Chấp nhận sống xa nhau

Quế Chi |

Vì mưu sinh, nhiều gia đình chấp nhận cảnh vợ hoặc chồng ở lại quê trông con để người còn lại lên thành phố làm công nhân. Nhiều gia đình cả 2 vợ chồng làm công nhân, con cái gửi cả ở quê cho ông bà nuôi trong thời gian dài.

Cách đây 5 năm, vợ chồng chị Lò Thị Mỹ Hạnh - công nhân một công ty điện tử thuộc tỉnh Bắc Ninh (đang thuê trọ tại thôn Nhuế, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) - quyết định một trong 2 người đi xa nhà làm công nhân. “Thời điểm đó, vợ chồng chúng tôi đều làm nông nghiệp gần như không có thu nhập. Con đầu ra đời khiến cuộc sống của chúng tôi càng thêm khó khăn” - chị Hạnh kể.

Sau khi tính toán, vợ chồng chị quyết định vợ đi làm xa, còn chồng tiếp tục ở quê Sơn La làm nông nghiệp. “Làm nông khá nặng nhọc nên cần sức khỏe của nam giới. Đi làm công nhân dù sao cũng đỡ vất vả hơn” - chị Hạnh lí giải.

Hiện mỗi ngày chị Hạnh phải đi ôtô đưa đón của công ty, mỗi chiều khoảng 50 km.  Trả lời câu hỏi sao không thuê trọ gần nơi làm việc, chị Hạnh cho biết, chị sống cùng 2 con nhỏ, nếu không có ai hỗ trợ - không biết xoay xở thế nào. Em gái chị Hạnh làm công nhân khu công nghiệp Thăng Long, thuê trọ tại thôn Nhuế, xã Kim Chung, nên chị cũng thuê gần nơi em gái ở. Mỗi khi chị bận làm, em gái có thể giúp chị đón con, hay nấu ăn…

Dù vất vả, nhưng chị không có ý định gửi các con về quê. Theo chị, ở Hà Nội, điều kiện học của các con tốt hơn; con gần mẹ được chăm sóc tốt hơn. “Ông bà ở quê đã có tuổi, sức khỏe không còn tốt nên rất khó chăm sóc các cháu” - chị Hạnh nói.

Mỗi tháng hè, nữ công nhân này lại gửi các con về quê chơi, sau đó lại đón lên ở cùng. Về lâu dài, cả 3 mẹ con sẽ về quê để gia đình được sống cùng nhau.

“Đi làm xa chỉ để kiếm tiền lo cho cuộc sống, chứ tôi không có ý định mua nhà để cả gia đình lên đây ở, bởi với thu nhập hiện tại, điều đó là không thể. Làm một thời gian, khi cảm thấy sức khỏe suy giảm, tôi sẽ trở về quê, tiếp tục làm nông hoặc kiếm một công việc gì đó để mưu sinh” - chị Hạnh nói.

Khác với vợ chồng chị Hạnh, vợ chồng anh Đồng Trọng Khánh sống cùng nhau, nhưng lại phải xa các con. Cùng làm công nhân trong Khu công nghiệp Thăng Long, anh Khánh và vợ thuê trọ tại thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội. Hai vợ chồng anh gửi con về quê ở Nghệ An. “Nếu các con lên ở cùng với bố mẹ sẽ rất vất vả. Chúng tôi thường đi làm ca, kíp, không bố trí thời gian đưa đón các con đi học. Hơn nữa, cả nhà sẽ phải sống trong phòng trọ chật chội, rất khổ. Nếu muốn rộng rãi hơn phải thuê phòng trọ rộng hơn, đồng nghĩa với việc phải chi nhiều tiền hơn” - anh Khánh giải thích lí do phải xa các con.

Tổng thu nhập của cả 2 vợ chồng anh được khoảng 20 triệu đồng/tháng. Với số tiền này, anh chị cố gắng chi tiêu tiết kiệm, dành dụm gửi về quê cho các con ăn học cũng như để lại một phần đề phòng những khoản phải chi tiêu sau này.  “Về lâu dài, vợ chồng tôi sẽ về quê để được sống cùng các con. Ở quê, dù sao chúng tôi đã có nhà, không phải thuê trọ như khi đi làm xa nhà” - anh Khánh chia sẻ.

Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Người lao động chật vật mưu sinh dưới nắng nóng gay gắt

Hồng Anh |

Hà Nội đang bước vào đợt nắng nóng cao điểm của mùa hè 2023. Nền nhiệt lên tới 40 độ khiến người lao động càng thêm mệt mỏi, chật vật trong công cuộc mưu sinh.

Nỗi trăn trở của người thợ tóc 30 năm bám vỉa hè mưu sinh

Thanh Trà - Văn Thắng |

Nghề cắt tóc trên vỉa hè đã bắt đầu nở rộ ở HN vào cuối những năm 80, đầu năm 90 của thế kỷ trước. Chỉ cần 1 chiếc gương, 1 chiếc bàn nhỏ, vài ba chiếc ghế và bộ dụng cụ cắt tóc là người thợ có thể hành nghề. Trong dòng chảy phát triển của Hà Nội, đâu đó ở một số góc phố, tiếng “lách cách” của cây kéo cũ kỹ vẫn vang lên đều đặn mỗi ngày. “Cắt tóc vỉa hè”, từ rất lâu đã trở thành nghề mưu sinh của nhiều người.

