6 nhóm nhiệm vụ để phục hồi, phát triển thị trường lao động

ANH THƯ |

Có chính sách hỗ trợ lao động ngoại tỉnh chi phí sinh hoạt tối thiểu, chi phí đi lại, y tế, sắp xếp nơi ở tạm thời, hoặc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt; các giải pháp để thu hút lao động ngoại tỉnh quay trở lại làm việc; duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%... Đó là một trong những nội dung quan trọng của “Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động” do Bộ LĐTBXH vừa ban hành.

6 nhiệm vụ cần “hành động” ngay

Mới ngày nào chân ướt chân ráo ra Thủ đô tìm kiếm việc làm, đến nay, Nguyễn Văn Dũng (SN 1991, quê ở Thiệu Hoá, Thanh Hoá) ngót nghét chục năm bám trụ ở thủ đô. Kết hôn được 2 năm, vợ chồng anh Dũng phải chuyển nhà trọ đến mấy lần để phù hợp hơn với nhu cầu của gia đình.

Phòng trọ gia đình đang ở tại xã Đại Mạch (Đông Anh, Hà Nội) rộng chừng 20m2, đồ đạc la liệt. Mỗi tháng, anh Dũng dành 2,5 triệu đồng vừa trả tiền phòng, tiền điện, tiền nước. Anh Dũng nhẩm tính, mỗi năm “đốt” vào tiền thuê ở vài chục triệu đồng.

 
Bộ LĐTBXH ban hành “Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động". Ảnh: Hải Nguyễn

Chi phí sinh hoạt ở thủ đô “đắt đỏ”, khiến gia đình anh Dũng làm đâu tiêu hết đó, không còn tiền tích luỹ. Chưa kể những tháng Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, anh Dũng cũng không có việc làm. Anh Dũng mong muốn có những chính sách hỗ trợ về nhà ở, điện nước… đỡ phần nào chi phí sinh hoạt, để gắn bó lâu dài hơn với công việc.

Cần có chính sách hỗ trợ lao động ngoại tỉnh chi phí sinh hoạt tối thiểu, chi phí đi lại, y tế, hỗ trợ bổ sung cho người lao động đang nuôi con nhỏ, phụ nữ mang thai. Có phương án sắp xếp nơi ở tạm thời hoặc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho lao động ngoại tỉnh thuê nhà trong thời gian mới đến làm việc... là một trong những nhóm nhiệm vụ được Bộ LĐTBXH đưa ra.

Chương trình đặt ra mục tiêu là duy trì tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%, tỉ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn dưới 2%; hỗ trợ người lao động làm việc tại các doanh nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm, địa phương có các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao yên tâm làm việc, thu hút người lao động ngoại tỉnh quay lại làm việc.

 
Để thực hiện các mục tiêu, Bộ LĐTBXH đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ. Ảnh: Hải Nguyễn

Để thực hiện các mục tiêu trên, Bộ LĐTBXH đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ. Thứ nhất, nghiên cứu xây dựng và tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, thu hút người lao động quay trở lại làm việc.

Thứ hai, hỗ trợ người sử dụng lao động phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động. Trong đó, chú trọng hướng dẫn doanh nghiệp để xây dựng mô hình sản xuất an toàn, thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương, bảo hiểm xã hội; hỗ trợ vay vốn tạo việc làm; chi phí tuyển dụng lao động thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm…

Thứ ba, tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển thị trường lao động. Bốn hướng giải pháp chính là: Tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cơ bản cho người lao động, đào tạo lao động ở các vùng kinh tế trọng điểm, lựa chọn một số ngành nghề có nguy cơ thiếu hụt nhiều nhất để đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn cung lao động; chuyển đổi số và dạy học trực tiếp trong giáo dục nghề nghiệp; đầu tư vào các trường chất lượng cao.

 
Cần ban hành dự án cụ thể hỗ trợ trực tiếp cho thị trường lao động. Ảnh: Hải Nguyễn

Thứ tư, tổ chức kết nối cung - cầu lao động, trên cơ sở nắm chắc diễn biến của cung - cầu lao động, cả về số lượng, ngành nghề, trình độ; chuẩn bị phương án huy động nguồn nhân lực như học sinh, sinh viên, bộ đội xuất ngũ, công an hoàn thành nghĩa vụ.

Thứ năm, phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, lành mạnh và ổn định. Trong đó, bộ sẽ sửa đổi, bổ sung các Luật Việc làm, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Giáo dục nghề nghiệp. Cùng đó, xây dựng dữ liệu về lao động, việc làm và chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo hiểm xã hội, đăng ký doanh nghiệp để quản lý.

