Những ngành nghề nào hiện được làm thêm giờ không quá 300 giờ/năm?

Quế Chi (T/H) |

Theo Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

a) Phải được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 1 năm, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.

Khoản 3 Điều 107 quy định: Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 1 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;

Bên cạnh đó, theo Điều 61 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP, ngoài các trường hợp trên, các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm:

1. Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn phát sinh từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.

2. Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.

3. Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần.

Theo Điều 62 của Nghị định, khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, người sử dụng lao động phải thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại các nơi sau: Nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm; nơi đặt trụ sở chính, nếu trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm. Việc thông báo phải được thực hiện chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.

Quế Chi (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Xem xét tăng số giờ làm thêm trong 1 tháng của người lao động

Phạm Đông |

Chiều 10.3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động.

Bỏ trần 40 giờ làm thêm mỗi tháng: Bỏ trần chỉ nên tạm thời, lâu dài phải tăng năng suất lao động

Đỗ Phương |

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất bỏ trần làm thêm 40 giờ mỗi tháng để đảm bảo cung ứng, phục hồi sản xuất sau đại dịch... Thời gian dự kiến điều chỉnh quy định về giờ làm thêm nêu trên được đề xuất có hiệu lực đến 31.12.2024. Theo quy định hiện hành, người (NLĐ) lao động có thể từ chối nếu không muốn làm thêm, song thực tế, CNLĐ bao giờ cũng yếu thế hơn trong việc đàm phán với người sử dụng lao động.

Xem xét điều chỉnh tăng giờ làm thêm: Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, sức khoẻ cho người lao động

Nhóm PV |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang đề xuất tăng giờ làm thêm vượt quy định trong tháng của người lao động đối với các doanh nghiệp. Ông Lê Đình Quảng - Phó ban Chính sách - Pháp luật (Tổng LĐLĐVN) - cho rằng, trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19, việc đề xuất tăng thời gian làm thêm là cần thiết để tháo gỡ khó khăn, đảm bảo hoạt động của DN, giúp chuỗi cung ứng không bị đứt gãy. Tuy nhiên việc tăng giờ làm thêm phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, chế độ đãi ngộ làm thêm giờ và sức khoẻ của người lao động.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Xem xét tăng số giờ làm thêm trong 1 tháng của người lao động

Phạm Đông |

Chiều 10.3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động.

Bỏ trần 40 giờ làm thêm mỗi tháng: Bỏ trần chỉ nên tạm thời, lâu dài phải tăng năng suất lao động

Đỗ Phương |

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất bỏ trần làm thêm 40 giờ mỗi tháng để đảm bảo cung ứng, phục hồi sản xuất sau đại dịch... Thời gian dự kiến điều chỉnh quy định về giờ làm thêm nêu trên được đề xuất có hiệu lực đến 31.12.2024. Theo quy định hiện hành, người (NLĐ) lao động có thể từ chối nếu không muốn làm thêm, song thực tế, CNLĐ bao giờ cũng yếu thế hơn trong việc đàm phán với người sử dụng lao động.

Xem xét điều chỉnh tăng giờ làm thêm: Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, sức khoẻ cho người lao động

Nhóm PV |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang đề xuất tăng giờ làm thêm vượt quy định trong tháng của người lao động đối với các doanh nghiệp. Ông Lê Đình Quảng - Phó ban Chính sách - Pháp luật (Tổng LĐLĐVN) - cho rằng, trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19, việc đề xuất tăng thời gian làm thêm là cần thiết để tháo gỡ khó khăn, đảm bảo hoạt động của DN, giúp chuỗi cung ứng không bị đứt gãy. Tuy nhiên việc tăng giờ làm thêm phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, chế độ đãi ngộ làm thêm giờ và sức khoẻ của người lao động.