Hoàn cảnh nghèo khó, một học sinh ở Sóc Trăng sớm bươn chải mưu sinh

Văn Sỹ |

Sinh ra trong gia đình nghèo khó, lại có nhiều người bệnh tật, em Lâm Chí Khải, 14 tuổi, học sinh Trường THCS Vĩnh Hiệp, TX Vĩnh Châu (Sóc Trăng) phải sớm bươn chải mưu sinh cho cả gia đình. Mặc dù vậy, em vẫn đạt thành tích học sinh giỏi toàn diện nhiều năm qua.

Lận đận mưu sinh khi thiếu việc

Phương Ngân |

Nhiều người lao động trong tình trạng giãn việc, ngưng việc tại TP Hồ Chí Minh đang vừa lo toan với cuộc sống hằng ngày, vừa thêm nỗi băn khoăn việc về quê hay bám trụ lại thành phố. Trao đổi với phóng viên, họ đều bày tỏ mong tìm được việc làm, ổn định cuộc sống...

Công nhân tại TP Hồ Chí Minh chật vật mưu sinh

Phương Ngân |

Nhiều công nhân xa quê đang chật vật kiếm sống tại TP Hồ Chí Minh. Làn sóng cắt giảm lao động, giảm giờ làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập và đời sống của công nhân lao động, họ đang phải chật vật để vượt qua khó khăn. 

Nhà tài trợ lễ tổng kết năm học hoành tráng của một trường cấp 2 ở Quảng Ninh lên tiếng

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Trao đổi với Lao Động sáng nay (26.5), đại diện nhà tài trợ, đồng thời là chủ trung tâm tổ chức sự kiện có tiếng ở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh – cho biết, do trời nắng nóng nên đã mời và tài trợ toàn bộ cơ sở vật chất cho sự kiện tổng kết năm học của một trường gần đó tại trung tâm tổ chức sự kiện của mình.

Góc nhìn thể thao 112: Huỳnh Như, Thanh Nhã và sự chuyển giao ở tuyển nữ Việt Nam

Nhóm PV |

Đội tuyển nữ Việt Nam đã hội quân trở lại, hướng tới vòng chung kết World Cup nữ 2023. Góc nhìn thể thao số 112, trò chuyện với cựu tuyển thủ Nguyễn Thị Minh Nguyệt để dự đoán về hành trình sắp tới của thầy trò huấn luyện viên Mai Đức Chung.

Chiêm ngưỡng bức tranh "cá chép trông trăng" ở cánh đồng lúa tại Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Trên cánh đồng lúa vàng Tam Cốc trải dài theo sông Ngô Đồng, người dân đã tạo dựng một bức tranh dân gian “lý ngư vọng nguyệt” (cá chép trông trăng) với diện tích 10.000m2. Đây là biểu tượng của sự viên mãn, thủy khí dồi dào trợ lực cho sự phát triển du lịch xanh ở vùng đất Cố đô Hoa Lư ngàn năm văn hiến.

Người lao động chật vật mưu sinh dưới nắng nóng gay gắt

Hồng Anh |

Hà Nội đang bước vào đợt nắng nóng cao điểm của mùa hè 2023. Nền nhiệt lên tới 40 độ khiến người lao động càng thêm mệt mỏi, chật vật trong công cuộc mưu sinh.

Nỗi trăn trở của người thợ tóc 30 năm bám vỉa hè mưu sinh

Thanh Trà - Văn Thắng |

Nghề cắt tóc trên vỉa hè đã bắt đầu nở rộ ở HN vào cuối những năm 80, đầu năm 90 của thế kỷ trước. Chỉ cần 1 chiếc gương, 1 chiếc bàn nhỏ, vài ba chiếc ghế và bộ dụng cụ cắt tóc là người thợ có thể hành nghề. Trong dòng chảy phát triển của Hà Nội, đâu đó ở một số góc phố, tiếng “lách cách” của cây kéo cũ kỹ vẫn vang lên đều đặn mỗi ngày. “Cắt tóc vỉa hè”, từ rất lâu đã trở thành nghề mưu sinh của nhiều người.

Hoàn cảnh nghèo khó, một học sinh ở Sóc Trăng sớm bươn chải mưu sinh

Văn Sỹ |

Sinh ra trong gia đình nghèo khó, lại có nhiều người bệnh tật, em Lâm Chí Khải, 14 tuổi, học sinh Trường THCS Vĩnh Hiệp, TX Vĩnh Châu (Sóc Trăng) phải sớm bươn chải mưu sinh cho cả gia đình. Mặc dù vậy, em vẫn đạt thành tích học sinh giỏi toàn diện nhiều năm qua.

Lận đận mưu sinh khi thiếu việc

Phương Ngân |

Nhiều người lao động trong tình trạng giãn việc, ngưng việc tại TP Hồ Chí Minh đang vừa lo toan với cuộc sống hằng ngày, vừa thêm nỗi băn khoăn việc về quê hay bám trụ lại thành phố. Trao đổi với phóng viên, họ đều bày tỏ mong tìm được việc làm, ổn định cuộc sống...

Công nhân tại TP Hồ Chí Minh chật vật mưu sinh

Phương Ngân |

Nhiều công nhân xa quê đang chật vật kiếm sống tại TP Hồ Chí Minh. Làn sóng cắt giảm lao động, giảm giờ làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập và đời sống của công nhân lao động, họ đang phải chật vật để vượt qua khó khăn.