Thứ sáu, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp, kịp thời có phương án ngăn ngừa, giải quyết khi tranh chấp lao động, đình công xảy ra.

Hỗ trợ toàn diện thị trường lao động

Ông Lê Quang Trung - nguyên Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH) cho rằng, phục hồi và phát triển thị trường lao động là vấn đề rất quan trọng. Phát triển thị trường lao động liên quan đến nhiều ngành, cấp và các địa phương. Vì vậy, đầu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ cũng có Quyết định về chương trình phát triển thị trường lao động. Trên cơ sở quyết định này, giao cho bộ, ngành, địa phương triển khai.

“Lúc dịch bệnh diễn biến phức tạp, thị trường lao động đã thay đổi chưa có tiền lệ. Vì vậy, chúng ta cần có những hoạt động, rà soát lại cần bổ sung những chính sách đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra” - ông Trung nhấn mạnh.

Theo ông Trung, cần ban hành dự án cụ thể hỗ trợ trực tiếp cho thị trường lao động. Trong các dự án cụ thể, xác định từng nhóm đối tượng, mục tiêu, giải pháp, đặc biệt vấn đề tài chính để thực hiện có hiệu quả các dự án. Cần có những dự án hỗ trợ người lao động từ khu công nghiệp về quê; dự án phát triển lĩnh vực, ngành nghề mới; Dự án nâng cao hỗ trợ trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện hỗ trợ thông tin thị trường lao động - dự án này phải có nguồn kinh phí thoả đáng, đảm bảo đúng tính chất hoạt động vì mục tiêu xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận; Dự án hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp nhận nhóm đối tượng quay trở lại làm việc - chú ý vấn đề sản xuất, an sinh xã hội, nhà ở trường học, y tế, thậm chí hỗ trợ thêm cho họ khoản bằng tiền để quay lại làm việc.

Bên cạnh đó, cần có nhóm dự án hỗ trợ cho doanh nghiệp phục hồi phát triển sản xuất, nâng cao bồi dưỡng kỹ năng nghề cho người lao động; Dự án cho nhóm người đã có nghề, chỉ cần đi vào đào tạo thực chất bồi dưỡng chứ không cần văn bằng, chứng chỉ; Nhóm dự án cho người nghỉ việc lâu ngày cho người quay trở lại thị trường lao động; Nhóm hỗ trợ cho lao động phi chính thức…

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

6 nhiệm vụ để phục hồi và phát triển thị trường lao động

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa ra Quyết định số 1405/QĐ-LĐTBXH về việc ban hành Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động.

Dịch COVID-19 ảnh hưởng đến thị trường lao động TPHCM năm 2021 ra sao?

NGỌC LÊ |

TPHCM - Năm 2021, Thành phố thực hiện biện pháp giãn cách xã hội nhiều giai đoạn đã tác động đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội, dẫn đến các chỉ tiêu kinh tế giảm sâu, thị trường lao động cũng ảnh hưởng nặng nề.

Thị trường lao động rộng mở, người lao động vẫn còn "e ngại"

BẠCH CÚC |

Cần Thơ - Ngày 26.11, Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.Cần Thơ phối hợp với các tỉnh, thành phố tổ chức "Phiên giao dịch việc làm trực tuyến - Khu vực ĐBSCL và các tỉnh lân cận - đợt 2" nhằm mở ra cơ hội cho người lao động quay trở lại thị trường lao động hoặc tìm kiếm công việc mới.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

6 nhiệm vụ để phục hồi và phát triển thị trường lao động

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa ra Quyết định số 1405/QĐ-LĐTBXH về việc ban hành Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động.

Dịch COVID-19 ảnh hưởng đến thị trường lao động TPHCM năm 2021 ra sao?

NGỌC LÊ |

TPHCM - Năm 2021, Thành phố thực hiện biện pháp giãn cách xã hội nhiều giai đoạn đã tác động đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội, dẫn đến các chỉ tiêu kinh tế giảm sâu, thị trường lao động cũng ảnh hưởng nặng nề.

Thị trường lao động rộng mở, người lao động vẫn còn "e ngại"

BẠCH CÚC |

Cần Thơ - Ngày 26.11, Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.Cần Thơ phối hợp với các tỉnh, thành phố tổ chức "Phiên giao dịch việc làm trực tuyến - Khu vực ĐBSCL và các tỉnh lân cận - đợt 2" nhằm mở ra cơ hội cho người lao động quay trở lại thị trường lao động hoặc tìm kiếm công việc mới.