng tháng, tiền làm thêm có thể chiếm từ 40-50%. Tương tự, ông Nguyễn Phước Đại - Chủ tịch CĐ Công ty Juki Việt Nam - cũng cho biết, tiền tăng ca của NLĐ có thể bằng 50% tổng thu nhập. Theo quy định hiện hành, thì tiền tăng ca này không được tính làm cơ sở để đóng BHXH. Do đó, trước mắt, thu nhập của NLĐ có thể tạm ổn, nhưng về lâu dài, khi nghỉ hưu, thì tiền lương hưu sẽ rất thấp. “Vì thế, tăng LTTV cũng chính là bảo vệ quyền lợi lâu dài của NLĐ”, ông Đại nói.

Lương hưu thấp sẽ là gánh nặng cho NLĐ và xã hội

Giám đốc Nhân sự một doanh nghiệp dệt may có khoảng 7.000 lao động tại TPHCM, phân tích tiền gia công cho các nhãn hiệu nước ngoài 10 năm qua không được tăng. Trong khi các giải pháp để nâng cao năng suất lao động của ngành may cũng đã đến giới hạn và các chi phí đầu vào đầu tăng nhiều lần. Do đó doanh nghiệp phải tính toán để hạn chế chi phí đầu vào, trong đó có việc giảm đóng BHXH, để doanh nghiệp có lãi.

Luật sư Nguyễn Hữu Học - Đoàn luật sư TPHCM - nhận xét, các doanh nghiệp hiện nay đều tìm hiểu rất kỹ quy định của pháp luật để giảm tối đa nguồn thu nhập phải đóng BHXH của NLĐ. Chẳng hạn, doanh nghiệp thường né tránh các khoản phụ cấp phải tính vào lương để đóng BHXH như: Phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động. Cùng với đó, doanh nghiệp lại đưa vào cơ cấu tiền lương các khoản phụ cấp như: Xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ. Vì đây là các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH theo quy định của pháp luật hiện nay. Chính vì thế, tiền lương khi NLĐ nghỉ hưu thường rất thấp.

Điều này phù hợp với thông tin từ BHXH TPHCM. Theo BHXH TPHCM, trong tháng 4.2022, có 214.624 người được nhận lương hưu. Trong đó có 32.358 người có mức lương hưu dưới 3 triệu đồng; 31.097 người có mức lương từ trên 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng; 44.935 người có mức lương từ trên 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng; có 34.794 người có mức lương từ trên 5 triệu đồng đến 6 triệu đồng.

Ông Nguyễn Quốc Thanh - Phó Giám đốc BHXH TPHCM - cho biết, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất chỉ đóng BHXH cho NLĐ bằng tiền lương cơ bản cao hơn so với LTTV một chút. Do đó, khi NLĐ đủ điều kiện nghỉ hưu thì sẽ có tiền lương hưu thấp, sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và có thể trở thành gánh nặng cho xã hội.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Người lao động thời bão giá: Được tăng lương vài trăm là mừng lắm rồi

Minh Hà |

Vật giá leo thang khiến cuộc sống của nhiều người rơi vào cảnh khó khăn hơn, đặc biệt đối với công nhân, người lao động. Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn về mức sống của người lao động trong thời kỳ "bão giá".

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng: Hài hoà quyền lợi người lao động và khả năng của doanh nghiệp

Anh Thư |

Hội đồng Tiền lương Quốc gia vừa có phiên họp thứ nhất bàn về vấn đề  lương tối thiểu vùng. Qua 2 năm “trì hoãn” do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đến nay cần xem xét lại việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang dự kiến các phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2022, song mức tăng sẽ phải đủ bù trượt giá trong những năm chưa tăng, kèm theo các yếu tố về tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Mong tăng lương để không bỏ phố về quê

Hà Anh Chiến |

Lương thấp, không đủ sống, trong khi giá cả tăng cao, vợ chồng nữ công nhân Nguyễn Hương Sen (Cty CP Taekwang Vina, Khu công nghiệp Biên Hoà 2, TP.Biên Hoà) đã phải dắt díu hai con nhỏ (3 tuổi và 5 tuổi) từ Đồng Nai về quê Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá để tìm kiếm việc làm mới gần nhà.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Người lao động thời bão giá: Được tăng lương vài trăm là mừng lắm rồi

Minh Hà |

Vật giá leo thang khiến cuộc sống của nhiều người rơi vào cảnh khó khăn hơn, đặc biệt đối với công nhân, người lao động. Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn về mức sống của người lao động trong thời kỳ "bão giá".

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng: Hài hoà quyền lợi người lao động và khả năng của doanh nghiệp

Anh Thư |

Hội đồng Tiền lương Quốc gia vừa có phiên họp thứ nhất bàn về vấn đề  lương tối thiểu vùng. Qua 2 năm “trì hoãn” do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đến nay cần xem xét lại việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang dự kiến các phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2022, song mức tăng sẽ phải đủ bù trượt giá trong những năm chưa tăng, kèm theo các yếu tố về tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Mong tăng lương để không bỏ phố về quê

Hà Anh Chiến |

Lương thấp, không đủ sống, trong khi giá cả tăng cao, vợ chồng nữ công nhân Nguyễn Hương Sen (Cty CP Taekwang Vina, Khu công nghiệp Biên Hoà 2, TP.Biên Hoà) đã phải dắt díu hai con nhỏ (3 tuổi và 5 tuổi) từ Đồng Nai về quê Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá để tìm kiếm việc làm mới gần nhà.